Trẻ bị ho nên ăn gì, kiêng gì tốt? Thực đơn A-Z

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Chế độ ăn uống hàng ngày đóng góp một phần quan trọng vào việc hồi phục sức khỏe và giúp trẻ nhanh hết ho. Chính vì vậy, cha mẹ cần hiểu rõ trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì để xây dựng được một thực đơn ăn uống tốt nhất cho bé.

Xây dựng thực đơn cho trẻ bị ho

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, sức đề kháng còn non yếu nên dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, thường gặp nhất là các bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản hay viêm amidan… Tất cả những bệnh lý này đều có thể khiến bé bị ho khan hoặc ho có đờm. Kèm theo đó là nhiều triệu chứng khó chịu khác như đau họng, khó nuốt, nuốt vướng, buồn nôn hoặc khó thở. Cơn ho đôi khi xuất hiện từng cơn kéo dài và xảy ra cả vào ban ngày lẫn ban đêm khiến bé mệt mỏi, ăn ngủ kém.

Trẻ bị ho nên ăn gì
Trẻ bị ho cần có một chế độ ăn uống hợp lý để mau hết ho

Chính vì vậy, trẻ bị ho cần được chăm sóc bằng một chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện khả năng miễn dịch, giúp cơ thể được bổ sung nhiều năng lượng để bớt mệt mỏi, đồng thời nhanh chóng cắt đứt cơn ho.

Dưới đây là một số vấn đề các mẹ cần lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ bị ho:

  • Lựa chọn nguồn thực phẩm đa dạng và cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất trong bữa ăn của bé
  • Ưu tiên chế biến các món ăn dưới dạng mềm, lỏng để bé dễ nuốt, tránh được hiện tượng ma sát làm đau cổ họng, đồng thời giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa. Đối với các thực phẩm có dạng sợi dai, chẳng hạn như thịt thì bạn nên bằm nhuyễn và hầm nhừ cho bé ăn.
  • Lựa chọn các thực phẩm có lợi theo sở thích của bé để chế biến món ăn, giúp kích thích vị giác để trẻ ăn được nhiều hơn.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa hoạt chất chống oxy, giảm ho, tiêu đờm, kháng viêm tự nhiên để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh, giúp bé nhanh hết ho.
  • Trường hợp trẻ bị ho có biểu hiện chán ăn, buồn nôn khi ăn, bạn nên cho bé dùng nhiều bữa nhỏ trong ngày, khoảng 5 – 6 bữa thay vì chỉ có 3 bữa lớn như thông thường. Tuy nhiên, lượng thức ăn mỗi bữa cần giảm xuống ở mức độ vừa phải, không để bé ăn quá no.
  • Dùng thực phẩm tươi sống để chế biến thức ăn nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất có lợi cho bé. Tránh để bé ăn đồ hộp hay thức ăn nhanh.
  • Khuyến khích bé uống nhiều nước để giữ ẩm, làm dịu kích ứng trong cổ họng, qua đó giảm ho nhanh hơn.

Trẻ bị ho nên ăn gì?

Các thực phẩm được khuyến khích sử dụng trong thực đơn cho trẻ bị ho bao gồm:

1. Thực phẩm giàu vitamin C

Đứng đầu trong danh sách các thực phẩm tốt cho trẻ bị ho đó là các thức ăn giàu vitamin C. Chất này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch cho bé và giúp kích hoạt các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn trong việc ức chế vi khuẩn, virus gây bệnh ở đường hô hấp.

Ngoài ra, các thực phẩm giàu vitamin C còn có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, cải thiện tình trạng sưng đau trong đường thở. Tất cả đều góp phần đẩy lùi cơn ho cho bé.

Vitamin C có nhiều trong các thực phẩm dưới đây:

  • Trái cây có múi, chẳng hạn như cam, chanh, bưởi, quýt
  • Rau có lá màu xanh đậm
  • Dâu tây
  • Kiwi
  • Măng cụt,…

2. Củ cà rốt

Nghiên cứu đã chỉ ra, hoạt chất falcarinol được tìm thấy trong cà rốt có khả năng làm giảm co thắt cơ ở đường hô hấp, ức chế trung khu gây ho ở não bộ của bé. Nhờ vậy, việc bổ sung cà rốt vào chế độ ăn có thể giúp giảm ho cho trẻ, đặc biệt là khi cơn ho của bé có liên quan đến bệnh hen suyễn.

Thêm vào đó, cà rốt còn bổ sung nguồn chất xơ, vitamin A và nhiều loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Chúng giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện vị giác, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho bé. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, cà rốt mặc dù tốt nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến vàng da. Bạn chỉ nên cho bé ăn thực phẩm này 2 – 3 lần mỗi tuần với lượng vừa phải.

3. Củ gừng giảm ho, xoa dịu cơn đau họng cho bé

Nếu đang phân vân không biết trẻ bị ho nên ăn gì thì gừng chính là một gợi ý hữu ích bạn không nên bỏ qua. Loại củ này có thể được sử dụng làm gia vị trong các món ăn cho bé hoặc đun sôi kỹ lấy nước pha với mật ong cho bé uống để giảm ho.

Trẻ bị ho nên ăn củ gừng
Củ gừng giúp giảm ho, xoa dịu cơn đau họng cho trẻ

Nhiều bằng chứng cho thấy, thành phần geraniol cùng nhiều hoạt chất khác được tìm thấy trong gừng có khả năng giảm ho, long đờm, xoa dịu cơn đau họng. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn có tác dụng làm giãn nở mạch máu, tăng cường bơm máu đến nuôi dưỡng, chữa lành tổn thương trong đường thở của bé.

4. Trẻ bị ho nên ăn các thực phẩm giàu omega 3

Omega 3 là một loại axit béo có tác dụng chống viêm tự nhiên. Chất này được tìm thấy nhiều trong các loại cá béo, hạt lanh, hạt chia, dầu gan cá tuyết,…

Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu omega 3 vào thực đơn của bé chính là một cách đơn giản để chống lại tình trạng sưng viêm, kích ứng trong đường thở. Từ đó làm giảm hiện tượng tiết đờm nhầy và giúp bé bớt ho khan, ho có đờm.

5. Mật ong tốt cho bé bị ho

Mật ong vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc trị ho, long đờm tự nhiên, an toàn cho sức khỏe của bé. Giàu vitamin C, E, mật ong có tác dụng làm dịu kích ứng gây ho, sát trùng niêm mạc họng, làm loãng đờm nhầy bám dính trong đường thở.

Duy trì cho trẻ ăn 1 – 2 thìa cà phê mật ong mỗi ngày còn giúp bồi bổ sức khỏe, bổ sung năng lượng và các dưỡng chất cần thiết để bé nhanh phục hồi sức khỏe.

6. Thực phẩm giàu protein

Bao gồm các loại cá, đậu nành, sữa hay thịt nạc lợn… Nhóm thực phẩm này cung cấp nhiều protein giúp tham gia vào quá trình xây dựng tế bào mới, làm lành các mô bị tổn thương trong đường hô hấp. Bên cạnh đó, một phần protein cũng được chuyển hóa thành năng lượng giúp trẻ bị ho bớt mệt mỏi và tập trung hơn khi học tập.

7. Củ hành diệt khuẩn, giảm ho cho bé

Củ hành tăm hay hành tây đều được khuyến cáo sử dụng trong thực đơn của trẻ bị ho có đờm. Chúng chứa hoạt chất kháng sinh thực vật hoạt động như một loại thuốc diệt khuẩn, ức chế virus gây nhiễm trùng đường thở mà không mang lại bất cứ tác dụng phụ nào cho bé.

Bạn có thể thêm củ hành vào các món súp, cháo, canh cho bé dùng. Ngoài ra, loại củ này còn được dân gian sử dụng để hấp cách thủy chung với mật ong hay đường phèn lấy nước cho bé uống để trị ho.

8. Quả lê giảm ho khan, ho có đờm cho trẻ

Quả lê là một trong những loại trái cây tốt nhất cho trẻ bị ho có đờm. Nó có tính hàn, giúp tiêu đờm, giảm ho khan, ho có đờm đặc, xoa dịu cảm giác nóng rát trong cổ họng của bé.

Trẻ bị ho nên ăn quả lê
Quả lê có tác dụng làm long đờm, giảm ho cho trẻ một cách an toàn

Đặc biệt, lê còn bổ sung nhiều nước, năng lượng và vitamin C giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Khi sử dụng loại trái cây này, mẹ nên khuyến khích bé ăn trực tiếp cả thịt quả lê. Với trẻ nhỏ mới tập ăn thì đem lê xay nhuyễn hay ép nước để bé dễ dàng sử dụng.

9. Trẻ bị ho có đờm nên ăn lá hẹ

Khi trẻ bị ho, các mẹ nên thường xuyên sử dụng lá hẹ để chế biến thức ăn cho bé. Thực phẩm này được sử dụng như một loại rau gia vị, có thể dùng nấu cháo, thêm vào các món canh, món xào hoặc hấp đường phèn làm thuốc trị ho cho bé.

Trẻ được ăn lá hẹ sẽ giúp giữ ấm đường thở, làm tiêu đờm nhầy vướng víu trong cổ họng, giảm ho. Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa chất sát trùng, tiêu viêm tự nhiên nên có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cho bé.

10. Ăn trứng tốt cho trẻ bị ho

Trứng không chỉ cung cấp nhiều protein mà còn chứa nhiều chất kẽm giúp cải thiện khả năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho bé. Chúng giúp trẻ bớt mệt mỏi và có khả năng chống đỡ tốt hơn khi bị virus, vi khuẩn tấn công, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trong đường thở của bé và hỗ trợ giảm ho nhanh hơn.

Để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời từ trứng vào việc giảm ho cho trẻ, bạn có thể ăn 2 – 3 quả trứng mỗi tuần. Ưu tiên chế biến chứng dưới dạng luộc để thu được nhiều dưỡng chất nhất. Tránh cho bé ăn trứng sống.

11. Củ nghệ

Câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc trẻ bị ho nên ăn gì đó chính là củ nghệ. Nhờ chứa nhiều curcumin, nghệ có tác dụng giảm viêm nhiễm trong đường thở, xoa dịu cơn ho và giúp bé bớt đau họng.

Bạn chỉ cần pha ½ thìa bột nghệ với sữa ấm cho bé uống hoặc hấp nghệ với mật ong. Đây là những cách trị ho tại nhà cho trẻ hiệu quả, an toàn đang được nhiều mẹ áp dụng.

12. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A

Củng với vitamin C, vitamin A cũng góp phần quan trọng vào việc xây dựng hệ thống miễn dịch cho bé, giúp trẻ có khả năng tự bảo vệ khi bị vi khuẩn, virus tấn công vào đường hô hấp. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A trong bữa ăn sẽ giúp tình trạng nhiễm trùng trong đường thở nhanh khỏi, qua đó đẩy lùi dần cơn ho.

Vitamin A được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm có màu sắc tươi sáng. Chẳng hạn như bí ngô, đu đủ, cà rốt,..

13. Bé bị ho nên ăn giá đỗ

Sử dụng giá đỗ nấu nước uống hoặc chế biến món ăn cho bé cũng là một cách đẩy lùi cơn ho cho bé đơn giản thông qua chế độ ăn uống. Thực phẩm này có tính mát và chứa các chất có tác dụng làm loãng đờm, chữa khàn tiếng, xoa dịu kích ứng và giảm bớt cảm giác nóng rát trong cổ họng của bé.

14. Uống sữa tốt cho trẻ bị ho

Nhiều mẹ thắc mắc không biết trẻ bị ho có nên uống sữa không bởi có nhiều thông tin cho rằng uống sữa sẽ làm tăng tiết đờm và khiến bé bị ho nặng hơn. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Uống sữa không làm tăng sản xuất đờm như nhiều người nghĩ. Bạn vẫn có thể cho bé uống sữa bình thường để bổ sung nguồn dưỡng chất phong phú giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe. Thậm chí, sữa còn có tác dụng sát trùng cổ họng, loại bỏ các yếu tố kích thích khiến bé bị ho. Mẹ có thể kết hợp cho bé uống nhiều nước sau khi uống sữa để làm sạch cặn sữa bám ở cổ họng và giúp bé dễ dàng loại bỏ chất nhầy ra ngoài qua phản xạ ho.

Trẻ bị ho có đờm nên kiêng gì?

Các thực phẩm gây kích ứng cổ họng và làm tăng nặng cơn ho đều không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của trẻ bị ho. Nếu con bạn đang bị ho, hãy hạn chế cho bé sử dụng các thức ăn sau:

1. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên, rau xào, thức ăn nhanh đều có thể kích thích sản xuất đờm nhầy trong đường thở, từ đó làm tăng nặng cơn ho của bé. Ngoài ra, hàm lượng mỡ trong máu tăng cao cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và khiến cho tổn thương trong đường thở của bé lâu lành.

trẻ bị ho nên kiêng gì
Các thức ăn nhiều dầu mỡ có thể khiến đờm đặc quánh nên không tốt cho bé bị ho

2. Trẻ bị ho không nên ăn đồ cay, thức ăn chứa nhiều gia vị

Các món ăn này đều khiến bé bị ho dữ dội hơn do gây kích ứng niêm mạc. Chúng thậm chí còn khiến bé bị đau rát cổ họng rất khó chịu.

3. Đồ béo

Bao gồm các món xào, gà rán, khoai tây chiên hay thức ăn nhanh… Chúng không chỉ khó tiêu mà còn khiến đờm nhầy trở nên đặc quánh kích thích bé ho dữ dội.

4. Các món ngọt

Khi trẻ bị ho, mẹ không nên cho bé ăn nhiều bánh kẹo, uống nước ngọt hoặc sử dụng các thức ăn khác chứa đường. Chúng có thể khiến phản ứng viêm trong đường thở của bé bùng phát, từ đó làm tăng nặng cơn ho và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục nhiễm trùng ở đường hô hấp.

5. Đồ lạnh

Sử dụng đồ lạnh, chẳng hạn như kem, nước đá là điều tối kỵ khi trẻ bị ho. Đồ lạnh có thể gây kích ứng niêm mạc họng và kích thích phản xạ ho của bé.

6. Thức ăn dễ gây dị ứng

Một số thực phẩm có thể kích hoạt phản ứng dị ứng trong cơ thể và khiến bé bị viêm họng, ngứa họng, từ đó gây ho nhiều hơn. Vì vậy, mẹ nên tránh sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng trong bữa ăn của bé, chẳng hạn như tôm, đậu phộng (lạc hay cua… Ngay cả các thức ăn từ có tiền sử gây dị ứng cho trẻ trước đây cũng cần loại bỏ hoàn toàn ra khỏi thực đơn của bé.

7. Đồ ăn khô, cứng

Điển hình là bánh quy, bánh mì nướng,… Chúng khiến cổ họng bị khô và đau rát khi nuốt vào khiến bé bị ho nghiêm trọng hơn.

Món ăn bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị ho cho trẻ

Khi xây dựng thực đơn cho bé, mẹ có thể bổ sung các món ăn sau vào thực đơn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp, từ đó giảm ho cho trẻ:

1. Món cháo lá tía tô trị ho cho bé

  • Chuẩn bị: 30g gạo tẻ, 1 nắm lá tía tô, 50g thịt nạc lợn và các loại gia vị
  • Cách chế biến: Thịt nạc lợn rửa sạch, bằm nhuyễn, ướp với một chút gia vị và xào chín. Gạo vo sạch, bỏ vào nồi nấu chung với thịt cho chín nhừ, nêm nếm gia vị. Lá tía tô rửa sạch, thái nhuyễn rồi cho vào cháo, đảo đều và chờ cho sôi trở lại là được.
thực đơn cho trẻ bị ho
Món cháo lá tía tô giúp giữ ấm đường thở, giảm ho do cảm lạnh, cảm cúm hay do viêm họng ở trẻ em

2. Canh rau hẹ nấu đậu hũ non

  • Chuẩn bị: 100 gram lá hẹ, 50 gram thịt lợn bằm, 50 gram đậu hũ non, hành củ và một ít gừng xắt sợi
  • Cách chế biến: Rửa sạch lá hẹ rồi thái nhỏ, đậu hũ non cắt miếng vừa ăn. Phi thơm hành rồi bỏ thịt vào xào chín. Đổ lượng nước vừa đủ vào, đun sôi. Thêm đậu hũ non, lá hẹ, gừng vào nấu thêm vài phút nữa là được.

3. Món canh mướp hương

  • Chuẩn bị: 1 quả mướp hương, 100g thịt bằm, một ít rau đay ( hoặc rau mồng tơi)
  • Cách chế biến: Mướp hương gọt vỏ, thái nhỏ đem nấu thành canh chung với thịt bằm và rau đay. Cho bé dùng món này mỗi tuần khoảng 3 lần để nhanh hết ho.

4. Canh xương sườn nấu bạch quả

  • Chuẩn bị: 200g xương sườn, 20g bạch quả, một ít hành, gừng
  • Cách chế biến: Xương sườn rửa sạch, trần qua nước sôi rồi đem hầm chung với hành và gừng trong khoảng 20 phút. Thêm bạch quả vào, nấu chín. Nêm nếm các loại gia vị cần thiết rồi tắt bếp. Cho bé ăn khi còn nóng mỗi tuần 2 – 3 lần có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, bình suyễn.

Thông tin trên đây chính là câu trả lời cho thắc mắc trẻ bị ho nên ăn gì. Một số thực phẩm có thể giúp xoa dịu cơn ho và cải thiện tình trạng nhiễm trùng trong đường hô hấp nhưng cũng có những loại đồ ăn, thức uống lại trở thành yếu tố kích thích khiến cơn ho bùng phát dữ dội. Vì vậy, các mẹ hãy ghi chép lại danh sách những thực phẩm hữu ích cho bé và luôn phiên sử dụng trong thực đơn để có những bữa ăn phong phú, ngon miệng và giúp bé nhanh hết ho.

Có thể bạn quan tâm

Lê hấp đường phèn trị ho - Hướng dẫn cách làm, sử dụng

Lê hấp đường phèn trị ho – Hướng dẫn cách làm, sử dụng

Lê hấp đường phèn trị ho là mẹo chữa dân gian được nhiều người ưa thích. Món ăn với cách...

Trong dân gian có nhiều bài thuốc từ rau diếp cá làm khỏi bệnh viêm phế quản.

Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá theo ông bà xưa

Rau diếp cá có tính năng sát khuẩn, diệt ký sinh trùng,... nên có thể dùng để điều trị bệnh...

Mách mẹ cách dùng hoa đu đủ đực trị ho cho trẻ

Những bài thuốc từ hoa đu đủ đực của dân gian có lẽ không mấy xa lạ trong các bài...

Các loại thuốc Tây trị ho tốt nhất và lưu ý khi dùng

Các loại thuốc Tây trị ho thường được bác sĩ kê đơn bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc tiêu đờm,...

7 cách trị ho về đêm cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất

7 cách trị ho về đêm cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất

Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, uống trà gừng, ngậm mật ong, hoặc ăn quất hấp mật...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *