Phân biệt các loại bệnh trĩ thường gặp
Bệnh trĩ có thể gặp ở mọi đối tượng không phân biệt giới tính và tuổi tác. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí phát sinh búi trĩ mà trĩ được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Và việc phân biệt rõ các loại trĩ sẽ giúp cho quá trình thăm khám và điều trị trở nên dễ dàng hơn. Do đó, nếu muốn bệnh nhanh chóng khỏi người bệnh nên nắm chắc dấu hiệu nhận biết và cách điều trị của từng loại bệnh trĩ.
Bệnh trĩ xảy ra khi các cụm tĩnh mạch trong hậu môn hoặc trực tràng giãn ra và sưng lên quá mức. Bình thường, các mô này thực hiện chức năng kiểm soát phân thải ra nhưng khi bị sưng lên chúng trở nên viêm và dẫn đến trĩ. Bệnh trĩ không phải lúc nào cũng thấy nhưng khi chúng mở rộng và chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh có thể quan sát và thấy cục màu đỏ hoặc vết sưng dưới hậu môn.
Theo y học hiện đại, bệnh trĩ chia thành 4 loại khác nhau bao gồm:
Mỗi loại trĩ nêu trên đều có những biểu hiện và cách điều trị không giốn nhau. Cụ thể như sau:
1. Bệnh trĩ nội
Trĩ nội là hiện tượng búi trĩ phát triển bên trong trực tràng. Bình thường, người bệnh không thể nhìn thấy được búi trĩ bởi chúng nằm quá sâu trong hậu môn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp búi trĩ to ra có thể gây sưng và lồi ra khỏi hậu môn gây đau nhức dữ dội, nhất là khi ngồi.
Theo các chuyên gia y tế, trĩ nội thường có xu hướng tự khỏi nên chúng không quá nghiêm trọng. Thế nhưng, người bệnh cũng cần tiến hành điều trị sớm tránh trường hợp bệnh gây ra biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh nhân có thể nhận biết bệnh trĩ nội thông qua những biểu hiện sau đây:
- Đại tiện ra máu: Chảy máu trong và sau khi đi đại tiện là một trong những triệu chứng nổi bật giúp nhận biết bệnh trĩ nội. Ban đầu khi bệnh mới khởi phát, máu chảy với lượng rất nhỏ và không gây bất kỳ cảm giác đau rát hay khó chịu cho người bệnh. Nhưng càng về sau, lượng máu nhỏ giọt có thể ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng mất máu khiến cơ thể bệnh nhân mệt mỏi, suy yếu.
- Đau hậu môn: Một số trường hợp bệnh trĩ nội ở cấp độ nhẹ sẽ không gây bất kỳ đau đớn nào cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển sang mức độ nặng, trĩ có thể làm tắc tĩnh mạch và gây đau nhức dữ dội.
- Búi trĩ sa xuống hậu môn: Ở giai đoạn tiếp theo, người bệnh có thể nhận biết bệnh trĩ nội thông qua triệu chứng búi trĩ sa xuống hậu môn. Dấu hiệu này chỉ xuất hiện khi người bệnh đi đại tiện.
2. Bệnh trĩ sa
Bệnh trĩ sa xuất hiện khi trĩ nội bị sưng lên và lồi ra khỏi hậu môn. Loại trĩ này sẽ được phân biệt theo từng lớp dựa trên khoảng cách mà chúng lồi ra ngoài. Cụ thể như:
- Lớp một: Búi trĩ không tăng sinh chút nào. Nghĩa là chúng chỉ mới lồi ra ngoài hậu môn và không có bất kỳ biểu hiện gì khác.
- Lớp hai: Sau khi lồi ra ngoài, búi trĩ có thể tự tụt vào trong. Chúng chỉ tăng sinh khi người bệnh gây áp lực lên vùng trực tràng hoặc hậu môn. Chẳng hạn, sau khi người bệnh đi cầu chúng sẽ lồi ra và tụt vào trong ngay sau đó.
- Lớp ba: Tăng sinh mạnh mẽ nhưng trong giai đoạn này người bệnh vẫn có thể đẩy búi trĩ vào lại bên trong. Khi đó, người bệnh cần sử dụng thuốc để điều trị tránh tình trạng đau nhức và nhiễm trùng.
- Lớp bốn: Lúc này búi trĩ không ngừng tăng sinh và đã nằm ngoài hậu môn. Lúc này, chúng không tự tụt vào trong và bệnh nhân cũng không thể đẩy chúng vào.
Bệnh trĩ sa trông giống như những cục u sưng đỏ bên ngoài hậu môn. Người bệnh có thể nhìn thấy chúng nếu sử dụng gương để kiểm tra. Ngoài triệu chứng lồi, bệnh nhân bị bệnh trĩ sa có thể cảm thấy đau nhức, ngứa rát ở hậu môn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện phẫu thuật để loại bỏ trĩ, giảm đau.
3. Bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại là những búi sưng do các tĩnh mạch sưng lên nằm dưới lớp da bao xung quanh hậu môn. Không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy búi trĩ ngoại nhưng đôi khi người bệnh có thể quan sát thấy những cục u xuất hiện trên bề mặt hậu môn.
Về cơ bản, các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại thường có nét giống bệnh trĩ nội nhưng vì chúng nằm bên ngoài trực tràng nên người bệnh thường cảm thấy đau và khó chịu khi ngồi hoặc thực hiện hoạt động thể chất. Bên cạnh những triệu chứng nhận biết đó, bệnh nhân có thể phát hiện bệnh trĩ ngoại qua những dấu hiệu sau:
- Các nếp gấp ở hậu môn ngày càng sưng to: Đây là một trong những triệu chứng nhận biết đặc trưng của bệnh trĩ ngoại. Các nếp gấp ở hậu môn ngày càng sưng to là nguyên nhân gây ứ đọng dịch bẩn trên hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện. Nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể gây nhiễm trùng.
- Nứt kẽ hậu môn: Người bị trĩ ngoại thường xuất hiện những cục máu đông gần hậu môn. Những cục máu này có thể căng lên và sưng phồng gây nứt kẽ hậu môn.
- Trĩ sa ra ngoài: Bệnh nhân bị trĩ ngoại nếu không sớm chữa trị, về lâu dài búi trĩ có thể to ra và sa ra ngoài gây chảy kéo dài và đau nhức, khó chịu.
4. Bệnh trĩ huyết khối
Bệnh trĩ huyết khối là hiện tượng xuất hiện một cục máu đông trong mô trĩ. Chúng thường xuất hiện dưới dạng cục u hoặc sưng quanh hậu môn.
Bệnh trĩ huyết khối về cơ bản là một trong những biến chứng của bệnh trĩ, trong đó có hình thành cục máu đông. Và những cục máu đông này có thể xảy ra ở cả trĩ nội và trĩ ngoại với các triệu chứng chính như:
- Ngứa và đau nhức dữ dội
- Sưng to và đỏ
- Xuất hiện màu xanh xung quanh khu vực của bệnh trĩ
Bệnh trĩ huyết khối cần được tiến hành điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng do thiếu máu cung cấp cho các mô ở trực tràng và hậu môn. Do đó, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường khác, bạn nên đến ngay bệnh viện để thăm khám. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên nhanh chóng gặp bác sĩ nếu triệu chứng ngứa ngáy hoặc viêm vùng hậu môn và trực tràng không thuyên giảm mà ngày càng gia tăng.
Bệnh trĩ nội và ngoại không tăng sinh thường có nhiều khả năng chữa lành và ít gây biến chứng. Tuy nhiên, đối với bệnh trĩ sa và huyết khối khả năng tăng sinh cao nên thường gây khó chịu và làm tăng nguy cơ biến chứng. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, người bệnh cần phân biệt đúng loại bệnh trĩ, từ đó có cách điều trị phù hợp với từng loại bệnh.
Có thể bạn quan tâm
- 5 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả, Dễ Làm
- Các cấp độ của bệnh trĩ có thể bạn chưa biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!