Hội chứng Stevens Johnson

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Stevens Johnson là tên của một hội chứng hiếm gặp tuy nhiên lại rất nguy hiểm. Các phản ứng bất thường người bệnh gặp phải có liên quan đến tình trạng dị ứng, trong đó điển hình là dị ứng thuốc. Trường hợp chủ quan không thăm khám và điều trị bệnh nhân có nguy cơ bị đe dọa tính mạng.

Tổng quan

Bệnh Stevens Johnson hay hội chứng Stevens Johnson là tình trạng nhiễm độc da nặng gây ra các triệu chứng có thể nhận biết bằng mắt thường. Ngoài tên gọi này, bệnh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như hội chứng Lyell, hoại tử biểu bì nhiễm độc,...

Hội chứng Stevens Johnson xuất hiện gây tổn thương thực thể ngoài da và các viêm nhiễm bên trong nghiêm trọng

Bệnh nhân gặp phải các triệu chúng ngoài da, đặc trưng là là các nốt ban đỏ, kèm theo bóng nước, bong tróc sau một thời gian. Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể đều có khả năng gặp phải tình trạng này, trong đó bao gồm vùng da mắt, bộ phận sinh dục và vùng miệng.

Bệnh nhân cần đến bệnh viện kiểm tra để tránh tình trạng nhiễm độc trở nên nghiêm trọng hơn. Tùy tình hình sức khỏe của mỗi người các triệu chứng sẽ biểu hiện với mức độ khác nhau. Trường hợp nặng người bệnh có thể bị đe dọa đến sự an toàn tính mạng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Hội chứng Stevens Johnson thường xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó trẻ em, người dưới 30 tuổi là nhóm đối tượng mắc bệnh phổ biến. Tỷ lệ bệnh nhân là nữ giới cao hơn so với nam giới. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến thuốc.

Cụ thể, hiện tượng nhiễm độc bắt đầu khi người bệnh sử dụng một loại thuốc điều trị không phù hợp. Trong khoảng 4 ngày đến 1 tháng sử dụng đầu tiên, bệnh nhân có thể bùng phát các triệu chứng nhiễm độc nhận biết ngoài da.

Những nhóm thuốc có khả năng gây hội chứng Stevens Johnson được liệt kê bao gồm:

  • Thuốc kháng khuẩn Sulfa
  • Thuốc chống động kinh (Phenytoin Carbamazepine, Lamotrigine, Phenobarbital)
  • Thuốc được dùng trong điều trị bệnh gút, điều trị sỏi thận (Allopurinol)
  • Thuốc NSAID (Piroxicam, Meloxicam)
  • Thuốc kháng sinh

Mặc dù Stevens Johnson không hay xảy ra, bệnh được xếp vào nhóm các bệnh lý hiếm gặp, tuy nhiên hội chứng này lại khá nguy hiểm. Ngoài trường hợp ngộ độc thuốc, trẻ em mắc hội chứng Stevens Johnson còn được chẩn đoán có liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn, virus.

Một số bệnh lý phổ biến làm tăng nguy cơ mắc chứng Stevens Johnson bao gồm tình trạng viêm phổi, quai bị, nhiễm virus Herpes, Coxsackie, virus viêm gan,... Nhiều trường hợp khác ghi nhận ngộ độc không có nguyên nhân cụ thể.

Thuốc được xem là nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng Stevens Johnson

Những yếu tố được cho rằng có liên quan đến hội chứng Stevens Johnson, tăng nguy cơ gây bệnh ở người như:

  • Cơ thể đang nhiễm phải virus, hệ thống miễn dịch yếu, đặc biệt là mắc các bệnh lý tự miễn.
  • Người đang điều trị ung thư, khối u trong thời gian tiến triển, đặc biệt là ung thư máu.
  • Người đã từng mắc hội chứng Stevens Johnson trước đó có khả năng tái phát cao.
  • Người có tiền sử người thân cùng huyết thống mắc Stevens Johnson.
  • Cơ thể mang gen đột biến, chịu kích thích vật lý từ tia xạ trị, tia cực tím.

Những yếu tố này có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho nhiều người. Bệnh nhân cần được kiểm tra sức khỏe ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên cơ thể. Mặc dù hội chứng Stevens Johnson hiếm khi xảy ra, tuy nhiên nếu xuất hiện bệnh cũng để lại các di chứng khá nặng nề.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Bệnh nhân mắc hội chứng Stevens Johnson có các triệu chứng đặc trưng như:

  • Sốt cao 39-40 độ C, kèm theo cơn đau nhức đầu vô cùng khó chịu, người bệnh mỏi.
  • Các triệu chứng bất thường ở vòm họng như viêm, sưng đau, tình trạng ngày càng nặng dần không thuyên giảm.
  • Vùng lưỡi, môi, bên trong khoang miệng xuất hiện các nốt mụn nước. Khi chúng vỡ ra có thể gây viêm nhiễm, loét miệng.
  • Biểu hiện ngoài da có thể quan sát rõ nét thông qua tình trạng nổi mụn nước trên da, xuất huyết dưới da. Vùng da tay, chân phát ban đỏ, thậm chí là phát ban trên toàn thân kèm theo các vết viêm ở vùng âm đạo, niệu đạo, hậu môn và khu vực quanh miệng mũi.
  • Viêm kết mạc mắt, một vài người bị loét ở giác mạc.
  • Mũi xuất hiện tình trạng viêm, xung huyết, thường xuyên bị chảy máu mũi không rõ nguyên nhân.
  • Hoại tử ở một vài cơ quan khi hội chứng Stevens Johnson trở nên nặng nề hơn.
  • Bệnh nhân bị đau đớn, rối loạn nhịp tim, thậm chí là rơi vào hôn mê.
  • Trường hợp nặng người bệnh có thể bị nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.

Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng thông qua các triệu chứng người bệnh đang gặp phải. Bác sĩ cũng sẽ thăm hỏi vấn đề về thuốc người bệnh đang sử dụng. Tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá chính xác bệnh lý người bệnh đang mắc phải. Bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu
  • Phương pháp sinh hóa kiểm tra chức năng gan thận
  • Phương pháp sinh thiết da
  • Cấy máu, cấy vi khuẩn gây tổn thương da
  • Biện pháp kiểm tra phản ứng miễn dịch của cơ thể

Sau khi có kết quả chẩn đoán cuối, phân biệt Stevens Johnson với các bệnh lý có các triệu chứng tương tự, người bệnh sẽ được hướng dẫn cách can thiệp điều trị phù hợp, kịp thời ngăn chặn các rủi ro không mong muốn.

Biến chứng và tiên lượng

Hội chứng Stevens Johnson có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường, nặng nhất là tử vong. Người bệnh cần được đến gặp bác sĩ để kiểm tra tổn thương, chẩn đoán phân biệt và điều trị sớm, phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Hội chứng Stevens Johnson gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho cơ thể người bệnh

Các biến chứng Stevens Johnson gây ra bao gồm:

  • Tình trạng mất nước, mất chất điện giải trở nên nghiêm trọng.
  • Viêm mắt, viêm loét và giảm thị lực ngày càng nặng.
  • Nhịp tim rối loạn, tăng nguy cơ viêm màng tim.
  • Bệnh nhân có thể bị viêm phổi.
  • Trường hợp nặng người bệnh rơi vào hôn mê, nhiễm trùng máu và tử vong.

Chính những rủi ro đã đề cập, tốt hơn hết bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ, thăm khám khi phát ban kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng khác. Chủ động thăm khám và can thiệp khi cần thiết giúp bạn ngăn chặn các biến chứng nặng nề, kéo dài tiên lượng sống tốt nhất.

Điều trị

Bác sĩ sẽ dựa tình trạng tổn thương trên cơ thể bệnh nhân để đưa ra phương án can thiệp phù hợp. Bệnh nhân cần phải đến bệnh viện điều trị nội trú và theo dõi khi mắc hội chứng Stevens Johnson. 

Tùy mức độ tổn thương của mỗi người mà bệnh nhân có thể được chỉ định nằm phòng hồi sức tích cực hay điều trị tại khoa phỏng của bệnh viện. Điều quan trọng người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc đang sử dụng để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Các phương pháp giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng:

Phương pháp điều trị bằng thuốc:

Sử dụng thuốc điều trị hội chứng Stevens Johnson theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh có thể được dùng các nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh như:

  • Thuốc Paracetamol giảm đau
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid
  • Thuốc nhỏ mắt trường hợp viêm kết mạc mắt
  • Thuố bôi điều trị các vết thương ngoài da
  • Thuốc kháng sinh chỉ định khi có tình trạng nhiễm khuẩn

Thuốc được sử dụng dạng uống hoặc dạng tiêm theo phác đồ của bác sĩ. Người bệnh không nên tùy tiện sử dụng thuốc để phòng tránh những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến tình trạng dị ứng, ngộ độc thuốc đang gặp phải.

Phương pháp điều trị hỗ trợ:

Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân còn được hướng dẫn điều trị hỗ trợ bằng các biện pháp:

  • Sử dụng dịch truyền cho người bệnh nhằm giúp người bệnh bù vào lượng dịch bị mất đi.
  • Cung cấp dinh dưỡng bằng đường bơm nếu bệnh nhân không thể ăn uống, sonde dạ dày sẽ được lắp đặt để đưa dinh dưỡng từ bên ngoài vào nuôi cơ thể.
  • Trường hợp nặng, dinh dưỡng sẽ được công cấp theo dạng dung dịch theo đường truyền tĩnh mạch.
  • Vị trí bị tổn thương sẽ được chườm mát, chườm ướt để làm dịu các kích thích, kết hợp bôi thuốc hoặc bôi dưỡng nhằm giảm lở loét, phòng rộp do bỏng da.
  • Không quên bỏ qua đôi mắt của bệnh nhân. Người bệnh sẽ được bác sĩ kiểm tra và chỉ định các biện pháp chăm sóc mắt phù hợp, bảo vệ tránh tình trạng viêm kết mạc.

Phòng ngừa

Hội chứng Stevens Johnson là một trong những dạng ngộ độc, dị ứng do nhiều nguyên nhân, trong đó thuốc là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất. Chính vì thế, để phòng ngừa chứng bệnh này cũng gặp nhiều khó khăn.

Tuân thủ theo sự hướng dẫn điều trị y tế từ bác sĩ phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc đối với sức khỏe

Người bệnh cần điều trị bệnh theo phác đồ, tránh lạm dụng thuốc gặp phải các phản ứng không mong muốn, gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Mặc dù hội chứng Stevens Johnson hiếm khi xuất hiện, tuy nhiên về mức độ nguy hiểm của bệnh là không thể bàn cãi.

Các tổn thương ngoài da, bên trong cơ thể nếu không được phát hiện và điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng. Chính vì thế, bệnh nhân nên tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc tân dược, không thử sử dụng bất kỳ loại thuốc mới lạ nào khi chưa được bác sĩ hướng dẫn.

Ngoài ra, những đối tượng có tiền sử gia đình mắc chứng Stevens Johnson cần được tầm soát, xét nghiệm sớm để phòng ngừa rủi ro bùng phát triệu chứng khi gặp điều kiện thuận lợi. Việc tìm biến thể trong cơ thể góp phần đánh giá nguy cơ mắc hội chứng này.

Khám sức khỏe tổng quát, thăm khám định kỳ 6 tháng, 1 năm để theo dõi tình trạng sức khỏe. Đồng thời mỗi người nên chủ động xây dựng đời sống lành mạnh, ăn uống đủ chất để cải thiện sức khỏe, tăng cường đề kháng hạn chế nhiều bệnh lý khác.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Hội chứng Stevens Johnson là gì?

2. Da tôi bị nổi nhiều nốt ban đỏ, ngứa, phòng rộp có phải mắc hội chứng Stevens Johnson không?

3. Triệu chứng nhận biết hội chứng Stevens Johnson là gì?

4. Nguyên nhân do đâu tôi mắc hội chứng Stevens Johnson?

5. Tôi cần làm các xét nghiệm kiểm tra nào?

6. Hội chứng Stevens Johnson có tự khỏi không?

7. Tôi cần làm gì để cải thiện hội chứng Stevens Johnson?

8. Sử dụng thuốc trong bao lâu các triệu chứng thuyên giảm?

9. Tôi có gặp tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc không?

10. Tôi cần quay lại tái khám khi nào?

Hôi chứng Stevens Johnson gây ra các tổn thương ngoài da và bên trong cơ thể. Người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng bất thường, nhất là khi chúng kéo dài không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được hỗ trợ và điều trị bằng biện pháp phù hợp.