[Tổng hợp] Các cách chữa đau răng hiệu quả nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn)

Đau răng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn nhai hàng ngày. Do đó tìm kiếm giải pháp làm sao hết đau răng tận gốc luôn được người bệnh quan tâm. Để giải quyết vấn đề này bạn đọc có thể tham khảo các cách chữa đau răng cực kỳ hiệu quả dưới đây.

Tổng hợp các cách chữa đau răng hiệu quả

Đau răng nên làm gì để khỏi bệnh hoàn toàn? Hiện nay, người bệnh có thể điều trị tình trạng đau nhức răng bằng một số cách sau:

Cách chữa đau răng tại nhà

Đối với cách này, người bệnh có thể sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên và trong gia đình để làm giảm triệu chứng bệnh. Các nguyên liệu này hoàn toàn lành tính và rất dễ thực hiện.

Cách trị đau răng nhanh nhất tại nhà bằng chanh tươi

Chanh chứa nhiều axit và vitamin C nên có khả năng kháng khuẩn, giảm đau nhức răng hiệu quả. Do đó trong dân gian thường sử dụng để điều trị đau nhức răng tại nhà.

Mẹo trị đau răng này thực hiện như sau:

  • Chọn 1 quả chanh tươi rồi vắt lấy nước cốt.
  • Sau đó vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi sử dụng tăm bông thấm nước cốt chanh để bôi vào vùng răng bị sâu.
  • Giữ nguyên trong vòng 2 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch.
  • Thực hiện cách giảm đau răng này hàng ngày, mỗi ngày từ 1 – 2 lần triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng suy giảm.
Dùng chanh tươi là cách giảm triệu chứng đau nhức răng ngay tại nhà
Dùng chanh tươi là cách giảm triệu chứng đau nhức răng ngay tại nhà

Lưu ý: Nước cốt chanh rất an toàn có thể sử dụng cho mọi đối tượng, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng. Vì nếu sử dụng quá 3 lần/ ngày, axit trong chanh sẽ ăn mòn men răng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng khác.

Bị đau răng phải làm sao? – Sử dụng đá lạnh

Sử dụng đá lạnh là mẹo hết đau răng hiệu quả được nhiều người áp dụng. Đá lạnh có khả năng gây tê, kích thích dây thần kinh cảm xúc quanh răng, giúp giảm đau nhức hiệu quả. Cách thực hiện trị đau răng tại nhà bằng đá như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 2, 3 viên đá sau đó bọc vào khăn hoặc túi chườm chuyên dụng.
  • Sử dụng túi đá để chườm vào bên má bị đau nhức răng trong khoảng 5 phút.
  • Kiên trì thực hiện phương pháp chườm đá lạnh này triệu chứng sẽ giảm dần và không gây đau nhức nữa.

Cách trị đau răng tại nhà với búp ổi

Búp ổi có chứa thành phần astringents giúp se chắc nướu lợi, giảm đau nhức răng và các bệnh về răng lợi rất hiệu quả. Mẹo chữa đau răng nhanh nhất bằng búp ổi thực hiện như sau:

  • Lấy 1 nắm lá ổi non rửa sạch sau đó cho thêm 1 ít muối và đem đi giã nát để lọc lấy nước cốt.
  • Dùng tăm bông thấm nước cốt mới thu được bôi vào vùng răng đau nhức rồi giữ nguyên trong khoảng 5 phút sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.
  • Với cách giảm đau răng này bạn nên thực hiện mỗi ngày khoảng 2 lần, đặc biệt nên dùng trước khi ngủ sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

Cách làm hết đau răng bằng nghệ tươi

Nghệ tươi có chứa Curcumin có tác dụng kháng viêm và sát trùng do đó đây được coi là chất kháng sinh tự nhiên. Khi sử dụng nguyên liệu này, khu vực đau nhức răng do viêm nhiễm sẽ nhanh chóng suy giảm và trường hợp nhẹ có thể khỏi hoàn toàn tại nhà.

Xem thêm: Đau răng khi uống nước lạnh – Tìm hiểu cách điều trị và phòng ngừa

Nghệ tươi có chứa các hợp chất giúp giảm triệu chứng bệnh đau răng
Nghệ tươi có chứa các hợp chất giúp giảm triệu chứng bệnh đau răng

Cách chữa đau răng bằng nghệ thực hiện như sau:

  • Lấy 1 củ nghệ, cạo sạch vỏ rồi giã nát.
  • Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì dùng nghệ đã giã đắp lên vị trí răng đau trong khoảng 5 phút.
  • Sau đó dùng nước sạch để súc miệng lại để loại sạch vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Với cách này, bạn nên thực hiện mỗi ngày 2 lần, kiên trì ít nhất 1 tuần các triệu chứng đau nhức răng mới có thể suy giảm.

Lưu ý: Nếu không có nghệ tươi, bạn có thể thay thế bằng bột nghệ, sau đó trộn với nước thành hỗn hợp sệt và bôi vào răng cũng có hiệu quả.

Giảm đau răng hiệu quả với rễ lá lốt

Làm thế nào để hết đau răng tại nhà? – Sử dụng rễ lá lốt chữa đau răng tại nhà không chỉ đơn giản mà mang lại hiệu quả rất tốt. Trong nguyên liệu này chứa rất nhiều hoạt chất có tính sát khuẩn, làm sạch và giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Từ đó giúp giảm triệu chứng bệnh lý răng miệng, trong đó có tình trạng đau răng.

Cách giảm đau răng tại nhà này thực hiện theo các bước sau:

  • Lấy 1 nắm rễ lá lốt sau đó đem đi rửa sạch bụi đất rồi đem giã nhỏ với 1 ít muỗi để lọc lấy nước cốt.
  • Dùng bông thấm dung dịch lá lốt và chấm vào chỗ răng sâu, để nguyên trong vòng 3 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch.
  • Mẹo giảm đau răng nên thực hiện 2 lần/ ngày để các triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh nhất.

Chữa đau răng bằng Đông y

Ngoài các mẹo chữa đau răng tại nhà, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh. Đối với cách trị bệnh này, tùy vào nguyên nhân gây đau nhức răng khác nhau mà được bác sĩ/ thầy thuốc chỉ định áp dụng bài thuốc phù hợp.

Một số bài thuốc Đông y được áp dụng phổ biến gồm:

Bài thuốc giảm đau răng do nhiệt

Khi ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến răng bị đau nhức, khó chịu. Khi đó bệnh nhân nên áp dụng bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị: Thăng ma, cát căn, xích thược, liên kiều và mẫu đơn bì mỗi loại 8g; cam thảo 4g; hoàng cầm 12g và sinh địa hoàng 16g.
  • Cách dùng: Đem các vị thuốc đã chuẩn bị đun với 700ml nước đến khi cạn còn khoảng ½ thì tắt bếp. Sau đó đợi thuốc nguội bớt rồi chia ra uống 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Nếu đau răng lâu không khỏi nên thêm sài hồ 6g và tri mẫu 10g vào sắc chung.

Sử dụng thuốc Đông y hàng ngày để giảm nhanh triệu chứng đau răng
Sử dụng thuốc Đông y hàng ngày để giảm nhanh triệu chứng đau răng

Bài thuốc chữa đau răng hay tái phát

Trường hợp răng đau nhức lại hay tái phát kèm sưng trướng do nhiệt độc tích tụ thì nên áp dụng cách chữa đau răng bằng bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị: Phòng phong, cát căn, địa cốt bì, đạm trúc diệp, bạch chỉ và bạc hà mỗi vị 10g; ngưu bàng tử, kê kim, thạch hộc, sinh địa hoàng và hậu phác mỗi loại 12g; thạch cao 18g và hoàng liên 6g.
  • Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc với nước, sau đó chia ra uống 3 lần trong ngày, kiên trì sau 7 ngày sẽ có hiệu quả.

Bài thuốc trị đau răng do huyết nhiệt uất kết

Đối với trường hợp này, bệnh nhân nên áp dụng bài thuốc giảm sưng đau răng bằng bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị: Sơn tra, cam thảo và ô mai mỗi loại 10g; uy linh tiên, hạ khô thảo, binh lang mỗi loại 12g; đan sâm 15g và thạch cao 30g.
  • Cách dùng: Đem các vị thuốc đã chuẩn bị sắc với nước, sau đó chia ra uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 thang, sau 5 – 7 ngày dấu hiệu sưng đau răng sẽ giảm dần.

Bài thuốc chữa đau răng cho người cao tuổi

Làm cách nào để hết đau răng cho người cao tuổi? – Người cao tuổi cũng rất dễ bị đau nhức răng dẫn đến việc ăn nhai gặp khó khăn. Khi đó, bệnh nhân nên sử dụng bài thuốc Đông y chữa đau răng khi ăn nhai như sau:

  • Chuẩn bị: Địa hoàng, hoài sơn, sơn thù nhục, phục linh, hoàng bá, tri mẫu và quy bản mỗi loại 10g; trạch tả và mẫu đơn bì mỗi loại 8g.
  • Cách dùng: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào sắc cùng 1 lít nước đến khi cạn còn ⅓ thì tắt bếp. Dùng nước thuốc mới sắc để uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang sẽ mang lại hiệu quả giảm đau nhức rất tốt.

Bài thuốc trị đau răng gây mất ngủ

Làm sao để hết đau răng kèm triệu chứng mất ngủ kéo dài? Nếu đau răng lâu ngày, chân răng lung lay, bệnh tái phát nhiều lần, khiến tâm phiền, mất ngủ nên sử dụng bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị: Đan sâm 30g, sinh địa hoàng 20g, hoài sơn 15g, cốt toái bổ 15g, kim ngân hoa 12g, đan bì 12g, phục linh 10g, trạch tả 10g và sơn thù 6g.
  • Cách dùng: Sắc các vị thuốc để uống hàng ngày, kiên trì dùng ít nhất 5 ngày để có hiệu quả.
Nên uống thuốc Đông y để trị tình trạng đau răng gây mất ngủ
Nên uống thuốc Đông y để trị tình trạng đau răng gây mất ngủ

Cách trị đau răng bằng nha khoa

Đối với trường hợp đau răng nặng, người bệnh cần đến thăm khám nha khoa để được điều trị chuyên sâu. Sau khi thăm khám, tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà bác sĩ chỉ định điều trị theo các cách sau:

Cách trị đau răng do sâu răng

Đối với trường hợp này, tùy vào mức độ sâu răng mà bác sĩ áp dụng một trong các phương pháp dưới đây:

  • Phục hồi men răng: Khi mới bắt đầu có dấu hiệu sâu răng, bác sĩ sẽ sử dụng các khoáng chất để giúp phục hồi men răng đã mất. Khoáng chất thường được sử dụng nhiều nhất là Florua.
  • Trám răng: Khi răng bắt đầu có những lỗ sâu li ti, giải pháp tốt nhất đó là thực hiện trám răng để bít các lỗ sâu lại. Phương pháp này giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và tránh lây lan sang các răng còn lại.
  • Bọc răng sứ: Nếu răng bị sâu răng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Sau đó thực hiện bọc răng sứ để bảo vệ răng và tăng mức độ thẩm mỹ.
  • Nhổ răng sâu: Nếu sâu răng đã ăn mòn chân răng và có dấu hiệu lây lan sang răng bên cạnh thì người bệnh nên nhổ răng để điều trị dứt điểm bệnh.

Trị đau răng do răng khôn

Răng khôn không có tác dụng đối với việc ăn nhai, do đó khi bị đau nhức do mọc răng khôn bạn có thể đến nha khoa để nhổ bỏ. Đây được cho là cách chữa đau răng nhanh nhất trong trường hợp này và không gây biến chứng về sau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bệnh nhân cần đến nha khoa uy tín để thực hiện.

Cách hết đau răng do bệnh viêm nha chu

Đối với trường hợp bệnh nhân bị đau răng do viêm nha chu trước hết bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng và làm sạch khoang miệng. Sau đó sẽ cho bệnh nhân sử dụng một số thuốc Tây y để điều trị như: Paracetamol, aspirin, ibuprofen, naproxen,..

Bệnh nhân nên đến nha khoa để bác sĩ hướng dẫn cách điều trị đau răng phù hợp
Bệnh nhân nên đến nha khoa để bác sĩ hướng dẫn cách điều trị đau răng phù hợp

Các loại thuốc Tây y có thể cắt cơn đau răng sưng má và điều trị tình tình trạng viêm nhiễm nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng theo chỉ dẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ nguy hiểm. Khi đó, bệnh nhân cần dừng uống thuốc và đến nha khoa để bác sĩ hướng dẫn giải pháp khắc phục.

Ngoài ra, khi tình trạng viêm nha chu đã gây tổn thương đến chân răng và các răng bên cạnh, bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng. Sau đó bác sĩ tiến hành vệ sinh loại bỏ vi khuẩn gây bệnh rồi chỉ định bệnh nhân trồng răng thay thế để phục hồi chức năng ăn nhai và đảm bảo tính thâm mỹ.

Cách chữa bệnh đau răng do chấn thương

Tùy tình trạng răng bị gãy, sứt mẻ mà bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện cách điều trị phù hợp:

  • Hàn trám răng: Khi răng sứt mẻ nhẹ, chưa tổn thương đến cấu trúc răng quá nhiều thì hàn trám răng là biện pháp phù hợp nhất.
  • Bọc răng sứ: Khi răng sứt mẻ lớn, gây tổn hại đến mô răng các bác sĩ sẽ chỉ định mài bớt răng rồi bọc răng sứ lên. Phương pháp này giúp bảo vệ chân răng và khôi phục chức năng ăn nhai.
  • Nhổ răng: Nếu chấn thương khiến cho răng vỡ gãy ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho bệnh nhân.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng đau răng

Ngoài quan tâm đến việc làm gì để hết đau răng, người bệnh cũng cần thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa thì việc điều trị mới mang lại hiệu quả cao. Một số biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cần tuân thủ gồm:

  • Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng kem đánh răng có chứa Florua. Tốt nhất bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ.
  • Nên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng vào sau các bữa ăn để loại bỏ thức ăn và mảng bám ở kẽ răng. Thường xuyên vệ sinh răng bằng cách này sẽ ngăn vi khuẩn tích tụ gây ra bệnh lý nha khoa.
  • Bạn nên thường xuyên ăn uống đủ chất, nhất là canxi để giúp răng chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế sử dụng các loại đồ ăn thức uống làm gia tăng bệnh về răng như: đồ ngọt, nước có gas, đồ ăn vặt, hút thuốc lá,…
  • Để giảm bệnh lý gây ra đau răng, bạn nên đến nha khoa lấy cao răng và thăm khám định kỳ. Có như vậy mới nhanh chóng phát hiện và áp dụng cách chữa đau nhức răng kịp thời trước khi xảy ra biến chứng nặng hơn.
  • Khi bị đau răng, cần kết hợp các mẹo chữa đau răng tại nhà và các cách điều trị chuyên sâu để bệnh nhanh khỏi nhất.

Trên đây là một số cách chữa đau răng mang lại hiệu quả cao và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Bạn đọc nên tham khảo những cách chữa bệnh này và áp dụng điều trị bệnh khi cần thiết.

Đừng bỏ lỡ:

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA

Niềng răng trainer cho người lớn là gì? Chi phí và những điều lưu ý

Niềng răng trainer cho người lớn là gì? Có mang lại hiệu quả không?

Niềng răng trainer cho người lớn đang là phương pháp thẩm mỹ nha khoa được sử dụng phổ biến trong...

Niềng răng vô hình Zenyum có tốt không? Chi phí và cách sử dụng

Niềng răng vô hình Zenyum có tốt không? Chi phí và cách sử dụng hiệu quả

Niềng răng vô hình Zenyum hiện đang là dụng cụ chỉnh nha hiện đại được nhiều người ưa chuộng. Không...

Ô Long Vỹ & Đinh hương – Bộ đôi thảo dược dành cho sức khỏe răng miệng

Trong y học cổ truyền dân tộc, ô long vỹ và đinh hương là hai loại dược liệu có chức...

Sâu chân răng cửa khiến việc xé và cắn thức ăn bị cản trở

Sâu răng cửa: Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sâu răng là bệnh lý về răng miệng phổ biến và làm cấu trúc răng bị phá huỷ. Trong đó,...

Hàm trainer cho bé có tốt không? Khi sử dụng cha mẹ cần lưu ý gì?

Hàm trainer cho bé có tốt không? Khi sử dụng cha mẹ cần lưu ý gì?

Hàm trainer cho bé xuất hiện rầm rộ trên các trang thông tin thời gian gần đây với công dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.