Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không? Biến chứng gì?

Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, rối loạn nhịp tim, co giật, ngừng thở, xẹp phổi… là những biến chứng viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ em. Vì viêm tiểu phế quản có thể gây nguy hiểm cho trẻ, thậm chí đe dọa đến cả tính mạng. Do đó, cần phải  phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe cho con.

Bệnh viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?
Bệnh viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?

Các biến chứng viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ, xảy ra khi đường hô hấp dưới bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của virus. Bởi đây là chứng bệnh thường gặp nên có không ít các bậc phụ huynh chủ quan, không điều trị sớm cho con. Tuy nhiên, cũng có nhiều bậc cha mẹ băn khoăn không biết viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không. Và thật không may, nếu không được điều trị sớm, bệnh viêm phế quản có thể gây nguy hiểm cho trẻ, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Vì thế, các mẹ cần phải chú ý và điều trị cho con càng sớm càng tốt. Như đã được đề cập, viêm tiểu phế quản có thể gây ra nhiều biến chứng. Dưới đây là các biến chứng thường gặp:

Cơ thể mất nước

Tình trạng này thường gặp ở những bé mắc bệnh trong giai đoạn đầu. Đến giai đoạn sau, ngoài tình trạng mất nước bé còn có thể mắc cả tình trạng rối loạn tuần hoàn.

Ngưng  thở

Một trong những biến chứng viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ nhỏ là tình trạng ngưng thở. Nó thường hay xảy ra ở giai đoạn cấp của bệnh. Bất cứ trẻ nào cũng có thể gặp phải biến chứng này. Tuy nhiên, những bé sinh thiếu tháng, trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi hoặc trẻ dưới 44 tuần tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao hơn. Đây được xem là biến chứng điển hình nhất của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em. Nhưng hiện tượng ngưng thở khi bị viêm tiểu phế quản thường rất nhẹ, ít khi nhận biết được.

Xẹp phổi – biến chứng viêm tiểu phế quản

Đây là biến chứng thường gặp ở những bé bị bệnh nặng và nó thường xảy ra ở những bé dưới 3 tháng tuổi.

Tràn khí phổi, tràn khí trung thất

Tuy không phải là biến chứng phổ biến, nhưng các bé  bị viêm tiểu phế quản cũng có thể gặp phải biến chứng tràn khí phổi, tràn khí trung thất. Khi gặp phải biến chứng này, có khoảng 0 – 6% bệnh nhi phải thở bằng máy.

Rối loạn nhịp tim

Tim đập nhanh, loạn nhịp là một  trong những biến chứng viêm tiểu phế quản thường gặp. Tuy nhiên, bệnh nhân ít khi gặp phải tình trạng rối loạn chức năng tim.

Bội nhiễm do vi khuẩn

Đây là biến chứng viêm tiểu phế quản ít gặp, chỉ có khoảng 0 – 7% trường hợp bệnh nhân gặp phải tình trạng bội nhiễm do vi khuẩn. Nhưng chúng lại có thể gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe. Các vi khuẩn gây bội nhiễm mà chúng ta có thể kể đến bao gồm S.pneumoniae, H.influenzae, M.catarrhalis

Co giật

Cần đưa trẻ đi khám và điều trị sớm khi thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường
Cần đưa trẻ đi khám và điều trị sớm khi thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường

Tình trạng thiếu oxy lên não hoặc do mắc một số bệnh lý về não do nhiễm virus hợp bào (RSV) có thể khiến trẻ bị co giật.

Tử vong

Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi trẻ bị viêm tiểu phế quản. Đa số các trường hợp tử vong đều có độ tuổi dưới 12 tháng. Đặc biệt, những bé vài tháng đầu sau sinh thường có nguy cơ tử vong cao nhất. Ngoài ra, những trẻ bị các bệnh mạn tính, nhất là các bệnh về tim phổi mắc bệnh nặng dễ bị tử vong hơn so với những bé khác.

Làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen

Thời gian gần đây, các chuyên gia đã chứng minh được mối liên hệ giữa viêm tiểu phế quản và bệnh hen. Những bé đã từng bị viêm tiểu phế quản thường có nguy cơ mắc bệnh hen cao hơn so với những trẻ thông thường. Bởi lúc này, đường thở của những đứa trẻ này sẽ trở nên nhạy cảm hơn, do đó mà có tới 1/3 trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ có xu hướng diễn tiến thành bệnh hen sau này.

Cách phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản

Bệnh viêm tiểu phế quản dễ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho trẻ. Do đó, các bậc cha mẹ nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh cho con. Điều này sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh,  giúp bảo vệ sức khỏe cho bé. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Các mẹ nên cho con bú sữa ngay từ lúc mới sinh, duy trì điều này cho đến khi con được 2 tuổi. Khi bé được 6 tháng tuổi, nên cho ăn bổ sung chất dinh dưỡng. Việc ăn dặm cần phải đảm bảo phù hợp với thể trạng của trẻ. Tuy nhiên cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ cho bé 4 cả 4 nhóm dinh dưỡng, bao gồm: Đạm, tinh bột, rau xanh – trái cây tươi, dầu thực vật.
  • Đảm bảo để bé uống đủ nước mỗi ngày.
  • Cần tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch cho con theo sự chỉ định của các bác sĩ.
  • Mặc quần áo thông thoáng cho trẻ, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Nếu thời tiết thay đổi đột ngột, phải chú ý và thay đổi quần áo phù hợp cho bé. Đồng thời, phòng ngủ của trẻ cần phải giữ thoáng mát, trong lành. Thường xuyên giặt giũ chăn gối cho bé.
  • Tránh để bé tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc, các hóa chất độc hại. Các bậc phụ huynh khi chăm sóc con phải đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Không để trẻ tiếp xúc với người lớn, trẻ nhỏ đang bị bệnh đường hô hấp hoặc các bệnh lý khác.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.
  • Trong trường hợp thấy xuất hiện các triệu chứng như bú kém, ho, sổ mũi, bỏ bú… cần phải đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không và các biến chứng thường gặp. Vì mắc phải bất cứ chứng bệnh nào cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những thông tin trên đây để chủ động phòng bệnh cho con.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Bỏ túi cách chữa viêm phế quản bằng hành tây thật đơn giản

Viêm phế quản có thể khởi phát trong hoặc sau một đợt cảm lạnh, cúm. Bên cạnh việc dùng thuốc...

Viêm phế quản cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm phế quản cấp tính là tình trạng ống dẫn không khí từ khí quản vào phổi bị viêm và...

Bị viêm phế quản nên ăn gì và tránh gì tốt?

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp giảm triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch, trong...

Mẹo chữa viêm phế quản tại nhà bạn nên biết để áp dụng

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bị viêm phế quản cấp tính có thể sử dụng các biện pháp tự...

Bệnh viêm phế quản có lây nhiễm không?

Hỏi: "Thưa bác sĩ, tôi được chẩn đoán là bị viêm phế quản cấp tính và đang được điều trị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *