Chia sẻ cách chữa bệnh trĩ bằng hoa hòe thật chi tiết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Theo Đông Y, hoa hòe có tác dụng chính là giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, sát trùng nên được dùng để chữa trị nhiều bệnh, trong đó có bệnh trĩ – đặc biệt là trĩ xuất huyết. Cách chữa bệnh trĩ bằng hoa hòe là biện pháp được áp dụng phổ biến và dễ dàng thực hiện tại nhà.

Tác dụng chữa bệnh trĩ của hoa hòe

Giới thiệu về hoa hòe

Hoa hòe (tên khoa học: Styphnolobium japonicum, họ: Fabaceae) còn được gọi là hòe hoa, hòe nhụy, hòe thực, hòe mễ thán… là một trong những vị thuốc được dùng phổ biến.

Dược liệu hoa hòe có hình trứng ngắn, đầu nụ hơi nhọn, dài từ 3mm – 6mm, màu vàng xám. Đài hoa hình chuông, có màu xanh, phía trên đài chia thành 5 răng lông ôm chặc phần nụ. Khi nở, hoa có màu vàng.

Hoa hòe có mùi thơm đặc trưng, vị đắng nhẹ, tính hơi hàn, có tác dụng chỉ huyết (cầm máu), thanh lương huyết (làm mát máu), sát cam trùng. Các bộ phận được dùng để làm thuốc là:

  • hòe mễ (nụ hòe)
  • hòe giác (quả hòe)
  • hòe hoa (hoa hòe đã nở).

Tác dụng trị bệnh của hoa hòe

Dược liệu được ứng dụng trong việc điều trị các bệnh sau:

  • Đại tiện ra máu
  • Tiểu ra máu
  • Trĩ
  • Chảy máu cam, ho khạc ra máu
  • Viêm võng mạc, mắt đỏ
  • Trường phong hạ huyết
  • Mất ngủ
  • Cao huyết áp.

Công dụng của hoa hòe trong việc điều trị bệnh trĩ

Trĩ (bệnh lòi dom) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng các tĩnh mạch cạnh trực tràng và hậu môn bị giãn, gây xung huyết, hình thành búi trĩ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên như viêm đại tràng, viêm trực tràng, xơ gan, táo bón, mang thai, ngồi quá lâu.. Bệnh trĩ có thể gây nên các biểu hiện như: đau rát, sưng viêm khó chịu, chảy máu tại khu vực hậu môn…

Theo nghiên cứu, trong hoa hòe có chứa chất rutin – một dạng của vitamin P. Chất này có tác dụng bảo vệ và nâng cao sức chịu đựng của các mao mạch hơn thông thường. Đây được xem là hoạt chất có lợi giúp ngăn chặn tình trạng giãn nở quá mức các tĩnh mạch và mao mạch quanh hậu môn.

Hoa hòe cũng có công dụng kháng khuẩn, chống viêm tốt, giúp giảm thiểu sưng viêm, cảm giác đau đớn do trĩ.

Với những bệnh nhân bị trĩ kèm theo biểu hiện sa búi trĩ, chảy máu búi trĩ ra ngoài hậu môn, dược liệu có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, làm co búi trĩ, phòng ngừa và hạn chế sự phát triển của búi trĩ.

XEM THÊM: Dùng Lá Trầu Không Chữa Bệnh Trĩ  Có Tốt Không?

Hướng dẫn một số cách chữa bệnh trĩ bằng hoa hòe

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc trị bệnh bằng hoa hòe sau đây:

hoa hòe chữa bệnh trĩ
Có nhiều cách chữa bệnh trĩ từ hoa hòe.

Bài thuốc 1: Thịt lợn hầm hoa hòe

Món ăn có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, tư âm nhuận táo, đặc biệt thích hợp với bệnh nhân bị trĩ xuất huyết do nhiệt thịnh.

Chuẩn bị:

  • 50 gam hoa hòe tươi
  • 120 gam thịt lợn nạc
  • gia vị vừa đủ.

Thực hiện:

  • Thịt lợn rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, tẩm ướp gia vị rồi đem hầm với hoa hòe.
  • Dùng trong ngày.

Bài thuốc 2: Rửa hậu môn bằng hoa hòe

Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết, chỉ huyết, giảm sưng đau.

Chuẩn bị: 60 gam hoa hòe

Thực hiện:

  • Sắc lấy nước.
  • Chia ra 2/3 để uống và 1/3 ngâm rửa hậu môn.
  • Dùng 1 thang mỗi ngày.

Bài thuốc 3: Hoa kinh giới và hoa hòe

Cách làm này giúp lương huyết chỉ huyết, thanh nhiệt tán phong, thích hợp với bệnh nhân bị sa niêm mạc trực tràng xuất huyết hoặc trĩ viêm loét chảy máu.

Chuẩn bị:

  • 50 gam hoa hòe
  • 50 gam hoa kinh giới

Thực hiện:

  • Đem sấy khô tất cả các nguyên liệu trên, tán thành bột nhuyễn.
  • Dùng 3 lần/ ngày, mỗi lần 5 gam, kèm với nước cơm hoặc nước cháo.

Bài thuốc 4: Thịt gà xào hoa hòe

Món ăn có công dụng lương huyết giáng áp, tư âm ích khí, thích hợp để trị chứng xuất huyết do trĩ, tăng huyết áp, đau mắt đỏ…

Chuẩn bị:

  • 250 gam hoa hòe tươi
  • 150 gam thịt gà
  • 25 gam cà chua
  • 25 gam tỏi
  • 1 quả trứng gà – chỉ dùng phần lòng trắng
  • bột mì
  • gia vị vừa đủ.

Thực hiện:

  • Hoa hòe đem rửa sạch, chần với nước sôi, sau đó để ráo nước.
  • Thịt bà trút bỏ xương, thái chỉ rồi đem ướp với gia bị, bột mì, lòng trắng trứng gà.
  • Cho dầu vào chảo, đun đến khi nóng già thì thêm thịt gà và hoa hòe vào, đảo đều tay. Khi gà gần chín, cho thêm cà chua vào, để lửa nhỏ trong ít phút rồi tắc bếp.
  • Cho món ăn ra đĩa, dùng khi nóng.

Bài thuốc 5: Trứng rán hoa hòe

Món ăn giúp lương huyết chỉ huyết, tư âm nhuận táo, thích hợp với người bị tri xuất huyết.

Chuẩn bị:

  • 250 gam hoa hòe
  • 3 quả trứng gà
  • 20 gam thịt hun khói
  • đậu Hà Lan luộc chín
  • mỡ lợn
  • hành củ
  • gia vị vừa đủ.

Thực hiện:

  • Hoa hèo rửa sạch rồi đem chần nhẹ với nước sôi, để ráo nước.
  • Thịt xông khói thái thành miếng nhỏ.
  • Đập trứng gà ra bát.
  • Trộn tất cả nguyên liệu lại với nhau. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
  • Làm nóng chảo, cho một ít mỡ lợn vào đun nóng, phi thơm hành rồi cho trứng, thịt,hoa hòe vào chảo rán chín.
  • Món ăn nên dùng khi còn nóng để tránh bị tanh.

Một số lưu ý khi dùng hoa hòe trị bệnh trĩ

Trong quá trình dùng hoa hòe để chữa bệnh trĩ, cần lưu ý một số điều sau;

  • Tác dụng của mẹo trị bệnh bằng hoa hòe có thể cần nhiều thời gian để phát huy. Do đó, người bệnh cần kiên trì áp dụng. Tuy nhiên, với trường hợp đau nặng, sa búi trĩ kèm theo lở loét, chảy máu nghiêm trọng, bạn nên đến cơ sở y tế dể thăm khám và được chỉ định biện pháp điều trị phù hợp hơn.
  • Phối hợp mẹo chữa bệnh trĩ bằng hoa hòe với một số biện pháp chăm sóc, thay đổi dinh dưỡng và lối sống để hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi.
  • Hoa hòe có tính hàn nên những người có tỳ vị hư hàn (biểu hiện: đau bụng do lạnh, ăn kém, chậm tiêu, thích chườm nóng, đại tiện lỏng nát) không nên dùng hoặc dùng hạn chế – đồng thời kết hợp với dược liệu có tính ấm, nóng.
  • Người bị huyết áp thấp dùng hoa hòe nhiều có thể bị choáng, chóng mặt.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng dược liệu trên trong điều trị bệnh trĩ.

Trên đây là một số thông tin về cách chữa bệnh trĩ bằng hoa hòe. Nội dung bài mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trĩ nội độ 3 : Đặc điểm nhận dạng và cách chữa trị

Bệnh trĩ được chia thành 4 giai đoạn. Trong đó bệnh trĩ nội độ 3 là giai đoạn tương đối...

Thuốc ngâm trĩ là gì? Tác dụng ra sao?

Thuốc ngâm trĩ có tác dụng gì, loại nào tốt và cách dùng?

Thuốc ngâm trĩ được sử dụng để làm sạch và điều trị một số triệu chứng của bệnh trĩ. Trên...

Mách bạn cách chữa bệnh trĩ bằng lá ổi đơn giản tại nhà

Chữa bệnh trĩ bằng lá ổi là một trong những mẹo dân gian đơn giản, được nhiều người áp dụng....

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị y khoa, phục vụ cho khám và chữa bệnh trĩ.

8 địa chỉ khám chữa bệnh trĩ tốt nhất TP HCM và Hà Nội

Bệnh trĩ là căn bệnh có xu hướng gia tăng và phổ biến trong xã hội hiện đại. Nếu không...

Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ nên dùng lá hay quả xanh tốt hơn?

Từ giờ, bệnh trĩ sẽ không còn cơ hội làm bạn khó chịu, đau vùng hậu môn khi bạn biết...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *