Bị Ê Buốt Răng Cửa (Hàm Trên + Hàm Dưới) Phải Làm Gì?
Bị ê buốt răng cửa hàm trên và hàm dưới gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của nhiều người. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ ai từ trẻ em, người trưởng thành, phụ nữ mang thai,… Vậy nguyên nhân gây ê buốt răng cửa và cách khắc phục như thế nào? Tìm hiểu, giải đáp qua bài viết sau.
Tìm hiểu vai trò của răng cửa
Ê buốt răng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí răng nào trên hệ thống hàm răng. Trong đó, răng cửa là vị trí thường bị ảnh hưởng, nhất là khi bạn ăn uống các món quá nóng hoặc quá lạnh đột ngột. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác tác động khiến răng cửa bị ê buốt bất thường.
Tuy nhiên trước khi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng ê buốt răng cửa, bạn nên điểm qua vai trò, cấu tạo của hệ thống răng cửa của con người. Cụ thể, mỗi người sẽ có 8 chiếc răng cửa, nằm ở trực diện của hàm răng, hàm trên 4 cái, hàm dưới 4 cái, mọc đối xứng trên dưới.
So với các răng hàm khác, răng cửa có hình dạng sắc bén để cắn xé thức ăn, mỗi răng chỉ gồm một chân răng bám cứng vào hàm. Cũng giống như các răng khác, răng cửa cũng gồm 3 lớp chính là men răng cứng, ngà răng và tủy răng.
Răng cửa hàm trên và hàm dưới đóng vai trò quan trọng, bao gồm chức năng nhai, chức năng thẩm mỹ và chức năng phát âm:
- Chức năng nhai: Răng sắc bén giúp cắn và cắt thức ăn giúp bạn ăn uống dễ dàng hơn. Đây là nơi tiếp nhận thức ăn và đảm nhiệm nhiệm vụ cắn nhỏ, do đó nếu răng cửa gặp sự cố thì khả năng nhai cũng kém dần đi.
- Chức năng thẩm mỹ: Như các bạn đã biết, răng cửa nằm ở phía trước cung hàm, lộ rõ khi bạn nói hoặc cười nên những chiếc răng này còn đảm nhận vai trò thẩm mỹ cho gương mặt.
- Chức năng phát âm: Những chiếc răng nằm ở vị trí trực diện góp phần vào việc phát ra âm thanh khi nói cho con người. Trường hợp mất răng cửa thường làm việc giao tiếp của nhiều người trở nên khó khăn, âm không được tròn trịa, rõ ràng như trạng thái bình thường. Nguyên nhân là do khi phát âm cần kết hợp giữ răng, môi, lưỡi, việc thiếu một yếu tố sẽ khiến cho âm thanh không được rõ ràng, trơn tru.
Răng cửa đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người. Trường hợp răng cửa bị rụng, hư hỏng gây ra nhiều ảnh hưởng không chỉ đối với khả năng nhai, giao tiếp, tính thẩm mỹ mà còn có nguy cơ tác động đến sức khỏe tổng thể. Vì thế bạn nên xác định nguyên nhân gây ê buốt răng cửa và có hướng điều trị khắc phục sớm.
Bị ê buốt răng cửa là do đâu?
Vậy vì sao bị ê buốt răng cửa ở cả hàm trên và hàm dưới? Có rất nhiều yếu tố gây nên vấn đề này. Trong đó có thể kể đến các vấn đề bên trong và bên ngoài cơ thể. Tình trạng ê buốt có thể xảy ra ở bất kỳ chiếc răng nào, tuy nhiên do răng cửa thường là nơi tiếp nhận thức ăn, cắn nhỏ nên dễ bị ảnh hưởng.
Những yếu tố nguy cơ làm hệ thống răng cửa bị ê buốt kể đến như:
- Do thói quen ăn uống, cắn nhai những món cứng như nước đá, hạt dưa, kẹo cứng,… khiến cho răng cửa bị tổn thương, nứt, gãy, mẻ tăng độ nhạy cảm cho răng. Răng cửa khi đó có thể bị ê buốt đột ngột hoặc ê buốt hơn khi ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn thức uống lạnh.
- Vệ sinh răng miệng sai cách, đánh răng cửa quá mạnh là thói quen nhiều người thường thực hiện. Do quan niệm đánh mạnh sẽ giúp loại bỏ mảng bám, cao răng, giúp răng trắng hơn. Tuy nhiên, lực tác động mạng kết hợp với bàn chải đánh răng cứng có thể khiến răng nướu tổn thương, tăng nguy cơ ê buốt, đau nhức, viêm nhiễm.
- Ăn uống thiếu chất, thói quen nghiến răng khi ngủ, thói quen cắn móng tay,… là những yếu tố nguy cơ khiến răng cửa yếu, dễ bị hại khuẩn hoặc các yếu tố bên ngoài tác động gây đau nhức, ê buốt răng.
- Người có thói quen uống rượu bia, đồ uống chứa cồn, lạm dụng thuốc lá khiến sức khỏe tổng thể suy nhược, đồng thời tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề nha khoa, trong đó có hiện tượng ê buốt răng cửa.
- Tình trạng này cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi các bệnh lý nha khoa chẳng hạn viêm nướu răng, sâu răng, bệnh viêm nha chu, viêm tủy răng,… và nhiều vấn đề khác khiến răng yếu, dễ bị ê buốt, nhạy cảm với các tiếp xúc bên ngoài.
Trường hợp bạn nhận thấy cơn ê buốt răng cửa kéo dài kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác nên chủ động đến gặp bác sĩ. Bởi, các vấn đề nha khoa nếu không khám chữa sớm có nguy cơ tiến triển nặng làm phát sinh nhiều biến chứng.
Ảnh hưởng của tình trạng ê buốt răng cửa
Như trên đã đề cập các vai trò của răng cửa như giúp cắn nhai thức ăn, chức năng giao tiếp và thẩm mỹ. Do đó, khi răng bị tổn thương, sâu hỏng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế, chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên chủ động khám chữa càng sớm càng tốt.
Đặc biệt là trường hợp cơn ê buốt răng cửa kéo dài không thuyên giảm, tình trạng viêm nhiễm lan rộng ra các răng hàm khác. Nếu bệnh nha khoa tiến triển nghiêm trọng, có thể phát sinh nhiều biến chứng, dưới đây là những tác hại mà tình trạng ê buốt răng cửa nói riêng và các vấn đề nha khoa khác kéo dài gây ra:
- Cơn ê buốt, đau nhức răng gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, khiến người bệnh khó nhai, giảm sức ăn, nhiều người chán ăn, bỏ bữa do răng cửa bị ê buốt kéo dài. Điều này khiến cho sức đề kháng, sức khỏe tổng thể ngày càng suy nhược.
- Các bệnh nha khoa không được điều trị có thể phát sinh nhiều biến chứng khác. Nhất là nguy cơ tổn thương, viêm nhiễm răng cửa gây viêm tủy, lan rộng tổn thương ảnh hưởng đến các răng lân cận.
- Nguy cơ hư hỏng răng cửa, rụng răng cửa gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý, khiến bạn trở nên ngại ngùng khi giao tiếp với người xung quanh.
- Ngoài ra, do răng cửa còn có chức năng hỗ trợ phát ra âm thanh. Khi răng gặp sự cố có thể khiến việc giao tiếp, nói chuyện của bạn không rõ ràng, gây ảnh hưởng đến công việc.
Đừng nên chủ quan khi bạn nhận thấy tình trạng ê buốt răng cửa hàm trên và hàm dưới xảy ra thường xuyên, liên tục, kéo dài có thể là dấu hiệu của các bệnh nha khoa liên quan. Trường hợp viêm nhiễm, tổn thương diễn biến nặng có nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hại sức khỏe của người bệnh.
ĐỌC THÊM: Nguyên nhân Răng Bị Ê Buốt Lung Lay Và Biện Pháp Khắc Phục
Bị ê buốt răng cửa phải làm gì để khắc phục?
Khi nhận thấy tình trạng ê buốt răng cửa hàm trên và hàm dưới bạn nên làm gì để khắc phục? Nếu nguyên nhân gây ê buốt liên quan đến thói quen sinh hoạt, ăn uống bạn có thể nhanh chóng điều chỉnh để khắc phục hiện tượng ê buốt khó chịu.
Sau một thời gian ngắn, răng cửa sẽ giảm ê buốt và trở lại trạng thái bình thường. Thế nhưng nếu trường hợp răng cửa bị viêm nướu, viêm nha chu, ảnh hưởng tủy có thể gây ra nhiều biểu hiện bất thường khác như đau nhức răng, chảy máu chân răng,…
Khi đó, bạn đọc cần đến gặp nha sĩ để được khám chữa sớm. Tùy tình trạng viêm nhiễm, bệnh nha khoa mà bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những phương pháp giúp bạn kiểm soát tình trạng ê buốt răng cửa, hỗ trợ điều trị bệnh nha khoa:
Biện pháp giảm ê buốt tại nhà
Cơn ê buốt răng cửa có thể thuyên giảm nếu bạn biết cách chăm sóc, điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt. Một số cách trị ê buốt răng tại nhà hiệu quả gồm:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, không nên chải răng quá mạnh khiến răng cửa bị tổn thương.
- Lựa chọn kem đánh răng, nước súc miệng có thành phần lành tính, hạn chế lạm dụng sản phẩm có chất làm trắng, kháng khuẩn mạnh có thể khiến răng trở nên nhạy cảm, dễ bị ê buốt.
- Hạn chế việc ăn nhai những món cứng, khô, không dùng răng cửa cắn những thực phẩm cứng như mía, cua, càng tôm,… để giảm nguy cơ gãy mẻ, hư hại răng cửa khiến răng dễ bị ê buốt và đau nhức.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không ăn nhiều thực phẩm, món ăn quá chua, quá cay nóng, hạn chế dùng đồ uống chứa cồn, rượu bia, không nên hút thuốc lá.
- Không nên dùng vật nhọn cứng, tăm xỉa răng truyền thống tác động mạnh vào kẽ răng, có thể thay thế bằng tăm nước, chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa.
- Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên giảm đau nhức, ê buốt răng tại nhà như dùng tỏi ngậm vào răng, súc miệng bằng nước muối, dùng lá lốt, lá trầu không nấu nước súc miệng.
Điều trị ê buốt tại nha khoa
Tốt hơn hết bạn nên đến nha khoa thăm khám và điều trị khi nhận thấy cơn ê buốt kéo dài kèm theo các biểu hiện bất thường khác như đau nhức, chảy máu chân răng, răng lung lay,… Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chỉ định giải pháp an toàn, giúp khắc phục hiện tượng ê buốt răng cửa, đồng thời bảo tồn răng, phòng ngừa biến chứng.
Các phương tại nha khoa thường được áp dụng như cạo cao răng, lấy tủy, trám răng, trồng răng sứ,… Tùy từng trường hợp răng cửa có bị tổn thương nặng hay nhẹ, phương pháp can thiệp sẽ được chỉ định phù hợp nhằm phòng tránh các rủi ro cho bệnh nhân.
Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Nhằm đảm bảo an toàn, bạn nên tìm hiểu, lựa chọn địa chỉ khám chữa nha khoa uy tín, chất lượng để tiến hành điều trị. Đồng thời, tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý thay đổi liệu trình, dùng thuốc bừa bãi có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Chăm sóc phòng ngừa ê buốt răng cửa
Tình trạng ê buốt răng cửa có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, đột ngột hoặc kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống. Ngoài ra, trường hợp ê buốt là triệu chứng khi bạn mắc bệnh nha khoa nếu không điều trị có khả năng gặp phải nhiều vấn đề liên quan khác.
Do đó, chuyên gia khuyến khích mọi người nên chủ động trong việc chăm sóc răng miệng, phòng ngừa bệnh nha khoa. Dưới đây là một vài lưu ý:
- Lựa chọn kem đánh răng, dung dịch nước súc miệng phù hợp. Tránh sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, có chứa chất tẩy mạnh gây ảnh hưởng đến men răng.
- Có thể đánh răng và kết hợp súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày để làm sạch khoang miệng. Tuy nhiên không nên dùng nước muối đậm đặc để tránh nguy cơ bào mòn men răng dẫn đến hiện tượng ê buốt răng cửa khi ăn uống.
- Đánh răng với lực vừa phải, dùng chỉ nha khoa và tăm nước chuyên dụng cho răng để loại bỏ mảng bám, tránh tình trạng tổn thương nướu, viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến đời sống.
- Ăn uống đủ chất, bổ sung các thực phẩm lành mạnh và loại bỏ nhóm thực phẩm, thức uống không có lợi cho sức khỏe.
- Thăm khám nha khoa định kỳ, lấy cao răng, điều trị bệnh nha khoa giai đoạn mới khởi phát mang lại hiệu quả tốt, loại bỏ nguy cơ giúp bạn có được hàm răng chắc khỏe hơn.
Ê buốt răng cửa có thể xảy ra ở hàm trên, hàm dưới hoặc cả hai hàm. Có nhiều yếu tố tác động khiến cơn ê buốt xuất hiện. Trường hợp liên quan đến nguyên nhân bệnh lý, bạn nên chủ động khám chữa sớm, không nên chủ quan có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hại sức khỏe.
ĐỪNG BỎ LỠ
- Top 9 Nước Súc Miệng Chống Ê Buốt Răng Tốt Nhất
- Top 10 Kem Đánh Răng Chống Ê Buốt Được Tin Dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!