Ho dai dẳng không dứt: Nguyên nhân và cách trị
Ho dai dẳng là tình trạng ho kéo dài liên tục trong nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Không chỉ gây ra những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà bệnh còn làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
Như thế nào là ho dai dẳng, mãi không dứt?
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, có tác dụng tống các chất độc hại, các vi khuẩn và bụi bẩn tồn tại trong lớp niêm mạc đường thở và phổi ra ngoài. Với ho thông thường thì không có gì đáng ngại, chúng sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi không còn bị tác động bởi những tác nhân gây kích thích. Tuy nhiên, nếu ho thường xuyên và kéo dài trên 8 tuần (đối với người lớn) hoặc 4 tuần (ở trẻ nhỏ) thì đây không phải là tình trạng ho thông thường.
Ho dai dẳng gây ám ảnh cho nhiều người vì nó gây ra những cảm giác khó chịu, đau đớn, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống sống hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Chưa hết, vì đây là bệnh mãn tính nên việc điều trị dứt điểm là một điều khá khó khăn, chưa kể chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, nếu thấy những biểu hiện bất thường thì bạn nên tìm đến các bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân khiến ho dai dẳng
Các nguyên nhân phổ biến gây ho dai dẳng không dứt có thể kể đến là:
- Hội chứng nhỏ giọt sau mũi: Những người mắc hội chứng nhỏ giọt sau mũi thường bị ho kéo dài. Bởi khi lượng chất nhầy trong mũi và các xoang được tiết ra quá nhiều làm cho chúng chảy xuống vùng phía sau cổ họng gây nên phản xạ ho.
- Viêm phế quản mãn tính: Hút nhiều thuốc lá, tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, hít nhiều bụi bẩn… sẽ làm cho các ống phế quản bị viêm. Phế quản bị giãn cùng với tình trạng viêm sẽ kích thích đường hô hấp tiết ra quá nhiều chất nhầy, xảy ra phản xạ ho của cơ thể.
- Hen suyễn: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơn ho kéo dài dai dẳng. Triệu chứng này có thể thuyên giảm hoặc trầm trọng thêm tùy thuộc vào từng mùa trong năm.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Do các dịch vị acid trong dạ dày, cùng với sức nóng của nó khi trào ngược lên thực quản và cổ họng sẽ kích thích đến lớp niêm mạc họng và gây ho. Nếu bệnh trào ngược kéo dài, các dịch vị dạ dày còn có thể làm bỏng rộp lớp niêm mạc họng và thực quản. Đây là một trong những yếu tố dẫn đến chứng ung thư thực quản.
- Nhiễm trùng: Ho cũng có thể là biểu hiện của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra. Ngoài ra, viêm phổi, cảm cúm, cảm lạnh… cũng có thể gây nên bệnh ho dai dẳng.
- Dùng thuốc hạ huyết áp: Việc sử dụng thuốc có tác dụng ức chế men chuyển angiotensin thường dùng trong điều trị bệnh suy tim và huyết áp cao cũng có thể gây ra cơn ho dai dẳng.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố hiếm gặp khác khiến cho cơn ho kéo dài không dứt như:
- Căng thẳng kéo dài.
- Thức ăn khi nuốt thường xuyên được đưa xuống ống dẫn khí quản thay vì ống dẫn thực quản.
- Bị bệnh tim.
- Ho gà.
- Ung thư phổi.
Triệu chứng ho dai dẳng
Ngoài biểu hiện ho thường xuyên và diễn ra trong thời gian dài thì người bệnh còn có thể gặp phải những triệu chứng sau:
- Sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Ợ nóng.
- Có cảm giác chảy dịch ở trong cổ.
- Khó thở hoặc thở khò khè.
- Đau họng, thường xuyên hắng giọng.
- Trào ngược dạ dày.
- Khàn giọng.
- Đau vùng ngực.
- Mất ngủ.
- Chóng mặt.
- Ngủ không ngon giấc.
Ho dai dẳng nếu không điều trị cũng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Tuy ít gặp nhưng hãy gọi cho các sĩ hoặc các trung tâm y tế để được tư vấn cách điều trị, nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Ho ra máu.
- Sốt cao.
- Toát mồ hôi đêm.
- Khó thở.
- Sút cân bất thường.
- Ngực đau dai dẳng.
Trên đây là một danh sách các triệu chứng bệnh được liệt kê không đầy đủ. Ngoài những biểu hiện trên, tùy vào thể trạng, độ tuổi và mức độ bệnh khác nhau mà ở mỗi người còn có thể gặp phải các vấn đề khác nữa. Hãy trao đổi với các bác sĩ để biết rõ hơn về vấn đề này.
Biến chứng
Ho dai dẳng kéo dài không chỉ làm cho người bệnh mệt mỏi, kiệt sức mà chúng còn có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng khác, cụ thể:
- Chóng mặt, nhức đầu.
- Tiểu không tự chủ.
- Ngất xỉu.
Ngoài ra, bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây.
Tham khảo thêm: Ho lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh gì?
Chẩn đoán và điều trị bệnh ho dai dẳng
1. Chẩn đoán
Thông thường, các bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng bệnh và tiền sử bệnh lý của bạn để chẩn đoán. Nếu vẫn không thể đưa ra được những khẳng định chắc chắn về tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng việc sử dụng các phương pháp sau:
Chẩn đoán bằng hình ảnh:
- Chụp X – quang: Phương pháp này có thể phát hiện xác định được mức độ nhiễm trùng mà người bệnh đang gặp. Tuy nhiên, chúng lại không thể giúp các bác sĩ xác định được các nguyên nhân gây bệnh.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Thông qua các hình ảnh chụp CT, bác sĩ có thể kiểm tra được phổi, mức độ nhiễm trùng trong các xoang của bạn.
Xét nghiệm chức năng của phổi:
Các bác sĩ sẽ đo xem phổi của bạn có thể chứa được bao nhiêu không khí bằng cách hít vào và thở ra. Ngoài ra, đo lường khả năng hít thở của bạn trước và sau khi hít thuốc methacholine cũng là một cách mà các bác sĩ có thể chỉ định để chẩn đoán. Đây là phương pháp thường được áp dụng cho chẩn đoán bệnh hen suyễn.
Phân tích phòng thí nghiệm:
Nếu các chất nhầy được tiết ra có màu, các bác sĩ sẽ tách 1 dịch để phân tích và xem các vi khuẩn tồn tại có phải thuộc chủng kháng với kháng sinh hay không.
Dùng ống nội soi:
Một ống nội soi được kết nối với các dụng cụ chuyên biệt sẽ được sử dụng để quan sát đường thở và phổi để tìm ra những điểm bất thường. Ngoài ra, dùng máy nội soi để nội soi mũi cũng có thể tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị ho dai dẳng.
Với đối tượng là trẻ nhỏ, các bác sĩ có thể chỉ định chẩn đoán bệnh bằng phương pháp chụp X- quang hoặc đo phế dung.
2. Điều trị
Điều trị bằng thuốc là phương pháp thường được sử dụng để chữa trị ho dai dẳng. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp. Cụ thể như sau:
- Ho dai dẳng do dị ứng hoặc mắc hội chứng nhỏ giọt sau mũi: Thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi và glucocorticoids.
- Hen suyễn: Nếu ho do hen suyễn thì các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng glucocorticoids, thuốc chống viêm, thuốc giãn phế quản và các loại thuốc có tác dụng làm thông đường thở.
- Ho dai dẳng do bị nhiễm trùng: Với trường hợp này, các loại thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định cho bạn sử dụng.
- Trào ngược acid gây ho dai dẳng: Với những người bị ho do trào ngược acid, các loại thuốc kháng acid sẽ được sử dụng. Một số trường hợp bệnh nặng có thể phải làm phẫu thuật để cải thiện tình trạng này.
- Ho dai dẳng không xác định được nguyên nhân: Với những người bị ho kéo dài nhiều ngày mà không rõ nguyên nhân, các bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc giảm ho như dextromethorphan, benzonatate để dùng.
Lưu ý, không được tự ý cho trẻ dưới 4 sử dụng các loại thuốc trị ho hoặc bất cứ loại thuốc nào khác khi chưa có sự chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ. Vì các loại thuốc này có thể gây hại cho trẻ nếu như không được sử dụng đúng cách.
Biện pháp khắc phục/phòng ngừa ho dai dẳng
Bên cạnh việc điều trị bằng các loại thuốc tây, các bạn hoàn toàn có thể làm giảm các triệu chứng cũng như tự đề ra được các cách phòng chống nguy cơ mắc bệnh cho chính bản thân mình bằng cách thực hiện các biện pháp như sau:
- Uống nhiều nước mỗi ngày. Cách này không những giúp cho các quá trình trao đổi chất trong cơ thể được diễn ra thuận lợi mà nó còn giúp làm giảm các kích ứng gây ho.
- Thường xuyên uống trà gừng, các loại trà thảo dược như trà xanh, trà hoa cúc… cũng là một cách làm dịu cổ họng hiệu quả.
- Ngậm viên kẹo ho.
- Nếu ho bị trào ngược acid, bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều acid, các thực phẩm cay nóng và không ăn quá no trước khi đi ngủ.
- Dùng các loại thuốc xịt mũi nếu bạn ho do bị hội chứng nhỏ giọt sau mũi. Chúng sẽ làm giảm tình trạng chảy dịch xuống cổ họng, ho cũng theo đó mà giảm theo.
- Súc miệng bằng nước muối loãng sẽ làm sạch cổ họng của bạn.
- Tuyệt đối không được dùng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê… khi bị ho vì chúng sẽ làm cho tình trạng bệnh của bạn thêm trầm trọng.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- 3 bài thuốc trị ho bằng cây lược vàng và lưu ý khi dùng
- 5 loại siro ho cho người lớn tốt nhất – Uống là khỏi
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!