Bệnh trĩ có lây nhiễm không? Cách phòng tránh như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Không ít người bị bệnh trĩ lo sợ sẽ lây nhiễm bệnh cho người khác nên có ý xa lánh, sống tách biệt với mọi người. Điều này khiến họ trở nên trầm cảm, căng thẳng làm bệnh tình càng bùng phát dữ dội hơn. Sự thật như thế nào? Bệnh trĩ có lây không?

Bị bệnh trĩ có lây không
Bị bệnh trĩ có lây nhiễm không là vấn đề được nhiều người thắc mắc

Bệnh trĩ chỉ tình trạng sưng viêm và căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng. Căn bệnh này được chia thành các loại phổ biến như trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.

Chảy máu khi đi cầu là dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị đau và ngứa ở hậu môn. Tình trạng sa trĩ, lòi trĩ cũng có thể xảy ra ở các giai đoạn nặng của bệnh. Mặc dù khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu biết tường tận về căn bệnh này. Những câu hỏi có thể xuất hiện như “bị bệnh trĩ có lây hay không?”, hay “cách phòng tránh bệnh trĩ như thế nào?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Bệnh trĩ có lây nhiễm không?

Bệnh trĩ không được liệt vào danh sách các căn bệnh truyền nhiễm. Bệnh không thể lây lan từ đối tượng này sang đối tượng khác thông qua bất kỳ hình thức nào, kể cả đường máu hay đường quan hệ tình dục.

Do vậy, nếu phát hiện những người xung quanh mình bị trĩ thì bạn không nên xa lánh họ. Ngược lại, nếu bản thân không may mắc phải căn bệnh này thì bạn cũng không nên tự ti, mặc cảm, sống khép kín và thu mình lại. Những tác động xấu về tâm lý sẽ khiến bệnh phát triển trầm trọng hơn.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh trĩ?

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở bất cứ ai, từ trẻ em cho đến người già. May mắn thay, một số cách đơn giản dưới đây có thể giúp ngăn chặn không cho bệnh trĩ gây phiền phức đến cuộc sống của bạn.

1. Tăng cường chất xơ trong bữa ăn

Bệnh trĩ có khuynh hướng xảy ra phổ biến hơn ở những người đang bị rối loạn nhu động ruột. Hiện tượng tăng nhu động ruột sẽ gây tiêu chảy, ngược lại sẽ dẫn đến táo bón. Tất cả đều gây căng thẳng khi đi tiêu, khiến các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị tổn thương, sa giãn và dẫn đến bệnh trĩ.

Một cách đơn giản nhất để tránh được tình trạng trên là thêm chất xơ vào chế độ ăn. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta cần khoảng 25-30g chất xơ từ các loại thực phẩm như: Các loại đậu, trái cây có múi, rau cải xoan, cà rốt, chuối, táo và các loại ngũ cốc nguyên hạt.

2. Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp phòng ngừa bệnh trĩ

Đây là một cách phòng tránh bệnh trĩ khá đơn giản và không gây tốn kém chi phí, tuy nhiên rất ít ai hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh trĩ
Uống đủ nước giúp phòng tránh bệnh trĩ

Việc bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể sẽ giúp ổn định hoạt động của nhu động ruột, làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón và giảm căng thẳng khi đi cầu. Nước cũng giúp đào thải chất độc hại cho cơ thể và làm tăng tốc độ lưu thông máu ở khu vực xương chậu.

Để giúp cơ thể khỏe mạnh và hệ tiêu hóa luôn hoạt động trơn tru thì bạn nên uống 6-8 ly nước mỗi ngày. Bên cạnh nước lọc, hãy uống thêm nước ép trái cây, rau củ để bổ sung nước và các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe.

3. Hình thành thói quen tốt khi đi cầu

Rặn quá mạnh, ngồi lâu trong nhà vệ sinh, nín nhịn khi mắc đi đại tiện chính là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh trĩ bùng phát. Để tránh mắc phải căn bệnh này thì việc xây dựng thói quen tốt khi đi cầu là điều cần thiết. Tất cả những gì bạn nên làm là:

  • Biết lắng nghe cơ thể và đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Đừng cố gắng nín nhịn hết lần này đến lần khác bởi phân tồn lại lâu trong ruột già sẽ bị hút nước ngược trở lại. Hậu quả là tình trạng táo bón sẽ xảy ra khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.
  • Giữ tư thế thoải mái khi ngồi trên bồn cầu. Bạn có thể ngồi hơi nghiêng người về phía trước, chân chạm xuống sàn nhà tắm tạo thành một góc 90 độ để giảm áp lực cho vùng hậu môn – trực tràng.
  • Không nên rặn quá mạnh hoặc tận dụng thời gian đi vệ sinh để chơi điện thoại, đọc báo. Bạn nên đứng dậy và ra ngoài ngay nếu sau 3 phút cố gắng mà vẫn chưa đi cầu được.

4. Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Hậu môn nằm ở nơi kín đáo nên rất dễ bị bí hơi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh tấn công gây ra nhiều bệnh như nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn trực tràng, rò hậu môn và cả bệnh trĩ.

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn nên chú trọng công tác vệ sinh hậu môn. Thường xuyên làm sạch vùng này bằng nước ấm hoặc xà phòng không chứa chất tẩy. Tránh lau chùi bằng khăn giấy có chất liệu cứng hoặc được tẩm ướp hương thơm tổng hợp. Đồng thời, mặc quần rộng rãi, có kích thước phù hợp để không gây bí bách hậu môn.

5. Phòng tránh bệnh trĩ bằng cách tập thể dục

Tập thể dục và bệnh trĩ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Việc vận động sẽ giúp cho nhu động ruột khỏe mạnh, tránh ứ trệ máu ở các tĩnh mạch hậu môn, từ đó giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc bệnh trĩ.

bài tập thể dục ngăn ngừa bệnh trĩ
Chạy bộ giúp nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa bệnh trĩ

Tuy nhiên bạn cần biết cách tập luyện cho phù hợp để không gây phản tác dụng. Hãy tránh xa bộ môn nâng tạ và các bài tập đòi hỏi sức mạnh quá nhiều làm tăng áp lực cho ổ bụng. Thay vào đó, bạn hãy tham gia tập luyện các bộ môn nhẹ nhàng, vừa sức như yoga, bơi loại, tập dưỡng sinh…

Duy trì tập luyện thể dục, thể thao 30-45 phút mỗi ngày sẽ là chìa khóa giúp bạn ngăn ngừa bệnh trĩ thành công hơn.

6. Không sử dụng thuốc nhuận tràng bừa bãi

Thuốc nhuận tràng có thể hữu ích khi bạn bị táo bón. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng không đúng cách, thuốc có thể làm tăng nhu động ruột và làm tăng áp lực lên tĩnh mạch dẫn đến bệnh trĩ.

Chính vì vậy, bạn không nên sử dụng thuốc này một cách bừa bãi. Khi có nhu cầu dùng thuốc, hãy đi khám để được bác sĩ chỉ định liều dùng và thời gian điều trị thích hợp.

7. Tránh nâng vật nặng hoặc lao động quá sức

Ngoài việc rặn quá mạnh khi đi cầu thì các tĩnh mạch trĩ còn chịu nhiều áp lực khi bạn thường xuyên phải nâng vật nặng hoặc lao động nặng nhọc. Do đó, đừng cố gắng làm việc quá sức mình. Khi phải khiêng vác vật nặng, hãy dùng đến máy móc hoặc nhờ sự trợ giúp của người khác.

8. Hạn chế căng thẳng đầu óc

Khi đầu óc bị căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ tiết ra một loại hóc môn gây mệt mỏi, chán ăn và rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, buồn nôn…). Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho bệnh trĩ có cơ hội phát triển.

Để tránh mắc bệnh trĩ, bạn hãy giữ cho đầu óc của mình luôn được thoái mái. Khi bị căng thẳng, có thể giải tỏa bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, chia sẻ công việc với người thân, xem phim hay tập thể dục.

Tóm lại, bệnh trĩ không có khả năng lây nhiễm nhưng rất dễ mắc phải. Bạn nên tích cực chủ động phòng ngừa bệnh ngay từ hôm nay để tránh gặp phải những phiền toái do căn bệnh này gây ra.

Lưu ý: Thông tin ThuocDanToc.vn cung cấp không thể thay thể được cho chỉ định và hướng dẫn từ các nhà chuyên môn!

Click xem thêm

Thông tin về các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn

Các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn bạn nên thử

Nitroglicerin, diltiazem, Cortison, Anusol-HC, Lidocain…là các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn thường được sử dụng. Vì sử...

Người bệnh trĩ nên ăn một số loại trái cây như táo, lê, chuối,... để cải thiện tình trạng bệnh.

Top 5 loại trái cây tốt cho người bị bệnh trĩ nên ăn

Bệnh trĩ có thể được cải thiện qua đường ăn uống. Một số loại trái cây tốt cho người bệnh...

Trĩ nội độ 4 : Đặc điểm và cách chữa trị phù hợp

Trĩ nội độ 4 là giai đoạn nặng nề nhất của bệnh. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời,...

13+ Cách Trị Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng

Những người bị bệnh trĩ dù nhẹ hay nặng có thể kết hợp những cách chữa trị tại nhà đơn...

Triệu chứng sau mổ trĩ khi nào nguy hiểm?

Triệu chứng sau mổ trĩ khi nào nguy hiểm?

Triệu chứng sau mổ trĩ thường gặp như tình trạng đau rát, khó đi cầu, nhiễm trùng vết thương,...Chúng gây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.