7 cách trị ho có đờm đơn giản, hiệu quả tại nhà
Sử dụng gừng tươi, củ cải trắng, lá húng chanh, nghệ,…là các cách trị ho có đờm tại nhà vừa đơn giản, hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, do các thảo dược thiên nhiên nên khi dùng bạn sẽ không gặp các tác dụng phụ như khi sử dụng các loại thuốc tây y.
7 cách trị ho có đờm đơn giản tại nhà
Ho có đờm là một trong những tình trạng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân gây ho khá đa dạng, tình trạng ho xuất hiện thường là do cơ thể phản ứng với các dị vật bên trong cơ quan hô hấp như dịch nhầy do phổi và phế quản tiết ra, hay các dị nguyên như vi sinh vật, bụi bẩn tích tụ,…
Ho là phản xạ tự nhiên giúp bạn loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Phản ứng này có thể khiến cho cổ họng bạn bị đau và gây cảm giác khó thở. Ngoài ra, một số chứng bệnh liên quan đường hô hấp, phế quản,…cũng có thể gây nên tình trạng ho có đờm.
Thời gian giao mùa, thời tiết thay đổi bất thường sẽ khiến các cơn ho xuất hiện thường xuyên, đặc biệt là vào buổi tối. Chất ngày tích tụ phía sau cổ họng, khi bạn nằm càng kích thích phản xạ gây ho. Để điều trị, ngoài sử dụng thuốc tân dược, bạn có thể áp dụng các các trị ho có đờm tại nhà với các thảo dược thiên nhiên.
Cách làm này được nhiều người lựa chọn do nguyên liệu dễ tìm, an toàn và tiết kiệm chi phí. Đồng thời, các mẹo chữa dân gian khá lành tính, ít gây tác dụng phụ hơn so với sử dụng thuốc tây y. Bạn đọc có thể tham khảo các cách trị ho có đờm tại nhà dưới đây:
1. Cách trị ho có đờm tại nhà với mật ong
Mật ong được sử dụng trong chế biến món ăn, làm đẹp, hỗ trợ điều trị bệnh. Trong đó, việc sử dụng mật ong chữa ho đã được nhiều người áp dụng. Bởi, loại nguyên liệu này được ví như thuốc kháng sinh tự nhiên do khả năng kháng nấm, diệt khuẩn hiệu quả, lành tính.
Mật ong chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, trong mật ong có chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất giúp cơ thể cải thiện đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch. Không những thế, các dưỡng chất trong mật ong còn giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, phòng ngừa các bệnh lý về hô hấp hiệu quả.
Ngoài ra, trong mật ong còn chứa chất albumin, pantothenic. Chúng là các chất có thể kích thích quá trình sản sinh tế bào mới, thúc đẩy tổn thương trong niêm mạc họng lành lại nhanh hơn, cải thiện bệnh viêm họng. Bạn có thể áp dụng cách trị ho có đờm với mật ong đơn giản như sau:
Sử dụng mật ong nguyên chất:
- Bạn chuẩn bị 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất.
- Sau đó pha với một cốc nước ấm uống vào mỗi buổi sáng tối để giảm ho.
Sử dụng mật ong với gừng:
- Chuẩn bị một củ gừng tươi, một ít mật ong nguyên chất.
- Gừng rửa và cạo vỏ, sau đó giã nhuyễn.
- Cho vào một ít nước lọc rồi chắt lấy nước cốt gừng.
- Trộn mật ong vào nước cốt gừng theo tỷ lệ bằng nhau.
- Mỗi ngày, bạn dùng một muỗng cà phê hỗn hợp mật ong và gừng pha với nước ấm uống sáng, tối để mau chóng xoa dịu cơn ho và đau rát cổ họng.
2. Cải thiện cơn ho có đờm hiệu quả với rau diếp cá
Chữa ho có đờm bằng rau diếp cá tại nhà là mẹo chữa dân gian được nhiều người áp dụng. Do trong rau có chứa các chất kháng sinh tự nhiên như decanoyl acetaldehyd chống lại được sự gây hại của tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn gây bệnh mũi họng.
Ngoài ra, rau diếp cá còn chứa hàm lượng vitamin dồi dào, đặc biệt là vitamin A, vitamin B. Đồng thời còn có protein, khoáng chất như sắt, canxi, kali, chất xơ,…cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, tăng đề kháng chống lại bệnh lý viêm họng ho.
Theo ghi nhận của Đông y, rau diếp cá có tính mát, vị hơi chua, có công dụng chống viêm, sát khuẩn, giải độc hiệu quả,…Dùng loại rau này trị ho có đờm đặc tại nhà không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn khá an toàn và hiệu quả, không lo tác dụng phụ. Cách làm đơn giản như sau:
Uống nước ép diếp cá:
- Bạn chuẩn bị khoảng một bó rau diếp cá tươi, sau đó lấy phần lá non rồi rửa sạch.
- Ngâm với một ít muối pha loãng với nước để triệt để loại bỏ vi khuẩn.
- Cho rau vào trong máy xay hoặc giã nhuyễn, ép lấy phần nước cốt.
- Có thể uống trực tiếp hoặc pha với nước và cho vào một ít đường để dễ uống hơn.
- Uống nước rau diếp cá ngày 1 – 2 lần, liên tục trong vài ngày đến khi cơn ho thuyên giảm.
Rau diếp cá hết hợp nước vo gạo:
- Lấy khoảng 15 – 20 lá rau diếp cá tươi, 1 bát nước vo gạo (nước vo lần 2).
- Rau rửa sạch, sau đó giã nhuyễn, cho vào nước vo gạo.
- Đun hỗn hợp trên bếp 15-20 phút rồi tắt lửa.
- Lọc lấy nước hỗn hợp uống hàng ngày, uống sau khi ăn 60 phút để cải thiện cơn ho có đờm.
Trong thời gian sử dụng nước từ rau diếp cá, bạn nên hạn chế ăn những món ăn tanh như cua, tôm và tránh ăn thịt gà.
3. Trị ho đờm đặc bằng gừng tươi tại nhà
Theo ghi nhận của y học cổ truyền, gừng có tác dụng làm ấm phế, tán phong hàn, đồng thời còn giải biểu, giảm ho khá hiệu quả. Nhờ thế, hiện nay cách trị ho có đờm bằng gừng tươi được truyền rộng rãi, được nhiều người áp dụng và thành công.
Y học hiện đại chỉ ra, trong gừng tươi có lượng tinh dầu lớn, cùng với hoạt chất tốt cho việc điều trị bệnh về tiêu hóa và hô hấp. Chẳng hạn như gingerol giúp chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, diệt virus hợp bào gây cảm cúm, cảm lạnh.
Với những lợi ích kể trên, sử dụng gừng mang lại hiệu quả ức chế viêm nhiễm, nhiễm trùng đường hô hấp. Nhờ đó, bạn có thể giảm nhanh cơn ho có đờm, sổ mũi, nghẹt mũi,…tại nhà mà chưa cần can thiệp ngay các loại thuốc tây y khác. Tham khảo cách làm như sau:
Dùng gừng pha trà:
- Sử dụng một củ gừng tươi, rửa sạch rồi thái thành lát mỏng.
- Sau đó bạn hãm với nước sôi như cách hãm trà bình thường, để thơm hơn bạn có thể cho vào một ít vỏ quế và mật ong.
- Khuấy đều trà gừng rồi thưởng thức khi trà còn ấm, có thể uống vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để giảm ho về đêm.
Ngậm gừng tươi và muối:
Ngoài cách làm trên, bạn có thể sử dụng một vài lát gừng tươi, sau đó ngậm với một ít muối trắng khi ho. Cách này sẽ giúp làm ấm cổ họng, sát khuẩn và tiêu đờm hiệu quả. Có thể áp dụng khi bị ho, vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ để cải thiện cơn ho, đau rát khó chịu ở cổ họng.
4. Dùng củ cải trắng là cách trị ho có đờm đơn giản
Củ cải trắng trong Đông y có tính bình, vị thanh mát và hơi cay tự nhiên. Công dụng giúp kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, sinh tân giải độc,…Do đó, bạn có thể dùng củ cải trắng để cải thiện trình trạng ho có đờm, khàn tiếng, tiểu đường và kiết lỵ,….ngay tại nhà.
Ngoài ra, y học hiện đại cũng ghi nhận những tác dụng tích cực của củ cải trắng đối với sức khỏe. Chẳng hạn như trị ho khi thay đổi thời tiết, giải cảm và hỗ trợ các bệnh về đường hô hấp. Do trong củ cải trắng có chứa hoạt chất raphanion giúp ức chế khuẩn e.coli, tụ khuẩn khuẩn, liên cầu khuẩn,…
Tham khảo ngay các cách trị ho có đờm tại nhà với củ cải trắng dưới đây:
Uống nước củ cải trắng:
- Sử dụng khoảng 200g củ cải trắng, sau đó rửa sạch, thái thành hạt lựu.
- Cho củ cải trắng vào nồi nấu khoảng 15 phút với 800ml nước lọc.
- Tắt bếp, đổ nước ra ly dùng uống hàng ngày. Trẻ em uống nước, người lớn có thể vừa uống vừa ăn cả phần củ cải.
- Thực hiện mỗi ngày sẽ thấy đờm tan trong họng hiệu quả.
Kết hợp củ cải trắng với lê:
- Chuẩn bị 1 kg củ cải trắng, 1kg lê, sữa đặc, mật ong, gừng mỗi loại khoảng 250g.
- Rửa sạch củ cải trắng, lê, gừng rồi ép riêng các nước cốt từng loại.
- Cho nước củ cải đun trước trên lửa nhỏ đến khi thành dạng sền sệt.
- Sau đó đổ các nguyên liệu còn lại vào, khuấy đều cho sệt lại rồi tắt bếp.
- Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh, bảo quản ăn dần. Mỗi ngày dùng 1 thìa trước khi ăn, 1-2 lần/ngày.
5. Giảm nhanh cơn ho khó chịu với lá húng chanh
Húng chanh hay còn gọi là rau tần dày lá là một loại rau thơm được dùng trong nhiều món ăn. Bên cạnh đó, loại rau này còn mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Theo Đông y, húng chanh có tính ấm, vị cay, giúp phong hàn và sát khuẩn, tiêu đờm. Nhờ thế rau húng chanh đã được nhiều người tận dụng để trị ho, giảm cảm tại nhà.
Y học hiện đại cũng ghi nhận, lá húng chanh chứa các chất như phenolic, carvacrol, salicylat, eugenol, codein,….giúp kháng sinh tự nhiên cho cơ thể. Nhờ vào những hoạt chất này, cơ thể bạn sẽ kháng lại sự tấn công của vi khuẩn, chống viêm nhiễm, xoa dịu cơn ho có đờm, ho khan do bệnh lý đường hô hấp.
Ngoài ra, lá húng chanh còn giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch, tăng đề kháng chống lại sự tấn công của hại khuẩn, virus đến cơ thể. Tham khảo cách dùng húng chanh trị ho có đờm tại nhà đơn giản như sau:
- Chuẩn bị khoảng một nắm lá húng chanh tươi với một ít lá tía tô, lá bạc hà, gừng tươi.
- Các nguyên liệu rửa thật sạch, sau đó cho vào nồi nấu cùng với 750ml nước lọc.
- Sắc thuốc trong khoảng 30-45 phút thì tắt bếp, chắt nước cốt ra chia thành nhiều phần.
- Uống nước thuốc trong ngày để thải độc cơ thể, diệt khuẩn giúp giảm ho và đau rát cổ họng.
ĐỌC NGAY: Lưu lại cách trị ho cho bà bầu bằng rau tần dầy lá hiệu quả và an toàn
6. Cách trị ho có đờm bằng củ nghệ đơn giản
Nghệ không chỉ được dùng trong ăn uống và làm đẹp, nó còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Chẳng hạn như việc hỗ trợ cải thiện bệnh lý về tiêu hóa, bệnh da liễu hay cả bệnh về hô hấp, đau họng, ho có đờm,…Mẹo chữa ho với củ nghệ đã được nhiều người áp dụng.
Trong củ nghệ có chứa hàm lượng chất curcumin chống oxy hóa dồi dào. Chất này giúp kháng viêm, kháng khuẩn và virus khá tốt được đưa vào bào chế thuốc tân dược, đông y. Điều trị ho có đờm bằng củ nghệ tại nhà là cách trị đơn giản nhưng hiệu quả cao, đồng thời lại khá an toàn do lành tính, ít gây tác dụng phụ. Tham khảo cách làm như sau:
Kết hợp nghệ, chanh và gừng trị ho:
- Chuẩn bị một củ nghệ, gừng và chanh tươi.
- Gọt vỏ rửa sạch nghệ và gừng, sau đó thái lát mỏng.
- Chanh cũng thái thành lát mỏng, bỏ vỏ tương tự như nghệ và gừng.
- Cho nguyên liệu bào một chiếc bát với tỷ lệ bằng nhau, đổ một ít nước và 2 muỗng mật ong hoặc ít đường phèn vào.
- Cho vào nồi chưng cách thủy vài phút.
- Sau đó lấy ra ăn cả nước và phần xác đề cải thiện tình trạng ho.
Kết hợp bột nghệ và mật ong:
- Thay cho nghệ tươi bạn có thể dùng dạng tinh bột nghệ để điều trị ho.
- Dùng một muỗng bột nghệ pha cùng với nước ấm, sau đó cho mật ong vào khuấy đều.
- Uống hỗn hợp này mỗi sáng và tối giúp cải thiện cơn ho, đồng thời còn hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau dạ dày khá hiệu quả.
7. Trị ho có đờm với lá hẹ tại nhà
Trong lá hẹ có chứa nhiều thành phần dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, C, K cùng với khoáng chất như magie, kali, photpho, canxi,…và chất chống oxy hóa. Chúng là những hoạt chất có công dụng nâng cao đề kháng cho cơ thể, chống lại sự gây hại của các vi khuẩn, virus đến cơ thể.
Ngoài ra, lá hẹ còn chứa allicin, đây là một chất kháng sinh tự nhiên giúp ức chế sự phát triển của hại khuẩn gây bệnh. Sử dụng lá hẹ trị ho có đờm là một trong những sự lựa chọn mà bạn đọc có thể tham khảo thực hiện. Cùng điểm qua cách làm đơn giản như sau:
Trị ho có đờm đặc bằng nước ép hẹ:
- Chuẩn bị một bó hẹ tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng vài phút.
- Sau đó vớt hẹ ra, rửa lại một lần nữa với nước, rồi cho vào máy ép hoặc xay nhuyễn.
- Chắt lấy nước cốt, pha thêm một ít nước ấm, khuấy đều.
- Chia hỗn hợp thành 2 – 3 lần, sử dụng trong ngày để giảm ho.
Kết hợp hẹ với mật ong:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá hẹ tươi, mật ong nguyên chất.
- Hẹ rửa sạch, ngâm với nước muối, sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng 2cm.
- Cho lá hẹ vào trong chén, thêm một ít mật ong cho ngập.
- Đem chưng cách thủy 20-30 phút, tắt bếp, chắt lấy nước.
- Dùng 3-4 lần mỗi ngày để giảm ho, có thể áp dụng cho trẻ em.
Trên đây là những cách trị ho có đờm tại nhà với các thảo dược từ thiên nhiên. Bạn có thể tham khảo và áp dụng khi tình trạng ho nhẹ, nguyên nhân gây ho không phải bệnh lý nguy hiểm. Áp dụng kiên trì và đều đặn để nhận thấy hiệu quả tốt nhất, tuy nhiên không nên quá lạm dụng để hạn chế các phản ứng phụ không mong muốn.
Lưu ý khi áp dụng cách trị ho có đờm tại nhà
Cách trị ho có đờm tại nhà với nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, trong quá trình thực hiện bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Áp dụng phương pháp trị ho có đờm tại nhà cho trường hợp bệnh nhẹ. Người có triệu chứng ho nặng kèm theo các dấu hiệu bất thường khác nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể trong ngày giúp tăng cường hiệu quả điều trị, làm loãng đờm và các chất dịch nhầy ở cổ họng.
- Súc miệng bằng nước muối loãng sáng, tối để vệ sinh đường hô hấp, cổ họng, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn.
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, vệ sinh không gian sống, tránh bụi bẩn, ẩm mốc,…gây bệnh.
- Kê cao gối khi ngủ để hạn chế tình trạng nghẹt mũi, mất ngủ.
- Tránh khói thuốc lá, hạn chế bia rượu, chất kích thích, nước có ga, nước lạnh và đồ ăn đông lạnh.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung trái cây, rau xanh để cung cấp vitamin, khoáng chất nâng cao đề kháng cho cơ thể.
- Giữ ấm khi thời tiết lạnh, chuyển mùa, nhất là vùng cổ, bàn chân.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực ảnh hưởng sức khỏe, tập thể dục thể thao nâng cao và rèn luyện thể chất, hỗ trợ cải thiện bệnh lý cho cơ thể.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm cách trị ho có đờm tại nhà với nguyên liệu dễ tìm, tiết kiệm chi phí. Nếu áp dụng một thời gian nhận thấy tình trạng ho không cải thiện, kết hợp với sự xuất hiện của triệu chứng bất thường bạn nên chủ động gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị. Các thông tin trong bài viết mang tính tham khảo không thể thay thế cho các chẩn đoán y khoa cho các bệnh lý mà bạn đang gặp phải.
ĐỪNG BỎ LỠ
- 10 cách trị ho cho người lớn hiệu quả ngay tại nhà
- 7 cách trị ho về đêm cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!