Viêm Niêm Mạc Miệng: Triệu Chứng và Giải Pháp Điều trị

Viêm niêm mạc miệng hình thành các vết loét bên trên lớp bao phủ quanh miệng, đôi khi xuất hiện trên lưỡi. Nguyên nhân gây viêm có thể do ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài hoặc do bệnh từ bên trong cơ thể gây ra. Triệu chứng của bệnh khởi phát từ nhẹ đến nặng nề, nhất là trong trường hợp không điều trị kiểm soát sớm.

Viêm niêm mạc miệng là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm niêm mạc miệng có tên khoa học là Oral Mucostitis, người ta còn gọi tắt là viêm miệng. Theo thống kê cho thấy hiện nay bệnh có xu hướng gia tăng nhanh, bên cạnh các dạng viêm khác như viêm niêm mạc thực quản, ruột, viêm niêm mạc họng.

Viêm niêm mạc miệng là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm niêm mạc miệng gây ra các vết loét tập trung thành cụm hoặc mọc riêng lẽ

Niêm mạc miệng là lớp bao phủ trong khoang miệng. Khi lớp bảo vệ này bị vi khuẩn tấn công hoặc ảnh hưởng từ bệnh lý khác, gây tổn thương, hình thành phản ứng viêm. Bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng đều có thể bị tổn thương, tạo các vết loét gây đau nhức, khó chịu khi nhai, giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.

Đa số các trường hợp viêm đều có thể khỏi nhanh sau 7 – 14 ngày. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp chủ quan, không chăm sóc tốt sau một thời gian khiến tình trạng lở loét nghiêm trọng hơn, gây ra cơn đau đớn khó chịu và có nguy cơ sinh biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Đặc biệt là khi viêm niêm mạc miệng hình thành do các bệnh lý liên quan khác trong cơ thể, chuyển nặng lâu ngày không được kiểm soát gây ra nhiều biến chứng. Trường hợp viêm nặng nề, tổn thương ăn sâu vào bên trong, lan rộng viêm nhiễm gây ra các biến chứng ảnh hưởng sinh hoạt, đời sống, sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Triệu chứng viêm niêm mạc miệng như thế nào?

Tùy mức độ viêm niêm mạc miệng ở mỗi người mà triệu chứng cũng khác nhau. Bạn có thể dựa vào các biểu hiện bất thường sau đây để nhận biết vấn đề này:

  • Bên trên niêm mạc xuất hiện các vết lở loét với nhiều hình dáng khác nhau, kích thước cũng khác nhau. Chúng nằm rải rác hoặc gom lại thành cụm, bên trong có dịch mủ hoặc không.
  • Vết loét sưng nóng, tấy đỏ khiến người bệnh bị đau nhức khó chịu. Nhất là khi ăn uống, nói chuyện khiến vùng viêm bị cọ xát trở đau rát, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe.
  • Trường hợp viêm nhiễm nặng người bệnh còn có các biểu hiện kèm theo như sốt cao, đau lưỡi, rát họng, nổi hạch ở hàm,…

Nhận biết các bất thường kể trên để chủ động kiểm soát, điều chỉnh sớm nhằm giảm rủi ro gặp các biến chứng không mong muốn. Ngoài ra, kịp thời can thiệp từ giai đoạn viêm niêm mạc mới khởi phát giúp việc điều trị đơn giản và hiệu quả hơn.

Nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng

Vậy nguyên nhân nào gây viêm niêm mạc miệng? Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Các chuyên gia cho rằng tình trạng này là một trong những biểu hiện thứ phát xuất hiện sau khi bệnh nhân điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị toàn thân. Bên cạnh đó, viêm loét còn hình thành do yếu tố khác. Dưới đây là các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu:

Nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng
Có nhiều yếu tố tác động gây viêm niêm mạc miệng lở loét

Do ung thư

Như đã đề cập, viêm niêm mạc miệng hình thành liên quan đến quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng bệnh răng miệng này. Theo thống kê cho thấy, trong tổng số bệnh nhân điều trị ung thư bằng hóa trị thì có khoảng 40% đối tượng có nguy cơ mắc viêm niêm mạc miệng.

Nguyên nhân là do các tế bào lành trong quá trình hóa trị, xạ trị có thể bị tổn thương khiến cho chúng mất đi khả năng phân chia bình thường. Điều này khiến cho chúng không thể phục hồi, đồng thời khiến niêm mạc miệng dễ bị tổn thương, tác động.

Hiện tượng tổn thương niêm mạc xảy ra phổ biến ở những bệnh nhân đã điều trị bệnh ung thư ở giai đoạn 3, 4 hoặc tình trạng nặng hơn trong chu kỳ xạ trị. Khi đó, người bệnh sẽ nhận thấy các biểu hiện như nước bọt đặc lại, gây khô miệng, sưng nướu răng, lưỡi có mảng trắng, bên trong chứa dịch mủ hoặc không, đau nhức khó chịu.

Do các tác động vật lý

Ngoài tác nhân do ảnh hưởng quá trình điều trị ung thư, nhiều người bị viêm niêm mạc miệng khi gặp phải các tác động vật lý. Với trường hợp này, thông thường vết loét chỉ nằm khu trú ở một vị trí, ít khi lan rộng làm ảnh hưởng đến các vùng xung quanh.

Một số tình trạng thường gặp như vô tình cắn trúng phần thịt má trong, lưỡi, chấn thương miệng do té ngã khi chạy nhảy, chơi thể thao, bị tác động sau khi hàn trám răng, sử dụng răng giả, lấy vôi răng sai kỹ thuật tác động đến niêm mạc, viêm nướu,…

Do hóa chất

Tình trạng viêm có thể xảy ra khi bạn bị dị ứng với một số thành phần hóa học có trong kem đánh răng, nước súc miệng, thuốc lá,… Các nốt đỏ, mụn nước bắt đầu xuất hiện trong khoang miệng khiến bạn cảm thấy đau rát khó chịu.

Ảnh hưởng từ bệnh lý khác

Viêm niêm mạc miệng còn có khả năng hình thành do ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác. Trong đó điển hình là các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, bệnh viêm nướu răng, viêm nha chu, viêm tủy và nhiều vấn đề khác. ngoài ra, viêm niêm mạc còn xảy ra khi bạn mắc phải các bệnh tự miễn làm hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công khoang miệng gây viêm.

Do nhiễm vi khuẩn, nấm

Hệ vi sinh trong khoang miệng bao gồm nhiều vi khuẩn và lợi khuẩn, chúng chung sống hòa bình tạo ra môi trường cân bằng. Tuy nhiên, khi vi khuẩn phát triển lấn át, người bệnh sẽ gặp phải nhiều biếu hiện bất thường. Trong đó, đặc biệt còn có tác nhân gây hại như nấm candida ở miệng, gây ra hiện tượng viêm niêm mạc miệng, lưỡi, má trong,…

Nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng
Khoang miệng bị vi khuẩn, virus, nấm ngứa tấn công gây viêm và tổn thương

Do nhiễm virus

Ngoài trường hợp nhiễm nấm, vi khuẩn thì virus cũng là tác nhân gây hại chính được xác định có khả năng là nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng. Tùy vào loại virus gây hại, người bệnh cũng sẽ nhận thấy các biểu hiện khác nhau. Dưới đây là các trường hợp thường gặp:

  • Virus Coxsackie: Loại virus này là tác nhân gây bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn. Virus xâm nhập gây ra các tổn thương, mụn nước trên tay, chân và trong niêm mạc miệng như ở má trong, lưỡi,…
  • Virus Herpes: Một trong những virus gây tình trạng viêm niêm mạc miệng phổ biến, có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Chúng xâm nhập, bắt đầu hình thành đốm mụn nước, lan rộng rồi vỡ ra tạo các vết loét gây đau rát khó chịu. Không những thế, bệnh nhân còn kèm theo các biểu hiện như sốt, nổi hạch,… khi nhiễm phải loại virus này.
  • Virus Rubella: Đây là tên gọi của loại virus gây ra bệnh sỏi trên người. Trong đó, viêm niêm mạc miệng là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh giai đoạn sớm, bạn có thể nhận biết trước khi các biểu hiện toàn thân xuất hiện ngay sau đó. Trường hợp nhiễm phải virus này niêm mạc miệng của bạn sẽ xuất hiện các dải hồng ban, sau đó hoại tử từ tâm rồi chuyển sang màu trắng.

Ngoài ra, còn nhiều loại virus gây hại khác khi phát triển, xâm nhập vào cơ thể có khả năng gây viêm, đặc biệt là trường hợp viêm miên mạc miệng. Cần xác định nguyên nhân gây viêm để có cách chữa trị phù hợp.

Một số nguyên nhân khác

Một số yếu tố nguy cơ tăng tỷ lệ viêm niêm mạc miệng có thể kể đến như tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh, thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu hụt vitamin nhóm B, rối loạn nội tiết tố tuổi dậy thì, khi mang thai, sau khi sinh, stress, căng thẳng trong thời gian dài,…

Phương pháp điều trị viêm niêm mạc miệng

Viêm niêm mạc miệng có biểu hiện rõ ngay từ giai đoạn đầu, đặc biệt là đối với các bệnh nhân đang điều trị ung thư. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thông qua triệu chứng, tiền sử bệnh lý của người bệnh, đồng thời kết hợp thăm khám lâm sàng để đưa ra kết luận và phương pháp điều trị.

Người bệnh có thể theo dõi tình trạng viêm bằng mắt thường thông qua quan sát gương và hỗ trợ bằng một chiếc đèn chiếu vào khoang miệng. Trường hợp nhận thấy vết loét lớn, có mủ bên trong hoặc bị xung huyết, có giả mạc,… cần thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Phương pháp điều trị viêm niêm mạc miệng
Thăm khám, kiểm tra tình trạng viêm niêm mạc để có hướng điều trị phù hợp

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Thông thường, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc, chăm sóc bằng mẹo dân gian,… Dưới đây là các biện pháp thường được áp dụng:

Sử dụng thuốc

Điều trị bằng thuốc tân dược cho hiệu quả nhanh chóng, giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua và dùng thuốc để tránh gặp tác dụng phụ. Dưới đây là các thuốc được sử dụng phổ biến:

  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp viêm niêm mạc nặng, thuốc có tác dụng giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc kháng virus, chống nấm: Chỉ định cho trường hợp chẩn đoán viêm niêm mạc miệng cho virus hoặc nấm gây ra. Thuốc có tác dụng tức thời, được chỉ định sử dụng đường bôi hoặc đường uống tùy vào tình trạng viêm ở mỗi người.
  • Thuốc giảm đau: Các sản phẩm giúp giảm đau nhức được dùng nhiều nhất như paracetamol, kem hoặc gel bôi ngoài da chứa benzocaine, lidocaine, nitrate bạc,… Ngoài ra, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
  • Dung dịch khử khuẩn: Tác dụng làm sạch khoang miệng, diệt khuẩn nhanh, ngăn nguy cơ viêm nhiễm lan rộng ảnh hưởng đến quá trình làm lành niêm mạc miệng.

Bên cạnh chỉ định người bệnh sử dụng thuốc, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thêm viên uống bổ sung nhằm cải thiện các vấn đề khác từ bên trong cơ thể. Bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua và kết hợp sử dụng có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn.

Dùng mẹo chữa

Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm niêm mạc miệng tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên được nhiều người truyền tai nhau thực hiện. Các mẹo chữa giúp kiểm soát cảm giác đau rát, hỗ trợ làm sạch, giảm sưng viêm và giúp thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương nhanh chóng, hiệu quả và an toàn hơn.

Phương pháp điều trị viêm niêm mạc miệng
Áp dụng mẹo dân gian giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng khó chịu

Dưới đây là một số cách giảm viêm được áp dụng rộng rãi:

  • Sử dụng nước muối: Súc miệng bằng nước muối pha loãng khi viêm loét trong khoang miệng có thể gây cảm giác đau xót nhẹ, tuy nhiên không quá nặng nề. Nhờ tính chất kháng khuẩn tốt, nước muối loãng sẽ cuốn đi các tác nhân gây hại, giúp khoang miệng sạch, giảm mùi và ngăn không cho tình trạng viêm niêm mạc kéo dài, lan rộng.
  • Sử dụng mật ong: Mật ong cũng là nguyên liệu có tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Sử dụng mật ong trị viêm niêm mạc miệng là cách được nhiều người áp dụng. Cách đơn giản, bạn có thể vệ sinh miệng sạch sẽ, sau đó thoa mật ong lên bề mặt niêm mạc để kháng khuẩn, đồng thời còn giúp kích thích tái tạo tế bào mới, làm vết thương mau chóng hồi phục.
  • Dùng trà hoa cúc: Bên cạnh các biện pháp ngoài da, bạn có thể bổ sung trà hoa cúc theo đường uống nhằm thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể từ bên trong. Ngoài ra, trà còn giúp kháng viêm, hỗ trợ điều trị giảm đau, làm vết thương niêm mạc phục hồi nhanh chóng hơn. Cách dùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy trà túi lọc hoa cúc hãm với nước uống hàng ngày, ngoài ra có thể lấy túi trà đắp lên vùng lớt để giảm sưng đau.

Phương pháp dân gian an toàn, lành tính, thích hợp cho các trường hợp viêm niêm mạc miệng nhẹ, chưa có dấu hiệu biến chứng. Sử dụng kiên trì giúp đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên trường hợp tình trạng viêm kéo dài không có dấu hiệu cải thiện, bạn nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Chăm sóc tại nhà

Ngoài điều trị theo phương pháp Tây y hoặc dùng mẹo chữa tại nhà, để viêm loét sớm được kiểm soát, bạn cần điều chỉnh các thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Dưới đây là một vài lưu ý trong việc chăm sóc cơ thể tại nhà, phòng bệnh biến chứng, bạn đọc tham khảo:

Phương pháp điều trị viêm niêm mạc miệng
Kết hợp điều trị và chăm sóc tại nhà giúp bệnh cải thiện tốt hơn
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày, đánh răng 2 – 3 lần trước khi đi ngủ và sau khi ăn để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa nguy cơ hình thành mảng bám trên răng gây bệnh răng miệng và nhiều vấn đề khác. Trong đó đặc biệt là rủi ro vi khuẩn, virus, nấm tấn công gây viêm niêm mạc miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Đánh răng nhẹ nhàng, không nên dùng bàn chải có đầu chải cứng chà mạnh lên răng làm tổn thương nướu, niêm mạc miệng sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây hại tấn công ngày càng sâu vào bên trong.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, ưu tiên những thực phẩm có tính mát, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Hạn chế dùng gia vị cay nóng, thực phẩm có tính axit, đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt để đảm bảo quá trình điều trị viêm nhiễm đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế căng thẳng, áp lực, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý,… giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, phòng nguy cơ viêm nhiễm tái phát hoặc biến chứng.
  • Thăm khám định kỳ, kiểm tra tình trạng răng miệng để sớm can thiệp khi cần thiết.

Viêm niêm mạc miệng thường xảy ra ở người đang điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị, xạ trị hoặc ở nhiều đối tượng khác khi gặp phải tác nhân gây hại. Quan sát các bất thường và kịp thời thông báo với bác sĩ để được thăm khám, điều trị sớm phòng tránh rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Thuốc trị viêm loét miệng ở trẻ em

Thuốc Trị Viêm Loét Miệng Ở Trẻ Em và Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc trị viêm loét miệng ở trẻ em có tác dụng cải thiện các triệu chứng khó chịu, giúp bé ăn ngon, hạn chế các biến chứng không mong muốn....
Viêm loét miệng mãn tính là gì?

Viêm Loét Miệng Mãn Tính: Cách Điều Trị và Ngăn Chặn

Viêm loét miệng mãn tính là một trong những bệnh lý có tỷ lệ ngày càng gia tăng hiện nay....

Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao là gì? Triệu chứng

Bé Bị Viêm Loét Miệng Họng Sốt Cao: Cha Mẹ Nên Làm Gì?

Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao là tình trạng thường gặp hiện nay. Theo thống kê, trẻ dưới...

Nguyên nhân gây viêm loét miệng

Viêm Loét Miệng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Hướng Chữa Trị

Viêm loét miệng là tình trạng niêm mạc miệng, lợi, lưỡi xuất hiện các tổn thương nhỏ gây đau rát...

Thuốc trị viêm loét miệng ở trẻ em

Thuốc Trị Viêm Loét Miệng Ở Trẻ Em và Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc trị viêm loét miệng ở trẻ em có tác dụng cải thiện các triệu chứng khó chịu, giúp bé...

Viêm Loét Miệng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân và Cách Trị Liệu

Bệnh viêm loét miệng ở trẻ em có thể xảy ra do các tác động cơ học, do chế độ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.