8 cách giảm ho tự nhiên tại nhà đơn giản, hiệu quả

Ho có khả năng đẩy các chất kích thích như vi khuẩn ra khỏi cơ thể nhưng với trường hợp ho dai dẳng thì rất khó chịu. Ngoài việc dùng thuốc thì có một số cách giảm ho tự nhiên tại nhà bằng các loại thảo dược dễ tìm.

giảm ho tại nhà
Bác sĩ khuyến khích dùng cách giảm ho tại nhà nếu bệnh còn ở mức độ nhẹ

Một vài điều bạn nên biết về bệnh ho

Khi có triệu chứng ho thì người bệnh đừng quá lo lắng. Đây có thể là phản ứng của cơ thể trước sự xuất hiện của đờm cũng như một vài chất kích thích khác trong cổ họng. Nhưng đó cũng có thể là triệu chứng của bệnh dị ứng, nhiễm virus hoặc nhiễm vi khuẩn.

Ngoài ra cũng có những lý do gây ho không liên quan đến phổi, chẳng hạn như bệnh trào ngược dạ dày.

Bác sĩ hay chỉ định dùng thuốc kháng sinh với trường hợp bệnh nhân bị cảm lạnh, dị ứng, nhiễm trùng xoang. Ngoài ra còn dùng một số loại thuốc không kê đơn để khắc phục các triệu chứng bệnh.

Việc dùng thuốc ít nhiều có thể đem đến tác dụng phụ. Chính vì vậy trong một số trường hợp chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp điều trị bằng nguyên liệu tự nhiên ngay tại nhà.

8 cách giảm ho tự nhiên tại nhà hiệu quả

Có nhiều cách điều trị được nhiều người áp dụng tại nhà khi bị ho và thấy có kết quả khá tốt. Người bệnh có thể tham khảo và thử áp dụng một trong các cách sau:

1. Mật ong

Mật ong là nguyên liệu đã được ông bà ta sử dụng chữa đau họng từ rất lâu. Thậm chí theo một công trình nghiên cứu công bố thì khả năng giảm ho của mật ong còn cao hơn cả các loại thuốc không kê đơn có chứa dextromethorphan. Trong khi đây là một trong những loại thuốc giảm đau khá thông dụng.

mật ong giảm ho
Mật ong có chứa nhiều chất kháng khuẩn kháng viêm giúp giảm ho khá tốt

Người bệnh có thể dùng nguyên liệu này bằng cách pha chung với trà thảo dược, nước ấm hoặc chanh. Những triệu chứng ho sẽ giảm rõ rệt chỉ sau vài lần sử dụng.

2. Gừng

Gừng có thể làm giảm ho khan hoặc ho do hen suyễn vì tinh chất của gừng có khả năng chống viêm, giảm đau và giảm buồn nôn.

Theo một nghiên cứu thì các hợp chất chống viêm có thể làm thư giãn màng trong của hệ thống hô hấp và giảm ho hiệu quả.

Người bệnh có thể cho một vài lát gừng tươi vào cốc trà nóng và để yên như vậy trước khi dùng. Có thể dùng thêm một ít mật ong hoặc chanh để cải thiện hương vị cũng như tăng cường làm dịu cơn ho.

Lưu ý là trong một số trường hợp, trà gừng có thể làm cho dạ dày có cảm giác khó chịu, ợ nóng…

3. Dùng quả dứa

Trong quả dứa có chứa nhiều bromelain là một enzyme có khả năng chống viêm, loại bỏ chất nhầy ra khỏi cơ thể.

giảm ho bằng quả dứa
Tinh chất Bomelain trong quả dứa có khả năng chữa ho khá hiệu quả

Bổ sung nước ép dứa hàng ngày có thể làm giảm chất nhầy trong cổ họng và ức chế viêm.

Một số người có thể bị dị ứng với bromelain, dứa cũng có thể gây tác dụng phụ khi tiếp xúc với một vài loại thuốc. Chẳng hạn như: thuốc làm loãng máu, kháng sinh đặc hiệu… nên phải hạn chế dùng cách này.

4. Lá bạc hà

Bạc hà là nguyên liệu rất quen thuộc đối với việc điều trị khá nhiều bệnh. Tinh chất trong lá bạc hà có khả năng làm dịu, giảm chất nhầy trong cổ họng.

Người bệnh có thể uống trà bạc hà hoặc xông hơi mũi bằng tinh dầu bạc hà. Chỉ cần cho vài giọt tinh dầu bạc hà hòa lẫn với 150ml nước nóng, trùm khăn kín đầu rồi hít thở thật đều đặn cho đến khi hơi nước hết hẳn thì ngừng lại. Áp dụng hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện.

5. Cây húng tây

Theo các nhà khoa học thì tinh chất của lá húng tây có chứa hoạt chất flavonoid có khả năng làm thư giãn các cơ cổ họng. Từ đó làm giảm viêm cũng như các triệu chứng ho.

Cách pha trà húng tây cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy một nắm lá rửa thật sạch. Rồi hãm như hãm trà trong khoảng 10 phút là có thể dùng được. Loại trà này không chỉ giúp chữa bệnh ho mà còn giúp thư giãn, giảm cảm giác mệt mỏi khá tốt.

6. Dùng muối

Muối có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp hạn chế vi khuẩn ở cổ họng, giúp giảm triệu chứng ho. Dùng nước muối pha loãng có thể làm dịu cổ họng và giảm cảm giác ngứa.

dùng nước muối giảm ho
Dùng nước muối thường xuyên và đúng cách giúp hạn chế bớt triệu chứng ho

Nhưng chú ý chỉ nên dùng nước muối pha loãng, tốt nhất nên dùng nước muối sinh lý có bán sẵn tại các siêu thị, nhà thuốc…

7. Bổ sung Probiotic

Probiotic không trực tiếp làm giảm ho nhưng có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng cách tác động lên số lượng của vi khuẩn đường ruột. Một hệ thống miễn dịch vượt trội có thể giúp chống lại nhiễm trùng, dị ứng có thể gây ho. Theo một nghiên cứu, một loại vi khuẩn có tên là Lactobacillus có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh thông thường.

giảm triệu chứng ho
Thường xuyên dùng sữa chua là cách giảm ho khá hữu hiệu

Một số thực phẩm giàu men vi sinh tự nhiên mà bạn có thể dùng hàng ngày bao gồm: súp miso, sữa chua lên men tự nhiên, kim chi, dưa muối…

8. Thay đổi chế độ ăn uống

Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên triệu chứng ho. Chính vì vậy việc cải thiện chế độ ăn có tác động tích cực đối với việc điều trị bệnh. Ngoài việc tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng, bạn cũng nên hạn chế một số thực phẩm có thể làm cho bệnh nặng hơn. Chẳng hạn như: đồ uống có cồn, socola, thức ăn cay, thực phẩm nhiều dầu mỡ…

Biện pháp phòng chống cảm lạnh, ngăn ngừa ho

Cảm lạnh có thể gây ho, vì vậy chúng ta cần áp dụng các biện pháp phòng chống cảm lạnh, giảm nguy cơ bị ho bằng cách sử dụng các biện pháp như sau:

phòng chống bệnh ho
Uống nhiều nước để hạn chế tình trạng kích ứng ở cổ họng
  • Tránh tiếp xúc với người bị bệnh: duy trì khoảng cách an toàn với những người bị cảm lạnh, cúm hoặc ho.
  • Rửa tay thường xuyên: sử dụng xà phòng và nước ấm để loại bỏ vi khuẩn cũng như tác nhân gây hại ra khỏi da.
  • Uống đủ nước: bổ sung nước lọc, trà thảo dược, các loại nước ép để cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể.
  • Hạn chế căng thẳng: tình trạng căng thẳng có thể tác động không tốt đến hoạt động của hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Uống bổ sung các dưỡng chất để tăng cường hệ miễn dịch: kẽm, vitamin C,… nhất là trong mùa lạnh.
  • Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giúp tinh thần thoải mái. Nhờ đó mà việc điều trị bệnh cũng đạt hiệu quả cao hơn.

Trường hợp cần phải đến bác sĩ ngay

Việc điều trị tại nhà chỉ nên áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ. Đối với bệnh nhân có các triệu chứng sau: đờm có mùi hôi, mất nước, sốt cao hơn 3 ngày, ớn lạnh… cần tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì vậy phải xác định được chính xác tình trạng bệnh bằng cách thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra do bác sĩ chỉ định

Có thể bạn quan tâm

Trị ho bằng quả cam là phương pháp đơn giản, an toàn

Bỏ túi cách trị ho bằng quả cam cực hay mẹ nên biết

Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết, cam còn có tác dụng...

Ho có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị cho người lớn và trẻ em

Ho có đờm là một trong những triệu chứng thường gặp phải sau khi bị nhiễm lạnh thông thường. Tùy...

Cách trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi an toàn, hiệu quả

Trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi có thể bị ho một vài lần trong năm do bị nhiễm trùng...

5 thuốc trị ho cho bà bầu vừa tốt vừa an toàn

Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của chị em phụ nữ sẽ bị suy giảm nên dễ bị...

trị ho cho bà bầu bằng rau tần dầy lá

Trị ho cho bà bầu bằng rau tần dầy lá an toàn hiệu quả

Trị ho cho bà bầu bằng rau tần dầy lá là mẹo dân gian được áp dụng tương đối phổ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *