Hướng dẫn cách bôi hồ nước trị chàm sữa đúng cách

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm da là bệnh lý da liễu đặc trưng bởi tình trạng da bị đỏ, xuất hiện mụn nước, ngứa ngáy, khô da. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Để khắc phục vấn đề trên, nhiều người sử dụng hồ nước. Tuy nhiên, bôi hồ nước trị chàm sữa sao cho đúng cách thì không phải ai cũng nắm rõ.

Bôi hồ nước trị chàm sữa
Bôi hồ nước trị chàm sữa là cách được nhiều người áp dụng.

Tính đến ngày 31/10/2019 Thanh bì dưỡng can thang đã điều trị thành công cho 3597 người bệnh trong đó phần lớn là bệnh nhân mắc chàm eczema.

Hồ nước là gì? Công dụng trị chàm sữa của hồ nước

Thành phần của hồ nước

Hồ nước là tên gọi chung cho các sản phẩm dạng dung dịch được dùng trong chăm sóc da. Trong thành phần của hồ nước có chứa những chất như sau:

  • Zinc Oxide (Kẽm Oxit)
  • Glycerin
  • Calcium carbonate
  • Talc
  • Nước cất.

Công dụng của hồ nước

Hồ nước có một số công dụng như sau:

  • Làm mát, giảm sưng viêm trên bề mặt da.
  • Tăng cường che chắn, bảo vệ vùng da bị thương tổn trước những tác động từ bên ngoài môi trường.
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề và bệnh lý da liễu như: bỏng da, eczema, viêm da cơ địa, dị ứng

Hướng dẫn cách dùng hồ nước trị bệnh chàm sữa

Bố mẹ có thể bôi hồ nước trị chàm sữa cho bé theo các bước như sau:

chữa chàm sữa bằng hồ nước
Cách dùng hồ nước trị chàm sữa đơn giản và dễ thực hiện.

Bước 1: Làm sạch da

  • Vệ sinh da bé thật sạch, đặc biệt là khu vực bị tổn thương bằng sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ, không mùi hương (hoặc hương tự nhiên).
  • Thấm khô nước trên da bằng khăn bông mềm và sạch.

Bước 2: Thoa hồ nước lên da

  • Bố mẹ lấy một lương hồ nước vừa phải bôi nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm. Lưu ý cần rửa tay thật sạch trước khi bôi thuốc.
  • Thoa và massage nhẹ cho hồ nước thấm đều, thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Một số lưu ý khi điều trị chàm sữa bằng hồ nước

Trong quá trình dùng hồ nước điều trị bệnh chàm, cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo làn da trẻ được chăm sóc đúng cách:

  • Da trẻ em rất mỏng và nhạy cảm, do đó bố mẹ chỉ nên cho trẻ dùng khi được bác sĩ chỉ định sử dụng. Không nên tự ý bôi hồ nước hay bất kỳ sản phẩm thuốc tại chỗ nào khác khi chưa có chỉ định phù hợp.
  • Trong một số trường hợp, chuyên gia có thể yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm trước khi dùng hồ nước bôi da để tránh tình trạng dị ứng hoặc làm xuất hiện những phản ứng bất lợi khiến cho tổn thương trên da trở nên trầm trọng hơn.
  • Vệ sinh da bé thật sạch trước khi bôi hồ nước và các chế phẩm điều trị ngoài da.
  • Đối với những trẻ có cơ địa mẫn cảm, trong lần bôi đầu tiên, bố mẹ chỉ nên thử trên một vùng da nhỏ và theo dõi có biểu hiện bất thường xảy ra hay không. Nếu trẻ không xuất hiện hiện tượng ngứa, mẩn đó, bố mẹ có thể bôi lên diện rộng.
  • Không bôi hồ nước lên vết thương hở, vùng da đang rỉ dịch hoặc trẻ bị chàm bội nhiễm
  • Ngưng dùng hồ nước nếu trẻ bị nổi mẩn đó, ngứa ngáy hoặc các biểu hiện dị ứng khác sau khi sử dụng.
  • Hồ nước thường dùng cho trẻ bị chàm sữa giai đoạn đầu để làm dịu nhanh triệu chứng đỏ, ngứa rát.
  • Đậy kín nắp sản phẩm sau khi dùng, bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Chú ý hạn sử dụng trước khi dùng.

Với tác dụng chính là làm mát, giảm sưng viêm, tăng cường khả năng bảo vệ da, hỗ trợ điều trị chàm, bôi hồ nước hằng ngày có thể cải thiện triệu chứng của bệnh chàm sữa, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế tư vấn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

TIN NÊN XEM:

Bệnh tổ đỉa là tình trạng mụn nước xuất hiện ở vùng da lòng bàn tay, lòng bàn chân gây ngứa rát, bong tróc da.

Bệnh tổ đỉa có di truyền sang đời sau không?

Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của bệnh chàm (eczema). Bệnh tổ đỉa không lây lan nhưng có tính di truyền qua các thế hệ. Người bệnh cần...
Kem bôi nào trị chàm sữa phổ biến hiện nay?

11 loại kem bôi trị chàm sữa phổ biến hiện nay

Lựa chọn một loại kem bôi trị chàm sữa không phải là điều dễ dàng với các bà mẹ. Bởi...

Cách phòng và điều trị bệnh Eczema ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Tuy là bệnh lành tính nhưng Eczema ở trẻ em là một trong những bệnh dai dẳng, khó chữa và...

Bị chàm bìu bôi thuốc gì là tốt nhất?

Bị chàm bìu bôi thuốc gì là tốt nhất?

Mối quan tâm: "Bị chàm bìu bôi thuốc gì là tốt nhất?" luôn là nỗi lắng lo của nhiều bệnh...

Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?

Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?

Từ thắc mắc: "Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?" của nhiều bạn đọc, chúng tôi đã có cuộc trao đổi...

chàm dị ứng thời tiết

Bệnh chàm dị ứng ở trẻ – những điều mẹ cần biết

Chàm dị ứng có thể xuất hiện dưới dạng các mảng đỏ, giòn trên da của trẻ. Chàm dị ứng...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Huong rubyHuong ruby says: Trả lời

    Bé nhà mình hồi mới sinh dk 3thang bị nổi hột liti nơi mặt mình dùng n húước tắm dr papie cho bé cái cũng khỏi đây

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.