Ho vào ban đêm: Những điều cần biết và cách khắc phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ho vào ban đêm là một tình trạng cực kỳ khó chịu gây ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là những cách khắc phục tình trạng này.

ho vào ban đêm
Ho vào ban đêm ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ

Nguyên nhân gây ho vào ban đêm

Có nhiều lý do khiến bệnh ho trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm. Lý do lớn nhất là do trọng lực, khi chúng ta nằm xuống, chất nhầy bắt đầu chảy ra và tích tụ đằng sau cổ họng. Điều này buộc bạn phải ho để giữ cho cổ họng và đường thở được thông thoáng.

Một lý do tiếp theo là không khí trong nhà hoặc trong phòng ngủ quá khô khiến mũi và cổ họng bị kích thích. Do đó, cơn ho sẽ trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm. Hen suyễn cũng có thể kích hoạt cơn ho vào ban đêm vì đường thở có xu hướng nhạy cảm và khó chịu hơn vào buổi tối.

Cách khắc phục cơn ho vào ban đêm

Có một số biện pháp khắc phục, thay đổi lối sống để làm giảm hoặc ngăn ngừa cơn ho vào ban đêm ở cả người lớn và trẻ em.

1. Nghiêng đầu giường

Bạn có thể dán các khối gỗ dưới đầu giường để nâng nó cao hơn 4 inch nếu thường xuyên bị trào ngược axit. Với độ cao này, axit sẽ được giữ trong dạ dày, chúng sẽ không gây kích ứng cổ họng của bạn.

2. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Như bạn đã biết, không khí khô là một trong những nguyên nhân khiến bạn ho dữ dội hơn vào ban đêm. Máy tạo độ ẩm tạo ra không khí mát mẻ, điều này có thể giúp cổ họng của bạn cảm thấy tốt hơn.

Thêm nữa, nói quen bật máy sưởi vào mùa đông khiến các chất ô nhiễm tích tụ trong các ống dẫn nhiệt giải phóng vào không khí. Hãy hạn chế bật máy sưởi nếu thường xuyên bị ho.

3. Sử dụng bộ lọc không khí

Khi hệ miễn dịch phản ứng thái quá với các chất gây dị ứng, có thể khiến các triệu chứng dị ứng như xuất hiện. Dị ứng bụi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho, đặc biệt là vào ban đêm khi bạn tiếp xúc với bụi hoặc vẩy da, lông thú cưng trên giường.

Để hạn chế điều này xảy ra, bạn hãy:

  • Giặt vỏ gối, chăn,…mỗi tuần một lần với nước nóng
  • Dùng bộ lọc không khí trong phòng ngủ để loại bỏ chất gây dị ứng
  • Đừng để vật nuôi trên giường hoặc trong phòng ngủ
  • Nếu bạn có sử dụng thảm, hãy hút bụi thường xuyên bằng máy hút bụi

4. Ngăn chặn gián

Nước bọt, phân hoặc các bộ phận cơ thể của gián có thể gây ho và các triệu chứng dị ứng khác. Theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ, gián là nguyên nhân phổ biến gây dị ứng và làm xuất hiện những cơn ho. Bạn có thể ngăn ngừa và giảm gián trong nhà bằng một số cách sau:

  • Đóng kín hộp đựng thức ăn
  • Loại bỏ những nơi thu hút bụi và để gián ẩn nấp
  • Sử dụng công cụ để tiêu diệt gián

5. Điều trị nhiễm trùng xoang

Các xoang bị ngạt hoặc nhiễm trùng xoang là nguyên nhân gây chảy dịch mũi sau, đặc biệt là khi nằm. Hội chứng chảy dịch mũi sau có thể dẫn đến ho. Nếu ho vào ban đêm là do tình trạng nhiễm trùng xoang thì điều quan trọng là bạn nên điều trị bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng các thuốc kháng sinh hoặc bình rửa mũi neti để làm sạch xoang.

giảm ho vào ban đêm
Điều trị nhiễm trùng xoang có thể giúp giảm ho vào ban đêm

6. Kiểm soát hen suyễn

Hen suyễn khiến đường thở bị hẹp và viêm. Ho khan là triệu chứng phổ biến của bệnh hen suyễn, cơn ho có thể dữ dội hơn vào ban đêm. Do đó người bệnh cần được điều trị bằng ống hít theo toa để kiểm soát tình trạng này.

7. Nghỉ ngơi và dùng thuốc thông mũi khi cảm lạnh

Cảm lạnh thông thường có thể gây nên ho. Và ho sẽ nghiêm trọng hơn vào ban đêm hoặc khi bạn nằm xuống. Nghỉ ngơi, ăn súp gà, uống chất lỏng là điều cần thiết để làm giảm triệu chứng cảm lạnh.

Nếu cơn ho của bạn nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc ho hoặc thuốc xịt thông mũi ở cả người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

8. Ngưng hút thuốc

Tác dụng phụ của hút thuốc thường xuyên là gây ho mãn tính. Nếu bạn là người hút thuốc thì hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc các chuyên gia để từ bỏ thói quen này. Nếu bỏ được việc hút thuốc, không chỉ cơn ho vào ban đêm được cải thiện mà sức khỏe tổng thể cũng sẽ tốt hơn.

TÌM HIỂU THÊM: Ho do hút thuốc lá: Hướng dẫn biện pháp khắc phục

9. Chuẩn bị thứ cần thiết ở đầu giường

Trong trường hợp bạn bắt đầu ho vào ban đêm, hãy chuẩn bị những thứ cần thiết ở đầu giường, chẳng hạn như một ly nước, thuốc ho, thuốc xịt,… Để ngừng cơn ho càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, trước khi đi ngủ vào buổi tối, bạn hãy uống thật nhiều nước. Chất lỏng có thể giúp bạn làm loãng chất nhầy trong cổ họng và hạn chế cơn ho.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hầu hết các cơn ho đều sẽ tự hết nhưng ho nặng vào ban đêm có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng. Ví dụ như suy tim có thể gây ho mãn tính và nặng hơn vào ban đêm. Các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, ung thư phổi và máu đông trong phổi là nguyên nhân gây ho nặng.

Hãy đến thăm khám và điều trị với bác sĩ nếu:

  • Sốt từ 38 độ C trở lên
  • Khó thở hoặc nghẹt thở
  • Sưng ở chân hoặc bụng
  • Khò khè
  • Đờm xanh, vàng và đẫm máu
  • Cơn ho kéo dài hơn 3 tuần

Trên đây là những điều bạn cần biết và cách khắc phục chứng ho vào ban đêm. Nếu tình trạng không được cải thiện, bạn hãy thông báo và thăm khám với bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế cho bác sĩ.

Tìm hiểu cách chữa ho bằng lá kinh giới

Dùng lá kinh giới chữa ho như thế nào?

Ngoài việc dùng các loại thuốc tây, chữa ho bằng lá kinh giới cũng mang lại hiệu quả đáng kể,...

5 mẹo chữa ho cho trẻ bằng mật ong hiệu quả tại nhà

Ho là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, thường đi kèm với cảm lạnh. Trừ khi trẻ nhỏ bị...

Ho do trào ngược dạ dày có nguy hiểm và có cần trị?

Tình trạng ngứa ngáy cổ họng và ho do trào ngược dạ dày có thể xuất hiện, tạo cảm giác...

Lưu ý khi áp dụng cách trị ho cho trẻ tại nhà

10 cách trị ho cho trẻ hiệu quả – Không cần dùng thuốc

Cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc với các dược liệu có sẵn trong ngăn bếp nhà bạn,...

Dùng lá ngải cứu chữa ho có tốt không?

Nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, lá ngải cứu thường được dùng trong điều trị những bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *