Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt được xem là một tình trạng của viêm da mí mắt. Bệnh không những làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nên những khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bệnh nhân. Mặc dù bệnh rất phổ biến nhưng hầu như ít ai nắm được chính xác các thông tin về bệnh để chữa trị kịp thời.

Mẩn ngứa quanh mắt là một trong những biểu hiện của viêm da mí mắt
Mẩn ngứa quanh mắt là một trong những biểu hiện của viêm da mí mắt

Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt là bệnh gì?

Vùng da ở xung quanh mí mắt là khu vực khá nhạy cảm, nó chứa nhiều mạch máu và ít chất béo. Vì vậy chỉ cần một ảnh hưởng nhỏ cũng sẽ làm cho da bị kích ứng, xuất hiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

Khi bị mẩn ngứa xung quanh mắt sẽ đi kèm với những dấu hiệu như ngứa, sưng, đau, có cảm giác nóng rát, xuất hiện những phát ban đỏ hoặc có vảy, da bị kích thích trở nên nhăn nheo. Những biểu hiện này có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt.

Từ những biểu hiện trên có thể nhận thấy được mẩn ngứa xung quanh mắt chính là dấu hiệu của bệnh viêm da mí mắt. Đây là tình trạng da bị dị ứng với những tác nhân bên ngoài, làm ảnh hưởng đến vùng da mí mắt.

Nguyên nhân gây mẩn ngứa xung quanh mắt

Tình trạng nổi mẩn ngứa xung quanh mắt có thể do một số nguyên nhân sau đây gây nên:

  • Do viêm da tiếp xúc dị ứng: tình trạng này xảy ra khi vùng da ở mí mắt phản ứng với các chất mà nó tiếp xúc như phấn hoa, mỹ phẩm, kim loại…
  • Do viêm da tiếp xúc kích ứng: xảy ra khi tình trạng mí mắt tiếp xúc trực tiếp với một chất làm hỏng bề mặt da như đồ trang điểm, xà phòng, các chất tẩy rửa mạnh.
  • Do viêm da dị ứng: là một tình trạng viêm da phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trong đó bao gồm cả da ở vùng mắt.
  • Do viêm da tiết bã: đây là tình trạng phổ biến thường xảy ra ở vùng da đầu nhưng đôi khi nó cũng có thể ảnh hưởng đến vùng da mí mắt.
  • Do thời tiết: thời tiết thay đổi thất thường cũng dễ làm cho vùng da ở mắt bị mẩn ngứa.
  • Do dị ứng với thuốc: với những người đang sử dụng thuốc cũng dễ mắc phải tình trạng này.
  • Do mắc phải bệnh lupus ban đỏ dị ứng: đây là một căn bệnh tự miễn liên quan đến di truyền làm cho người bệnh mẩn ngứa ở khu vực mũi rồi lan ra đến các vùng xung quanh mắt.
Đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến nổi mẩn ngứa xung quanh mắt
Đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến nổi mẩn ngứa xung quanh mắt

Một số biến chứng của bệnh mẩn ngứa quanh mắt

Vùng mắt là khu vực cực kỳ nhạy cảm, chính vì vậy nó rất dễ để lại những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của mắt nếu như bệnh không được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra:

  • Nhiễm trùng da khi bạn gãi hoặc dụi mắt.
  • Nhiễm trùng mắt do vi khuẩn ở xung quanh mắt dễ dàng xâm nhập vào.
  • Khó ngủ vì những triệu chứng của bệnh gây nên.
  • Viêm dây thần kinh do gãi liên tục làm da bị đổi màu và sạm đi.

Cách trị mẩn ngứa quanh mắt

Tình trạng nổi mẩn ngứa xung quanh mắt chỉ xuất hiện rồi biến mất trong 1 vài ngày và không không tái phát, người bệnh không cần lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng này xuất hiện nhiều ngày, các triệu chứng ngày càng nặng, tái phát thường xuyên thì cần thăm khám và điều trị. Một số cách điều trị có thể tham khảo như”

1. Theo phương pháp y khoa hiện đại

Khi nhận thấy những dấu hiệu xung quanh mí mắt bắt đầu có mẩn ngứa bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn phương pháp chữa trị hợp lý nhất như:

  • Sử dụng thuốc có chứa corticosteroid: những loại kem bôi có chứa steroid dùng để bôi trực tiếp lên mí mắt để giảm bớt tình trạng mẩn đỏ. Với những trường hợp bệnh nặng và bắt đầu chuyển sang viêm bạn sẽ được bác sĩ cho sử dụng ở dạng uống.
  • Sử dụng thuốc ức chế calcineurin: thuốc này có thể sử dụng ở dạng kem bôi hoặc uống để giảm bớt triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn nên thận trọng vì nó có thể ức chế chức năng miễn dịch của cơ thể.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: phương pháp này có thể giảm khô và giảm ngứa ở xung quanh mắt, giúp làn da trở nên dễ chịu hơn.

2. Các biện pháp tại nhà

Để cải thiện tạm thời triệu chứng, người bệnh có thể áp dụng 1 số biện pháp tại nhà sau:

Dùng nha đam và mật ong

Đây là hai nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, nha đam còn giúp tạo được độ ẩm giúp da không bị khô, làm dịu những vùng da bị đỏ hay mẩn ngứa.

Cách thực hiện: nha đam đem đi gọt bỏ vỏ, sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn rồi vắt lấy nước. Dùng nước nha đam này trộn với mật ong để rửa vùng da xung quanh mắt mỗi ngày.

Rửa nước muối

Vì muối có tính sát khuẩn cao nên sẽ loại bỏ được những vi khuẩn và bụi bẩn xung quanh vùng da mắt.

Cách thực hiện: dùng nước muối sinh lý hoặc đem muối sạch hòa với nước tinh khiết để rửa xung quanh mắt hằng ngày.

Đắp khoai tây

Mỗi ngày cắt vài lát khoai tây để đắp lên vùng mắt sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm sáng da, giảm ngứa và mẩn đỏ.

3. Một số biện pháp khác

Bên cạnh hai phương pháp phổ biến trên người bệnh nên tuân thủ theo những điều sau đây để tình trạng da được xung quanh mắt được cải thiện:

  • Luôn giữ cho vùng da xung quanh mắt được sạch sẽ, tuyệt đối không chạm hoặc gãi vào vùng da này.
  • Nếu da mắt bị nổi mẩn ngứa bạn không nên cho mắt tiếp xúc với các sản phẩm như kem trang điểm, kem chống nắng, nước hoa, kính bơi, thuốc nhỏ mắt, lông mi giả…
  • Khi ra ngoài hãy mang kính râm để tránh bị bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
  • Thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý để ngăn ngừa tình trạng bệnh bùng phát, nên tránh xa các sản phẩm làm từ sữa vì nó dễ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Để tránh gặp phải các biến chứng bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn về tình trạng
Để tránh gặp phải các biến chứng bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn về tình trạng

Bệnh mổi mẩn ngứa xung quanh mí mắt có thể điều trị khỏi nếu như bạn phát hiện sớm và chữa trị đúng cách. Để không gặp phải những biến chứng của bệnh bạn nên đến bác sĩ ngay khi nhận thấy những dấu hiệu đáng nghi.

Bài đọc thêm:

Dị ứng yến mạch: Những điều bạn cần biết để điều trị

Dị ứng yến mạch là một trong những loại dị ứng thực phẩm thường gặp. Nếu được điều trị kịp thời và có cách phòng ngừa, dị ứng yến mạch...

Dị ứng yến mạch: Những điều bạn cần biết để điều trị

Dị ứng yến mạch là một trong những loại dị ứng thực phẩm thường gặp. Nếu được điều trị kịp...

Dị ứng sâu bướm: Những thông tin nên biết để điều trị

Sâu bướm tưởng chừng vô hại nhưng lại là nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng ở nhiều người....

Dị ứng mủ cao su (latex) và những điều cần biết để điều trị ngay

Cách hiểu đơn giản nhất về dị ứng mủ cao su là tình trạng cơ thể phản ứng với một...

Tìm hiểu dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng thời tiết là bệnh lý ngoài da thường gặp trong những ngày giao mùa hoặc thời tiết thay...

Những dấu hiệu dị ứng tôm là: ngứa ngáy trên da, nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, sưng môi, đau bụng,...

Dấu hiệu bị dị ứng tôm và cách khắc phục đơn giản

Bị dị ứng tôm thường có các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa, môi sưng phù,... Bài viết...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *