Cách chữa bệnh chàm thể tạng ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm thể tạng ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh ngoài da tuy không nguy hiểm nhưng có ảnh hưởng xấu đến da của trẻ. Bệnh gây khó chịu trong sinh hoạt và có thể khiến trẻ gặp vấn đề về giấc ngủ.

Chàm thể tạng ở trẻ em là tình trạng gì?

Chàm thể tạng ở trẻ em là một bệnh ngoài da mạn tính, dễ bùng phát trở lại và thường tái đi tái lại thành nhiều đợt. Hiện nay vẫn chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra chàm thể tạng ở trẻ tuy nhiên nhiều chuyên gia da liễu cho rằng bệnh có liên quan đến một số yếu tố bao gồm:

  • Những khiếm khuyết liên quan đến sự thiếu hụt filaggrin tại hàng rào bảo vệ da. Đây là một trong những yếu tố chính khiến cho da trở nên khô, nhạy cảm. Tình trạng này khiến cho da mất nước và khô sau khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng.
  • Nhạy cảm với các dị ứng nguyên IgE trong cơ địa của bệnh nhân cũng là những yếu tố khiến cho da có các phản ứng quá mức tại hệ thống miễn dịch.
chàm thể tạng ở trẻ em
Chàm thể tạng là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ

Tần suất chàm thể tạng ở trẻ thường khá cao, là một trong những bệnh da liễu khá phổ biến. Tần suất mắc chàm thể tạng ở trẻ trong những năm đầu đời chiếm tỉ lệ cao nhất, từ 12% – 15%. Ở những trẻ lớn hơn, từ 7 – 16 tuổi, tỉ lệ mắc chàm thể tạng thường dao động từ 18% – 20%.

Xem thêm: Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh – Triệu chứng và cách điều trị

Vị trí chàm thể tạng ở trẻ thường gặp

Chàm thể tạng có thể bùng phát ở những vị trí:

  • Vùng má, trán và rải rác quanh mặt (thường gặp ở những trẻ từ 1 tuổi trở xuống).
  • Những vị trí da có nếp gấp như cùi chỏ, cổ, khoeo chân, vùng nách, bẹn,… (thường gặp ở những trẻ có độ tuổi từ 1 tuổi trở lên).
  • Với những trẻ lớn hơn, những vị trí chàm thể tạng thường gặp nhất và bàn tay, vùng cổ và rải rác trên da mặt.

Nguyên nhân gây chàm thể tạng ở trẻ

Chàm thể tạng ở trẻ có thể gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau, kể cả những nguyên nhân bên trong lẫn nguyên nhân bên ngoài. Ảnh hưởng của một hoặc nhiều nguyên nhân này có thể góp phần gây ra tình trạng chàm thể tạng ở trẻ, cụ thể như sau:

Nguyên nhân di truyền

Nếu gia đình của trẻ có tiền sử mắc bệnh chàm thể tạng thì trẻ cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh này. Những trường hợp huyết thống gần như cha, mẹ, anh, chị có bệnh thì khả năng di truyền ở trẻ có thể đạt từ 50%.

Nguyên nhân cơ địa

Những trường hợp cơ địa nhạy cảm, da dễ bị kích ứng thì nguy cơ mắc phải chàm thể tạng cũng cao hơn.

Nguyên nhân do môi trường

Những yếu tố xung quanh môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, khói bụi, các chất ô nhiễm, phấn hoa, lông vật nuôi,… đều có thể ảnh hưởng đến da.

Điều kiện vệ sinh

Da không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, vi nấm, ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da. Những trường hợp vệ sinh da quá mức, vệ sinh bằng các sản phẩm tẩy rửa không phù hợp cũng có thể gây kích ứng da.

Gợi ý: Bệnh chàm bẩm sinh là gì? Cách chữa trị hiệu quả

Triệu chứng chàm thể tạng ở trẻ

Ở trẻ nhỏ, bệnh nhân thường khởi phát các triệu chứng chàm theo từng giai đoạn. Có thể điểm qua một số triệu chứng phổ biến của bệnh, bao gồm:

1. Giai đoạn đỏ da

Da bắt đầu xuất hiện các mảng đỏ rải rác trên bề mặt, phổ biến nhất là vùng mặt, tay, chân. Tùy theo mức độ tiến triển của bệnh mà các triệu chứng đỏ da có thể ửng đỏ nhẹ, đỏ da mức độ vừa hoặc đỏ da nặng. Giai đoạn đỏ da thường xuất hiện một thời gian ngắn sau đó có thể chuyển sang giai đoạn rỉ dịch tiết.

dấu hiệu đỏ da chàm thể tạng ở trẻ
Giai đoạn đỏ da ở trẻ mắc bệnh chàm thể tạng. Dấu hiệu đỏ da chia làm 4 mức độ từ nhẹ đến nặng.

2. Giai đoạn mụn nước, rỉ dịch tiết

Sau một thời gian da bị ửng đỏ, những vùng da này cũng bắt đầu có dấu hiệu nổi bóng nước và rỉ dịch tiết. Khi mới xuất hiện, mụn nước thường rải rác với số lượng ít sau đó lan rộng và nổi nhiều hơn. Bên trọng những mụn nước này có nhiều dịch tiết, nếu mụn nước vỡ ra, các dịch tiết sẽ tràn ra ngoài và khiến cho da bị kích ứng, khó chịu.

Giai đoạn mụn nước, rỉ dịch tiết
Giai đoạn mụn nước, rỉ dịch tiết ở trẻ mắc chàm thể tạng có thể xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau

3. Dấu hiệu sưng phù

Sưng phù có thể xuất hiện trên da sau một thời gian da bị ửng đỏ do chàm thể tạng trên da. Khi xuất hiện các triệu chứng này cũng có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Tình trạng sưng phù do chàm thể tạng có thể nhầm lẫn đối với một số bệnh ngoài da khác.

sưng phù do chàm thể tạng
Dấu hiệu sưng phù do chàm thể tạng có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng.

4. Một số dấu hiệu khác

Ngoài một số dấu hiệu kể trên, bệnh nhân chàm thể tạng cũng có thể có một số dấu hiệu khác như:

  • Da bắt đầu bị dày lên, lichen hóa.
  • Bề mặt da mất độ ẩm, khô và ngứa ngáy.

Xem ngay: Bệnh chàm sữa ở trẻ: Dấu hiệu, cách trị & những lưu ý

Cách điều trị và chăm sóc chàm thể tạng ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Chàm thể tạng ở trẻ cần phối hợp các biện pháp điều trị, chăm sóc để đạt được kết quả tối ưu nhất. Hướng điều trị chàm thể tạng ở trẻ em thường kết hợp các biện pháp giảm viêm, làm dịu da, phòng ngừa yếu tố kích ứng tái phát trở lại.

Các biện pháp giảm viêm sưng

Đặc trưng của bệnh chàm thể tạng là các triệu chứng viêm sưng trên bề mặt da. Do đó việc điều trị viêm sưng trên bề mặt da cần được thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Corticoid là loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm sưng với nhiều mức độ khác nhau.

Các biện pháp vệ sinh, chăm sóc da

Trong thời gian điều trị, việc áp dụng các biện pháp chăm sóc, vệ sinh da cũng rất quan trọng. Khi chăm sóc, vệ sinh da cho trẻ bị chàm thể tạng, cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Sử dụng nước có nhiệt độ ấm vừa phải, từ 34 độ C để vệ sinh da. Không dùng nước nóng để tránh tình trạng khô da, bong tróc và làm cho thương tổn nặng nề hơn.
  • Thời gian tắm nên vừa phải, không nên tắm quá lâu. Nếu tắm bằng vòi sen, không nên tắm quá 5 phút, nếu tắm bồn thì không vượt quá 15 phút.
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ dành cho trẻ, ưu tiên các sản phẩm không chứa các chất tẩy mạnh, không chứa phẩm màu và các yếu tố khác.
  • Trong thời gian vệ sinh, chăm sóc da, cần chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh vì có thể làm cho da bị xây xát.
  • Không để trẻ gãi vào vùng da đang bị chàm thể tạng để tránh nguy cơ kích ứng, dị ứng trên bề mặt da.

Tránh xa các yếu tố kích ứng

Những yếu tố kích ứng da có thể khiến cho chàm thể tạng tái phát trở lại. Do đó trẻ mắc bệnh cần tránh những yếu tố kích ứng này để ngăn ngừa các đợt bùng phát cũng như hạn chế làm cho tình trạng thương tổn da nặng nề hơn. Trong thời gian điều trị chàm thể tạng, bệnh nhân cần chú ý tránh một số yếu tố kích ứng như:

  • Hóa chất mạnh, các loại sơn, dung môi và dung dịch tẩy rửa mạnh.
  • Tránh tiếp xúc với những khu vực nhiều bụi bẩn, không khí ô nhiễm, nước, đất bẩn.
  • Hạn chế sử dụng các vật liệu dễ gây kích ứng như các loại sợi, bề mặt kim loại,…
  • Kiêng các loại thực phẩm dễ gây ra kích ứng ngoài da, hạn chế ăn các loại thực phẩm lạ.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị và chỉ định của bác sĩ. Chú ý thăm khám sớm khi trẻ có các dấu hiệu chàm thể tạng để có hướng điều trị phù hợp.

Trị chàm bằng tỏi như thế nào? Cần lưu ý điều gì?

Phương pháp điều trị chàm bằng tỏi giúp giảm ngứa, kiểm soát viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và dự phòng...

Cách phân biệt bệnh ghẻ và bệnh chàm (eczema)

Bệnh ghẻ và bệnh chàm (eczema) có triệu chứng lâm sàng khá giống nhau, điều này khiến cho nhiều người...

Có thể điều trị bệnh chàm bằng những bài thuốc nam.

Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam hiệu quả nhất

Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam là giải pháp đang được rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn...

Bạn đã biết mẹo chữa chàm môi bằng dầu dừa đúng cách chưa?

Nhờ vào đặc tính chống viêm, dưỡng ẩm, lành tính mà dầu dừa được ứng dụng rộng rãi trong chăm...

Dầu dừa mang nhiều lợi ích cho người bị chàm

Hướng dẫn cách dùng dầu dừa chữa bệnh chàm từ A – Z

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp tây y theo sự chỉ định của bác sĩ để điều trị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *