Đau Răng Kiêng Ăn Gì và Nên Ăn Gì Để Không Bị Đau Nhức?

Sử dụng một số thực phẩm, đồ uống nhất định có thể làm tăng nặng cơn đau nhức răng. Vậy bị đau răng kiêng ăn gì và bổ sung gì để nhanh hết đau? Để xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý giúp hỗ trợ giảm đau răng nhanh, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Đau răng kiêng ăn gì?

Người bị đau răng được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng một số thực phẩm hay đồ uống nhất định nếu không muốn cơn đau trở nên nghiêm trọng. Bao gồm:

1. Kẹo ngọt

Kẹo cứng hay kẹo mềm đều không tốt cho người đang bị đau răng. Khi nhai kẹo cứng, bạn sẽ phải cử động hàm nhiều hơn tạo ra lực tác động mạnh lên viên kẹo cũng như răng, từ đó khiến cảm giác đau nhức tăng lên rõ rệt. Trong khi đó, kẹo cứng lại dễ dàng bám dính ở các lỗ răng sâu hay kẽ răng rất khó làm sạch.

Đau răng kiêng ăn gì
Ăn nhiều kẹo ngọt kích thích vi khuẩn trong khoang miệng phát triển và gây đau răng nghiêm trọng hơn

Các loại kẹo nói chung đều chứa nhiều đường. Đây chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Chúng tấn công vào khoang miệng gây sâu răng, sưng nướu răng hay viêm nha chu cấp – những nguyên nhân phổ biến gây đau răng.

Thêm vào đó, tiêu thụ quá nhiều kẹo ngọt còn khiến nồng độ axit trong miệng tăng cao. Chất này bào mòn men răng , ngà răng và khiến các dây thần kinh bên trong tủy dễ bị kích thích. Hậu quả là bạn có thể bị ê buốt, đau nhức răng nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí không ít trường hợp còn bị mẻ răng, vỡ răng khi đang nhai kẹo cứng.

2. Bánh quy không tốt cho người bị đau răng

Bánh quy chứa nhiều tinh bột và đường. Thực phẩm này thường gây hình thành mảng bám ở răng và thúc đẩy vi khuẩn phát triển mạnh tấn công vào răng và các mô mềm. Điều này không chỉ gây ra các cơn đau nhức khó chịu ở răng mà còn làm tăng nặng các vấn đề khác như viêm tủy răng, áp xe răng.

Thêm vào đó, ăn nhiều bánh quy còn gây khô miệng, giảm tiết nước bọt khiến khoang miệng khó làm sạch và dễ phát sinh mùi hôi khó chịu. Để bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng, bạn nên hạn chế ăn bánh quy.

3. Trái cây có vị chua

Nếu bạn đang thắc mắc đau răng kiêng ăn gì thì nên thận trọng với các loại trái cây có vị chua. Chẳng hạn như chanh, cam, quýt hay xoài… Chúng có nồng độ axit khá cao, khi ăn nhiều sẽ gây tổn thương, ăn mòn men răng và làm tăng mức độ nhảy cảm của răng. Điều này khiến răng trở nên đau nhức nghiêm trọng hơn, nhất là khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh quá mức từ thức ăn hoặc khi nhai đồ cứng.

Tham khảo thêm: Đau Răng Sâu Kéo Dài Bao Lâu? Cách Chữa và Ngăn Ngừa

4. Đau răng nên kiêng ăn thịt gà

Thịt gà bình thường rất tốt cho sức khỏe nhưng lại không có lợi cho người bị đau răng. Do có kết cấu sợi dài, các mẩu vụn của thịt gà rất dễ bám dính chặt trong kẽ răng và khó làm sạch nếu chỉ đính răng thông thường. Nó khiến vi khuẩn phát triển và gây đau răng nặng hơn.

Tốt nhất bạn nên hạn chế ăn thịt gà nếu đang bị đau răng. Nếu dùng thì chỉ nên ăn một lượng nhỏ và hãy lấy chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng sau khi ăn.

5. Nước ngọt có gas

Nếu có thói quen uống nước ngọt chứa gas thường xuyên, bạn nên từ bỏ ngay. Nước ngọt có gas được xem là kẻ thù của răng. Thức uống này ngoài hàm lượng đường cao còn có tính axit và thường được dùng kèm với đá lạnh. Tất cả đều có thể gây hại cho men răng và kích thích các dây thần kinh khiến cơn đau răng tăng nặng.

Chưa kể, sở thích uống nước bọt còn khiến bạn phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe như giảm tiết nước bọt, khô miệng, vàng răng, sâu răng, béo phì, tiểu đường

6. Bị đau răng không nên ăn táo

Táo dù chỉ chứa hàm lượng axit nhẹ nhưng cũng có thể gây hại cho men răng và khiến răng bị kích thích nếu ăn quá nhiều.

Ngược lại, một số loại táo thì chứa nhiều đường. Việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ sau khi ăn sẽ khiến hại khuẩn có cơ hội phát triển mạnh và tấn công vào răng khiến cho răng bị ê buốt, đau nhức, xuất hiện lỗ sâu hoặc nặng nề hơn là viêm tủy.

7. Kem hoặc nước đá lạnh

Kem, nước đá hay đồ lạnh nói chung đều là khắc tinh của các trường hợp bị đau răng. Lúc này, răng khá nhạy cảm nên dễ bị kích thích bởi nhiệt độ lạnh của thực phẩm khiến cơn đau nhức răng trở nên dữ dội hơn.

Đặc biệt, một số món ăn lạnh ( chẳng hạn như kem) còn chứa nhiều đường nên không tốt cho những người bị đau răng bắt nguồn từ các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, sưng nướu.

8. Đau răng kiêng ăn gì? – Đồ cứng

Người bị đau răng cũng nên tránh nhai đồ cứng, nhất là mía, kẹo cứng hay xương sụn động vật. Chúng tác động mạnh lên răng và làm tăng nặng cảm giác đau, đồng thời khiến răng dễ bị vỡ hoặc lung lay.

9. Kiêng uống cà phê

Cà phê là thức uống được nhiều người sử dụng vào buổi sáng để duy trì tinh thần tỉnh táo, sảng khoái khi làm việc. Tuy nhiên, nếu đang bị đau răng thì bạn nên tránh sử dụng thức uống này.

Đau răng kiêng ăn gì? - cà phê
Cà phê có tính kích thích mạnh và gây khô miệng nên không tốt cho người bị đau răng

Thành phần trong cà phê có tính kích thích mạnh. Nó tác động trực tiếp lên dây thần kinh trong tủy và khiến răng đau nhức nhiều hơn. Hơn nữa, cà phê còn gây mất nước, giảm tiết nước bọt và làm tăng axit trong khoang miệng khiến men răng bị ăn mòn.

10. Bị đau răng nên kiêng ăn các món quá nóng

Thói quen ăn các món quá nóng khi vừa mới nấu xong cũng không tốt cho sức khỏe răng miệng, nhất là khi bạn đang bị đau răng. Tương tự như đồ lạnh, nhiệt độ nóng quá mức cũng tác động mạnh lên dây thần kinh dẫn truyền cảm giác đau về hệ thần kinh trung ương. Tốt nhất, bạn nên chờ cho thức ăn nguội và còn hơi ấm ấm hãy sử dụng để tránh gây kích thích cho răng.

Tham khảo thêm: Đau Răng Ngậm Nước Muối Có Tốt Đúng Như Lời Đồn Không?

11. Đồ uống chứa cồn

Tương tự như cà phê, các thức uống chứa cồn đều có thể gây khô miệng và làm tăng nồng độ axit khiến men răng bị ăn mòn. Lúc này, răng dễ bị kích thích khi có tác động từ bên ngoài dẫn đến đau nhức, ê buốt.

Đau răng nên ăn gì?

Các thực phẩm có đặc tính giảm đau, chống viêm tự nhiên thường được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị đau răng. Bao gồm:

1. Gừng

Gừng là một trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị đau răng. Loại củ gia vị này chứa nhiều hoạt chất quý có khả năng giảm đau, chống sưng viêm nướu răng, hỗ trợ điều trị sâu răng, viêm nha chu hay viêm niêm mạc miệng, viêm tủy răng hay hôi miệng.

Bên cạnh đó, gừng còn làm giảm nồng độ axit trong khoang miệng cũng như trong dạ dày, ngăn chặn quá trình ăn mòn men răng, giúp răng bớt nhạy cảm. Để giảm đau, bạn chỉ cần giã nát gừng đắp vào răng, uống 2 – 3 tách trà gừng mỗi ngày, thêm gừng vào trong các món ăn hoặc nấu nước gừng để súc miệng.

2. Sữa, sữa chua, phô mai

Nhóm thực phẩm này đặc biệt tốt cho người bị sâu răng, đau răng hay mắc các bệnh lý khác về răng miệng. Sữa tươi có kết cấu lỏng, trong khi sữa chua và phô mai đều khá mềm mại, nhanh chóng tan trong miệng khi sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được tác động lên răng, qua đó giảm thiểu cảm giác đau nhức khó chịu.

Đặc biệt, sữa tươi và các chế phẩm từ sữa đều bổ sung nguồn vitamin D và canxi phong phú cho. Chúng giúp thúc đẩy quá trình tái khoáng men răng, giúp răng chắc khỏe và bớt nhạy cảm, đồng thời lấp đầy lỗ sâu răng, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn vào trong tủy.

3. Bị đau răng nên ăn các loại trái cây mềm

Quả na, đu đủ, nho đen… đều là những loại quả mềm, không phải dùng răng nhai mạnh khi ăn. Chúng có hàm lượng đường không quá cao, lại bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất giúp răng chắc khỏe hơn, qua đó hạn chế được tần suất phát sinh các cơn đau răng.

Đau răng nên ăn gì
Na là loại trái cây mềm, chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp xoa dịu cơn đau răng

Tham khảo thêm: Chữa Đau Răng Bằng Mật Ong Dễ Mà Có Hiệu Quả Bất Ngờ

4. Tỏi

Củ tỏi chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc “đau răng nên ăn gì?”. Loại gia vị này được sử dụng để thay thế cho thuốc kháng sinh trong các trường hợp bị đau răng do sâu răng, viêm nha chu, áp xe quanh chóp răng, viêm tủy răng hay nhiễm trùng nướu. Nguồn allicin phong phú trong tỏi sẽ phát huy tích cực trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và cải thiện cơn đau của bạn.

5. Các món loãng

Cháo, súp hay các món ăn lỏng rất thích hợp cho người bị đau răng. các nguyên liệu sử dụng trong món ăn đều được ninh nhừ nên không phải nhai nhiều và khá dễ nuốt. Chúng không chỉ ngăn chặn cơn đau răng bùng phát mà còn làm tăng tiết nước bọt khiến khoang miệng được sạch sẽ hơn. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua các món ăn lỏng, nhất là trong những ngày răng bị đau nhức nghiêm trọng.

6. Trà xanh

Thêm một gợi ý hữu ích cho thắc mắc “đau răng nên ăn gì?” đó chính là trà xanh. Các hoạt chất flavonoid và EGCG được tìm thấy trong thực phẩm này có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, bảo vệ men răng. Thường xuyên uống trà xanh hoặc sử dụng các món ăn được chế biến từ bột trà xanh sẽ giúp hỗ trợ giảm đau, khử mùi hôi miệng và nâng cao sức khỏe răng miệng của bạn.

7. Thực phẩm giàu omega 3

Bao gồm cá béo, đậu nành, dầu gan cá, dầu ô liu… Nguồn omega 3 phong phú mà các thực phẩm này cung cấp sẽ giúp hỗ trợ giảm đau bằng cách chống lại tình trạng sưng viêm ở nướu hay tủy răng. Bạn có thể thêm chúng vào thực đơn để đẩy lùi cơn đau một cách tự nhiên.

Qua những thông tin trên hẳn bạn đã biết rõ khi bị đau răng kiêng ăn gì và nên sử dụng các thực phẩm nào để nhanh chóng cắt đứt cơn đau. Tình trạng đau răng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, ngoài việc duy trì một chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn nên tích cực điều trị triệt để các nguyên nhân cơ bản, tránh để cơn đau tái phát trở lại.

Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân gây ê buốt răng

Răng Ê Buốt: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị và Khắc Phục

Răng ê buốt do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm các yếu tố tạm thời, bệnh lý và các...

Bị ê buốt răng cửa là do đâu?

Bị Ê Buốt Răng Cửa (Hàm Trên + Hàm Dưới) Phải Làm Gì?

Bị ê buốt răng cửa hàm trên và hàm dưới gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của nhiều...

Ê buốt răng hàm trên có nguy hiểm không?

Bị Ê Buốt Răng Hàm Trên: Nguyên Nhân và Cách Xử Lý

Bị ê buốt răng hàm trên gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống, sinh hoạt...

Răng bị ê buốt khi nhai là dấu hiệu bệnh gì?

Răng Bị Ê Buốt Khi Nhai Báo Hiệu Bệnh Gì? Cách Chữa Trị

Răng bị ê buốt khi nhai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm nướu, sâu răng, viêm nha...

Có nên dùng thuốc khi bị ê buốt răng?

Ê Buốt Răng Uống Thuốc Gì? 5 Loại Thuốc An Toàn

Ê buốt răng uống thuốc gì? Theo khuyến cáo của chuyên gia, bệnh nhân nên đến bệnh viện, phòng khám...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *