Bài thuốc đông y trị mẩn ngứa theo y học cổ truyền

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mẩn ngứa xuất hiện trên da với nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẩn ngứa gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc được lưu truyền từ xưa đến nay có tác dụng đẩy lùi mẩn ngứa. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị mẩn ngứa được sử dụng phổ biến nhất người bệnh có thể tham khảo.

Theo y học cổ truyền, bệnh mẩn ngứa có thể chữa bằng những bài thuốc đông y.
Theo y học cổ truyền, bệnh mẩn ngứa có thể chữa bằng những bài thuốc đông y.

Tổng quan về bệnh mẩn ngứa

Mẩn ngứa là tình trạng làn da bị nổi những nốt đỏ, gây ra cảm giác ngứa và rát. Mẩn ngứa thuộc đối tượng quan tâm của chuyên khoa da liễu. Da bị mẩn ngứa có thể rơi vào những trường hợp như nổi mề đay, phát ban, viêm da dị ứng,…

Theo Đông y, tình trạng mẩn ngứa được phân biệt rạch ròi thành các chứng bệnh như dương phong, thủy giới, huyết cam, ẩn chẩn,…

Nguyên nhân gây ra chứng mẩn ngứa có thể là do:

  • Ngoại sinh: Virus từ bên ngoài tấn công cơ thể qua đường ăn uống, đường hô hấp, đường da liễu,… Từ đó, cơ thể phản ứng chống lại virus nên sinh ra mẩn ngứa.
  • Nội sinh: Những cơ quan trong cơ thể gặp trục trặc (ví dụ gan, thận,…), dẫn đến chứng mẩn ngứa.

Để điều trị mẩn ngứa, bước đầu tiên là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh, từ đó tiến hành điều trị. Tây y thường điều trị bằng thuốc uống chống dị ứng, kháng sinh, kem bôi ngoài da.,… Y học cổ truyền cũng có nhiều phương pháp chữa mẩn ngứa như châm cứu, bấm huyệt, xoa, xông, uống thuốc sắc, bôi, đắp,…

Mẩn ngứa ở da đến từ nhiều nguyên nhân. Bệnh mẩn ngứa gây ra những khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.
Mẩn ngứa ở da đến từ nhiều nguyên nhân. Bệnh mẩn ngứa gây ra những khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.

Tìm hiểu thêm: Da nổi mẩn ngứa theo giờ là bị gì? Có nguy hiểm không?

Tổng hợp các bài thuốc Đông y trị mẩn ngứa nên tham khảo

Trong Đông y, nhiều bài thuốc được bào chế từ nhiều loại dược liệu có khả năng đẩy lùi chứng mẩn ngứa. Các bài thuốc cổ truyền ấy thường được lưu lại trong các kinh sách, được ông bà ta áp dụng chữa bệnh và lưu truyền từ bao đời ngay.

Chúng tôi giới thiệu một số bài thuốc đông y trị mẩn ngứa đạt hiệu quả cao sau:

1. Bài thuốc thứ nhất

Chuẩn bị:

  • 90g ngải cứu;
  • 6g hoa tiêu;
  • 6g hùng hoàng;
  • 30g phòng phong.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trước khi chế biến.
  • Bước 2: Sắc các nguyên liệu với 3000ml nước trong vòng 15 phút.
  • Bước 3: Xông thuốc ở vùng bị mẩn ngứa trong vòng vài phút. Lấy nước để ngâm rửa vùng da đang bị tổn thương.

Thực hiện bài thuốc này 2 lần/ngày, dùng thuốc hàng ngày. Trẻ em dùng ½ liều lượng sao với người lớn.

2. Bài thuốc thứ hai

Chuẩn bị:

  • 30g đương quy;
  • 30g khổ sâm;
  • 20g bạc hà;
  • 10g băng phiến;
  • 20g sà sàng tử;
  • 30g hoàng tinh;
  • 20g bạch tiên trì;
  • 15g hoa tiêu;
  • 30g thấu cốt tử thảo;
  • 30g địa phu tử.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch các nguyên liệu trước khi dùng.
  • Bước 2: Sắc các vị thuốc với 5000ml nước trong vòng 20 phút. Sau đó, bỏ bã thuốc. Hòa thuốc với nước nguội cho ấm ấm.
  • Bước 3: Ngâm rửa vùng da bị mẩn ngứa trong nước thuốc vừa pha.

Mỗi ngày thực hiện ngâm rửa 2 lần. Mỗi lần kéo dài khoảng 20 – 30 phút.

Thực hiện những bài thuốc bằng cách kết hợp sắc một số loại dược liệu. Ngâm, rửa vùng da bị mẩn ngứa trong nước thuốc để khỏi bệnh.
Thực hiện những bài thuốc bằng cách kết hợp sắc một số loại dược liệu. Ngâm, rửa vùng da bị mẩn ngứa trong nước thuốc để khỏi bệnh.

3. Bài thuốc thứ ba

Chuẩn bị:

  • 30g kinh giới;
  • 20g cam thảo;
  • 15g phèn phi;
  • 20g sà sàng tử;
  • 30g khổ sâm;
  • 30g đại phi dương;
  • 20g đại hoàng;
  • 30g địa phu tử;
  • 20g địa du.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sắc các vị thuốc với 4000ml nước trong vòng 20 phút.
  • Bước 2: Bỏ bã, giữ lại phần nước thuốc. Hòa thêm nước nguội vào nước thuốc.
  • Bước 3: Ngâm rửa vùng da bị mẩn ngứa trong nước thuốc. Ngâm khoảng 20 – 30 phút thì rửa sạch với nước mát.

Mỗi ngày thực hiện ngâm rửa với bài thuốc này 2 lần. Bài thuốc có công dụng tiêu phong ngứa, thanh nhiệt, táo thấp,…

Tham khảo thêm: 13 cây thuốc nam chữa bệnh mề đay hiệu quả, dễ tìm

4. Bài thuốc thứ tư

Chuẩn bị:

  • 20g phòng phong;
  • 30g khổ sâm;
  • 20g đương quy;
  • 20g sà sàng tử;
  • 20g kinh giới;
  • 20g ngải diệp;
  • 20g bạch tiên bì.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sắc các vị thuốc đã chuẩn bị với 4000ml nước. Sắc thuốc trong vòng 20 phút.
  • Bước 2: Sau đó, bỏ bã, giữ lại nước. Hòa thêm nước nguội vào thuốc, canh chỉnh khoảng 50 độ C là vừa.
  • Bước 3: Ngâm rừa vùng da bị tổn thương, mẩn ngứa trong vòng 30 phút.

Mỗi ngày thực hiện 2 lần. Nếu ngứa toàn thân thì tăng liều lên gấp 3 và dùng để ngâm, tắm.

Nếu dùng ở trẻ em thì giảm liều lượng phân nửa và pha nước nguội hơn.

5. Bài thuốc thứ năm

Chuẩn bị:

  • 100g bạch tật lê;
  • 100g thương nhĩ tử;
  • 200g dạ giao đằng;
  • 20g bạch tiên bì;
  • 20g thuyền thoái;
  • 20g sà sàng tử.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sắc các vị thuốc với 5000ml nước sạch. Nấu trong vòng 20 phút.
  • Bước 2: Sau đó, lọc bỏ phần bã, giữ lại phần nước thuốc. Hòa nước nguội với nước thuốc cho nhiệt độ ấm vừa phải.
  • Bước 3: Ngâm rửa vùng da bị mẩn ngứa trong nước thuốc vừa pha để trị bệnh. Thời gian ngâm rửa không quá 30 phút.

Mỗi ngày nên thực hiện bài thuốc này 2 lần. Lưu ý, tùy vào diện tích của tổn thương, mẩn ngứa mà người dùng điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

Phòng ngừa bệnh mẩn ngứa như thế nào?

Bệnh mẩn ngứa có thể gặp ở bất cứ ai, bất cứ giới tính hay độ tuổi nào. Nguyên nhân của bệnh mẩn ngứa thì không thể đếm được. Tuy nhiên có thể tóm lại thành hai nguyên nhân chính, đó là nội sinh và ngoại sinh. Bên cạnh tìm hiểu các bài thuốc Đông y trị mẩn ngứa người bệnh cũng cần ghi nhớ một số phương pháp để hạn chế, phòng tránh chứng mẩn ngứa ngoài da như sau:

  • Khi làm việc trong môi trường khói bụi, hóa chất, tiếp xúc với nước, đất bị ô nhiễm,… cần phải có các dụng cụ bảo vệ làn da như khẩu trang, ủng, găng tay, áo khoác,…
  • Lựa chọn và sử dụng loại xà phòng, nước hoa mỹ phẩm an toàn cho da, không gây dị ứng;
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày để đào thải những chất độc hại trong cơ thể;
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Tắm gội hàng ngày, tắm gội sau khi tiếp xúc, làm việc trong môi trường ô nhiễm;
  • Cần thận trọng khi tiêu thụ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà,…
  • Khám sức khỏe định kỳ để nắm rõ về tình hình sức khỏe của bản thân;
  • Hạn chế tiêu thụ bia rượu, thuốc lá,… vì chúng gây hại cho gan, thận, dễ gây bệnh cho da;
  • Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống hợp vệ sinh, đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên rèn luyện sức khỏe,… để cơ thể luôn khỏe mạnh, chống lại bệnh tật.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không có chủ đích đưa ra chẩn đoán, tư vấn phương pháp điều trị, lời khuyên,… thay thế cho bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Có thể bạn quan tâm

Mẹo thoa rượu chữa nổi mề đay theo dân gian

Thoa rượu chữa nổi mề đay không phải là biện pháp được khá nhiều người sử dụng. Dân gian thường dùng một số thảo dược quen thuộc ngâm vào rượu...

Điều gì gây phát ban ở bộ phận sinh dục?

Phát ban bộ phận sinh dục là tình trạng khiến nhiều người lo lắng. Để điều trị, người bệnh cần...

Những bệnh da liễu thường gặp ở trẻ cha mẹ chớ nên xem thường

Các bệnh da liễu ở trẻ em thường dễ bùng phát vào một số thời điểm trong năm như mùa...

viêm da tiếp xúc có lây không

Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? Cách phòng ngừa

Đa phần những người bị viêm da tiếp xúc đều có chung thắc mắc là không biết liệu bệnh lý...

Các loại bệnh vẩy nến thường gặp và triệu chứng nhận biết

Vảy nến là một trong những bệnh da liễu thường gặp. Mặc dù có sự chênh lệch giữa các châu...

Bệnh á sừng theo đông y và các bài thuốc đặc trị

Điều trị bệnh á sừng bằng bài thuốc Đông y dần trở thành xu hướng bởi phương pháp này được...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *