Bất ngờ với cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung ít ai biết
Đau, sưng viêm, chảy máu do trĩ có thể được khắc phục nhờ vào mẹo trị bệnh bằng quả sung. Đây là cách làm khá đơn giản nhưng có thể giải quyết được căn bệnh khó nói này.
Tác dụng của quả sung đối với bệnh trĩ
Bệnh trĩ (bệnh lòi dom) là hệ quả của sự gia tăng áp lực trong tĩnh mạch của hậu môn, khiến cho tĩnh mạch bị ứ đọng máu, gây triệu chứng khó chịu, đặc biệt là khi ngồi. Tùy vào vị trí xảy ra mà bệnh được chia thành hai dạng:
- Trĩ nội: liên quan đến búi tĩnh mạch trong trực tràng, có thể chảy máu nhưng không gây đau. Khi búi trĩ to lên, chúng có thể lòi ra khỏi hậu môn – hiện tượng này được gọi là sa búi trĩ.
- Trĩ ngoại: liên quan đến tĩnh mạch quanh khu vực hậu môn. Với dạng này, bạn có thể cảm thấy đau, ngứa, đôi khi là chảy máu.
Bệnh trĩ mặc dù không truyền nhiễm, không quá nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng nhưng các triệu chứng có thể khiến nhiều người đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt hằng ngày.
Để khắc phục tình trạng trên, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tây, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo dân gian dùng quả sung để khắc phục.
Tác dụng của quả sung với bệnh trĩ?
Không chỉ đơn thuần là món ăn dân dã hằng ngày (như muối chua, gỏi sung…), nguyên liệu trên còn được dùng để trị nhiều bệnh.
Theo y học cổ truyền, sung có vị chát, ngọt, tính bình, có tác dụng: kiện tỳ thanh tràng (lợi đường tiêu hóa, làm sạch ruột), tiêu thũng, giải độc. Với đặc tính dược lý như trên, dân gian thường dùng quả sung trong điều trị một số bệnh đường tiêu hóa như:
- kiết lỵ
- viêm ruột
- đại tiện bí kết
- lòi dom, sa trực tràng
- trĩ sang (trĩ lở loét).
Một số nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho biết, quả sung có chứa nhiều chất lợi sức khỏe, đặc biệt là những người bị trĩ, gồm có: phosphor calcium, magnésium, potassium, các nguyên tố vi lượng như sắt, chất xơ, các vitamin nhóm A, B, C, E, K.
Với tính chất trên, quả sung được dùng để phòng và cải thiện triệu chứng bệnh trĩ.
Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung theo kinh nghiệm dân gian
Tham khảo các dùng quả sung chữa bệnh trĩ ngay sau đây:
Bài thuốc trị trĩ
Bài thuốc 1:
- Ăn sống 1 -2 quả sung mỗi ngày kết hợp với bôi nhựa sung lên vùng bị trĩ. Bạn cũng có thể dùng lá sung nấu nước để ngâm, rửa hậu môn rồi lau khô bằng giấy/ khăn sạch.
- Bài thuốc có tác dụng giảm đau, tiêu thũng cho đối tượng bị đau, sưng, chảy máu trĩ.
Bài thuốc 2:
- Nấu nước từ vỏ cây sung/ lá sung/ 10 quả sung để xông hậu môn. Không dùng nước xông quá nóng và đặt hậu môn quá gần nồi xông để tránh bị bỏng. Khi nước ấm thì dùng nước trên rửa hậu môn nhẹ nhàng.
- Thực hiện một lần mỗi ngày, trước khi đi ngủ. Mỗi lần xông nên kéo dài từ 20 – 30 phút, liên tục trong 6 – 8 ngày là hoàn tất một liệu trình.
Bài thuốc 3:
- Bôi nhựa sung lên búi trĩ.
Món ăn chữa trĩ từ quả sung
Sung chứa nhiều chất dinh dưỡng và giàu chất xơ nên bạn có thể thêm nguyên liệu vào trong bữa hằng ngày. Cách chế biến đơn giản như sau:
Nguyên liệu:
- 15 – 20 quả sung xanh hoặc phơi khô.
- 1 đoạn lòng lợn.
Thực hiện:
- Nấu canh sung với lòng lợn.
Món canh sung lòng lợn có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, Bạn có thể ăn món trên liên tục cho đến khi khỏi bệnh.
Một số lưu ý khi chữa trĩ bằng quả sung
Trong quá trình dùng quả sung chữa trĩ, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:
- Vệ sinh sạch sẽ quả sung, lá sung trước khi thực hiện bài thuốc bôi, xông hoặc uống.
- Quả sung chín có tính nóng, ăn nhiều có thể gây xuất huyết trực tràng, võng mạc, chảy máu âm đạo.
- Sung có tác dụng hạ đường huyết. Do đó không dùng nguyên liệu trên quá nhiều theo đường ăn/ uống nếu bạn đang có lượng đường huyết trong máu thấp.
- Sung có chứa hàm lượng Oxalate cao, ăn nhiều có thể gây hại cho túi mật, thận.
- Đối với bệnh nhân bị trĩ nghiêm trọng, chảy máu, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định biện pháp khắc phục phù hợp.
Sung chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe nói chung và người bị trĩ nói riêng. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cách chữa trĩ bằng quả sung với những người bị trĩ nhẹ, mới chớm bệnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.
Có thể bạn quan tâm
- 7 cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật hiệu quả
- Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ: Ưu điểm, nhược điểm và chi phí
Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!