Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng xoang và cách điều trị
Nhiễm trùng xoang là tình trạng xoang mũi bị nhiễm trùng, sưng, viêm ,..với các biểu hiện điển hình như đau mũi, chảy mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho,.. Bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang gian đoạn mạn tính nếu không được áp dụng các biện pháp điều trị sớm.
Nhiễm trùng xoang là gì?
Về mặt y khoa thì bệnh này được xếp vào nhóm bệnh viêm mũi họng. Nhiễm trùng xoang xảy ra khi khoang mũi của bạn bị nhiễm trùng, sưng và viêm.
Các bệnh liên quan đến xoang thường do virus gây ra và thường tiếp diễn trong một thời gian dài. Ngay cả khi điều trị khỏi vẫn có thể bị tái phát nếu không áp dụng các biện pháp phòng tránh. Trong một số trường hợp, vi khuẩn hoặc nấm (hiếm gặp) cũng có thể gây ra nhiễm trùng xoang.
Các tình trạng khác như dị ứng, polyp mũi, các bệnh về răng cũng có thể góp phần gây ra bệnh đau xoang cũng như các triệu chứng khác.
→Xem thêm: Viêm xoang nhức đầu – Nguyên nhân và cách chữa nhanh nhất
Phân loại nhiễm trùng xoang
Nhiễm trùng xoang được chia thành 2 loại gồm:
- Nhiễm trùng xoang cấp tính: Bệnh kéo dài trong thời gian ngắn, khoảng dưới bốn tuần. Đây là tình trạng tất yếu do cảm lạnh hoặc một bệnh hô hấp khác.
- Nhiễm trùng xoang mạn tính: Kéo dài khoảng hơn mười hai tuần và liên tục tái phát. Theo các chuyên gia thì người bị các bệnh liên quan đến viêm xoang thường hay bị đau đầu, chảy nước mũi có màu trắng đục và nghẹt mũi.
Triệu chứng nhiễm trùng xoang
Các triệu chứng nhiễm trùng xoang thường phổ biến cho cả hai trường hợp cấp tính và mạn tính. Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị nhiễm trùng xoang bệnh nhân hay gặp phải những triệu chứng như sau:
1/ Đau ở xoang
Đau là một trong những triệu chứng điển hình của viêm xoang. Bất cứ xoang nào cũng có thể bị tổn thương và xảy ra tình trạng nhiễm trùng xoang.
Tình trạng viêm và sưng làm cho xoang của bạn thường xuyên đau âm ỉ. Cụ thể các biểu hiện đau thường xảy ra ở tráng, hai bên mũi, ở hàm trên hoặc giữa hai hốc mắt. Điều này có thể dẫn đến bệnh đau đầu.
2/ Chảy nước mũi
Khi bạn bị nhiễm trùng xoang thì nước mũi có thể chảy ra thường xuyên và có nhiều màu như: màu trắng đục, màu xanh lá cây, màu vàng… Chất dịch này xuất phát từ xoang bị nhiễm trùng và chảy vào mũi.
Chất nhầy có thể không chảy vào mũi mà chảy xuống phía sau cổ họng. Điều này làm cho người bệnh có cảm giác nhột, ngứa, thậm chí đau. Bệnh chảy dịch mũi sau có thể làm cho người bệnh bị ho nhiều hơn khi nằm ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy. Tình trạng này kéo dài có thể làm người bệnh bị khàn tiếng
3/ Nghẹt mũi
Các xoang bị viêm cũng làm cho việc thở bằng mũi bị hạn chế. Tình trạng nhiễm trùng gây sưng ở mũi và xoang. Do đó làm nghẹt mũi khiến cho việc cảm nhận mùi bị hạn chế và ảnh hưởng đến cả giọng nói.
4/ Đau đầu xoang
Áp lực kéo dài và sưng trong xoang cũng khiến cho các triệu chứng đau đầu xuất hiện. Tình trạng đau xoang cũng dễ dẫn đến đau tai, đau răng, đau ở hàm và má.
Đau đầu ở xoang thường nghiêm trọng nhất vào buổi sáng do chất dịch nhầy tích tụ suốt đêm. Tình trạng đau đầu có thể nghiêm trọng hơn khi thời tiết thay đổi đột ngột.
5/ Cổ họng bị kích thích và gây ho
Chất dịch tiết ra từ xoang chảy xuống sau cổ họng có thể gây kích ứng trong thời gian dài và xuất hiện những cơn ho dai dẳng. Tình trạng ho nghiêm trọng hơn khi người bệnh nằm xuống hoặc ngồi dậy sau giấc ngủ.
Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân. Việc điều chỉnh tư thế ngủ cũng có thể làm giảm tần suất cũng như cường độ ho.
6/ Đau họng và giọng khàn
Hội chứng chảy dịch mũi sau có thể làm cho cổ họng của bạn bị khô và đau. Thông thường hay có những tiếng rít khó chịu hoặc có những biểu hiện tồi tệ hơn. Nếu triệu chứng nhiễm trùng kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn thì chất nhầy có thể kích thích, gây viêm họng dẫn đến đau họng và khàn tiếng.
Biện pháp điều trị nhiễm trùng xoang
Người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay khi có biểu hiện sốt, chảy nước mũi hoặc đau các vùng ở mặt trong nhiều ngày hoặc liên tục tái phát.
Sốt không phải là triệu chứng viêm xoang mạn tính cũng như viêm xoang cấp tính nhưng có thể là triệu chứng của nhiễm trùng xoang. Tức là lúc này người bệnh cần phải điều trị theo chỉ định do bác sĩ đưa ra.
Hiện nay bệnh nhiễm trùng xoang được điều trị như sau:
1/ Dùng thuốc không theo toa
Sử dụng thuốc xịt thông mũi như oxymetazoline có thể làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng xoang trong thời gian ngắn. Nhưng bạn cũng nên giới hạn việc sử dụng, không nên dùng quá 3 ngày. Việc sử dụng quá lâu có thể làm tình trạng nghẹt mũi quay trở lại, tức là càng làm cho những biểu hiện càng trầm trọng hơn.
Việc dùng thuốc xịt mũi steroid, flnomasone, triamcinolone hoặc mometasone có thể giảm triệu chứng nghẹt mũi mà không xảy ra tình trạng tái phát. Ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài.
Các loại thuốc không kê đơn khác có chứa thuốc kháng histamine, có thể dùng để điều trị nhiễm trùng xoang, sử dụng được cho cả trường hợp có triệu chứng dị ứng. Bao gồm các loại thuốc: Zyrtec, Sudafed, Claritin, Allegra…
Cần lưu ý là các loại thuốc thông mũi không khuyến khích dùng cho bệnh nhân bị huyết áp cao, tăng nhãn áp, khó ngủ,… Đồng thời cần nói trước với bác sĩ nếu đang dùng các loại thuốc khác để hạn chế tình trạng tương tác thuốc.
2/ Dùng thuốc xịt mũi
Theo các nghiên cứu gần đây thì việc dùng thuốc xịt mũi có thể áp dụng cho các trường hợp viêm xoang cấp tính, mạn tính cũng như viêm mũi dị ứng và dị ứng theo mùa.
Bạn có thể rửa mũi bằng cách dùng nước muối pha loãng hoặc dùng nước muối sinh lý mua tại các hiệu thuốc. Ngoài ra việc dùng hỗn hợp muối trộn với baking soda rồi pha loãng ra cũng có thể làm sạch xoang, tăng độ ẩm và làm rửa trôi các chất gây dị ứng.
3/ Dùng thuốc kháng sinh
Các loại thuốc kháng sinh như Amoxicillin chỉ được dùng khi các phương pháp khác như dùng thuốc xịt mũi steroid, thuốc giảm đau, nước muối sinh lý không phát huy tác dụng.
Việc dùng thuốc kháng sinh phải có chỉ định của bác sĩ, vì có thể xảy ra tác dụng phụ. Chẳng hạn như: phát ban, tiêu chảy hoặc các vấn đề về dạ dày…
Nhiễm trùng xoang có thể được ngăn chặn hay không?
Bệnh nhiễm trùng xoang hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu thường xuyên áp dụng các biện pháp sau:
- Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng mũi và xoang có thể giảm được nhiễm trùng xoang. Trong đó việc hạn chế tiếp xúc với thuốc lá cũng có vai trò khá quan trọng. Việc hút thuốc có thể làm hỏng hệ thống các tế bào bảo vệ tự nhiên của mũi, miệng, cổ họng cũng như hệ hô hấp.
- Rửa tay thường xuyên, ngay cả trong mùa lạnh hoặc khi bị cảm cúm cũng là cách hạn chế không cho cổ họng tiếp xúc với virus, vi khuẩn.
- Nói chuyện với bác sĩ nếu tình trạng dị ứng kéo dài gây viêm xoang. Bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị cả về dị ứng cũng như viêm xoang.
- Tiêm ngừa miễn dịch dị ứng hoặc các phương pháp điều trị tương tự. Điều này giúp cho hệ miễn dịch của bạn hoạt động có hiệu quả khi các đợt viêm xoang tái phát.
Nhiễm trùng xoang ở trẻ em
Do trẻ còn nhỏ nên chưa tự ý thức được các biểu hiện bệnh cũng như biện pháp phòng tránh. Chính vì vậy mà cha mẹ cũng nên tìm hiểu về bệnh nhiễm trùng xoang cho trẻ để phòng ngừa cũng như giúp trẻ đối mặt khi không may mắc phải căn bệnh này.
Do cấu tạo cơ thể của trẻ chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ nhiễm trùng ở mũi và tai. Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện gặp bác sĩ khi có các triệu chứng như sau:
- Cảm lạnh kèm theo sốt kéo dài hơn 7 ngày
- Có triệu chứng sưng quanh mắt
- Ra nhiều nước mũi
- Đau đầu
- Đau tai
Gặp bác sĩ để xác định cách điều trị tốt nhất cho trẻ. Thuốc xịt mũi, nước muối sinh lý, thuốc giảm đau… đều có hiệu quả với bệnh nhiễm trùng xoang cấp tính.
Chú ý không dùng thuốc ho, thuốc cảm lạnh không kê đơn khi trẻ dưới 2 tuổi.
Hầu hết trẻ có thể phục hồi hoàn toàn sau khi bị nhiễm trùng xoang mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh. Loại thuốc này chỉ được dùng với trường hợp viêm xoang nặng hoặc trẻ gặp phải các biến chứng do viêm xoang.
Khả năng phục hồi của bệnh nhiễm trùng xoang
Bệnh viêm xoang cấp tính thường biến mất trong vòng một đến hai tuần nếu được chăm sóc và thuốc men thích hợp. Khi bị viêm xoang mãn tính thì nên gặp bác sĩ để tiến hành quá trình điều trị lâu dài để hạn chế khả năng bị nhiễm trùng xoang.
Viêm xoang mãn tính có thể kéo dài từ 3 tháng trở lên. Trong trường hợp vệ sinh tốt, cung cấp độ ẩm đủ, có phương pháp điều trị hữu hiệu thì các triệu chứng nhiễm trùng xoang sẽ được hạn chế.
Đừng quá lo lắng về tình trạng nhiễm trùng xoang, vì cả khi ở giai đoạn cấp tính hay mạn tính thì các bác sĩ đều có phương pháp chữa trị. Chính vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh.
Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Mổ viêm xoang hết bao nhiêu tiền? (Cập nhật 2024)
- Chữa viêm xoang bằng dứa – mẹo hay không phải ai cũng biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!