Hướng dẫn các cách trị chàm da đầu vô cùng đơn giản
Chàm da đầu có tên khoa học là Scalp eczema. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này những các mảng trắng bong tróc trên da đầu. Bệnh chàm da đầu không gây hại đến sức khỏe nhưng có thể gây ngứa ngáy và ảnh hưởng đến ngoại hình của người bệnh.
Bệnh chàm da đầu – Nguyên nhân và Dấu hiệu nhận biết
Chàm da đầu là thuật ngữ đề cập đến tình trạng viêm, ngứa rát, đỏ và khô trên da đầu. Loại chàm da đầu phổ biến nhất là viêm da tiết bã.
Bệnh lý này là một dạng mãn tính kéo dài trong nhiều năm. Các đợt bùng phát của bệnh kéo dài vài tuần và có thể tự biến mất mà không cần điều trị.
Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ mà còn gây khó chịu, ngứa ngáy và làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó bạn cần chủ động điều trị để giảm mức độ ảnh hưởng và kiểm soát tiến triển của bệnh lý này.
1. Dấu hiệu nhận biết
Các dấu hiệu nhận biết chàm da đầu, bao gồm:
- Da đầu đỏ và có mảng trắng bong tróc
- Da đầu dầu
- Ngứa và có cảm giác bỏng rát
- Sưng, nóng nhẹ
- Phồng rộp
- Màu sắc da đầu thay đổi
Bệnh chàm da đầu cũng có thể ảnh hưởng đến tai, mặt, mũi và lông mày.
2. Nguyên nhân
Chàm da đầu phát sinh do tuyến bã nhờn sản sinh dầu quá mức. Tuy nhiên nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh lý này vẫn chưa được xác định.
3. Yếu tố rủi ro
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện chàm trên da đầu, bao gồm:
- Di truyền
- Rối loạn nội tiết tố
- Phản ứng bất thường của hệ miễn dịch khi nhận biết các tác nhân dị ứng
- Bệnh nhân bị mụn trứng cá, vẩy nến,…
- Mắc các vấn đề sức khỏe có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch như HIV, bệnh Parkinson, cấy ghép nội tạng,…
- Trầm cảm
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc có chứa lithium, interferon, psoralen,…
Các triệu chứng của bệnh chàm da đầu có thể bùng phát khi bị kích thích bởi các yếu tố sau:
- Căng thẳng
- Thiếu ngủ
- Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh
- Sử dụng chất kích thích
- Da khô
- Thời tiết lạnh và khô
Chẩn đoán bệnh chàm da đầu
Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để loại trừ chàm da đầu với các bệnh lý có triệu chứng tương tự.
Thông thường, chẩn đoán chàm da đầu không yêu cầu thực hiện bất cứ xét nghiệm nào. Bác sĩ sẽ sinh thiết vảy bong tróc nhằm xác định sự hiện diện của vi nấm và loại trừ khả năng mắc bệnh vẩy nến cùng với một số bệnh lý da liễu khác.
Cách trị chàm da đầu được nhiều người áp dụng
Cách trị chàm da đầu phổ biến nhất là sử dụng các loại thuốc bôi ngoài và thuốc uống nhằm kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bùng phát.
Một số loại thuốc trị chàm da đầu được dùng phổ biến như:
- Thuốc costicosteroid dạng bôi ngoài: Các loại kem bôi có chứa betamethasone, fluocinolone acetonide, mometasone,… có khả năng kiểm soát viêm, giảm ngứa và khó chịu. Nên sử dụng thuốc có nồng độ dưới 1% trước khi áp dụng các loại thuốc có hoạt động mạnh hơn. Chỉ nên dùng thuốc với liều lượng thích hợp, sử dụng trong thời gian dài hoặc dùng liều cao có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Nếu da không đáp ứng với thuốc steroid điều trị tại chỗ, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng Tacrolimus hoặc Pimecrolimus để ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên loại thuốc này không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
- Thuốc chống nấm đường uống: Nếu nghi ngờ bạn bị chàm do vi nấm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc có chứa fluconazole.
- Thuốc kháng histamine: Trong trường hợp triệu chứng bùng phát do phản ứng dị ứng, bạn sẽ được yêu cầu dùng thuốc kháng histamine. Loại thuốc này có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, mờ mắt khi sử dụng. Cần thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao trong thời gian dùng thuốc.
- Thuốc steroid đường uống: Prednisone có thể được chỉ định nếu phản ứng trên da quá nghiêm trọng. Loại thuốc này ức chế hoạt động của hệ miễn dịch nhằm giảm viêm và những triệu chứng đi kèm.
- Thuốc kháng sinh: Trường hợp vùng da bị chàm có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn phải điều phối hợp với thuốc kháng sinh.
Ngăn ngừa bệnh chàm da đầu bùng phát
Bệnh chàm da đầu không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên bạn có thể ngăn ngừa các đợt bùng phát của bệnh nếu chủ động thực hiện những biện pháp sau.
- Tránh tiếp xúc với những tác nhân và thực phẩm có khả năng dị ứng cao.
- Làm sạch da đầu bằng các sản phẩm dịu nhẹ. Nên sử dụng nước ấm để gội đầu, đồng thời nên massage nhẹ nhàng nhằm tránh gây trầy xước da.
- Sấy tóc với nhiệt độ thấp. Chỉnh máy sấy nhiệt độ cao có thể khiến tóc hư tổn và khiến da đầu khô hơn.
- Cân bằng cảm xúc, tránh căng thẳng và stress.
- Dùng lược chải có lông mềm để tránh gây trầy xước và tổn thương lên da đầu.
Trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng (da phồng rộp, chảy dịch, ngứa nghiêm trọng, đau đớn,…) bạn nên đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!