Đau răng là gì? Truy tìm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hợp lý

5/5 - (2 bình chọn)

Đau răng sẽ khiến bạn cảm thấy rất tồi tệ và khó chịu. Những cơn đau thường dai dẳng, đột ngột làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, sinh hoạt. Vậy đau răng do nguyên nhân nào gây nên, làm sao để điều trị cho phù hợp nhất?

Giải đáp nhanh đau răng là gì?

Bệnh đau răng được hiểu là cảm giác đau gây ra ở xung quanh và bên trong răng. Nguyên nhân của cơn đau thường do cấu trúc quanh răng, bên trong răng như xương ổ răng, nướu. Tuỳ từng người sẽ gặp phải cơn đau gián đoạn hoặc dai dẳng. Các thay đổi liên quan tới nhiệt độ như uống nước lạnh, khi nhai răng gặp áp lực đều gây ra đau nhức. Với một số trường hợp, dù không có bất cứ kích thích nào răng vẫn bị đau nhức.

Bệnh đau răng được hiểu là cảm giác đau gây ra ở xung quanh và bên trong răng
Bệnh đau răng được hiểu là cảm giác đau gây ra ở xung quanh và bên trong răng

Mỗi khi làm việc, ăn uống chúng ta rất khó để quên đi sự đau nhức. Tình trạng diễn ra lâu khiến bản thân bạn phải tìm kiếm cách chữa đau răng. Các bác sĩ chuyên khoa cũng khẳng đinh, đau nhức răng là dấu hiệu cho biết răng miệng đang gặp phải vấn đề bạn cần phải tới gặp bác sĩ để thăm khám.

Truy tìm nguyên nhân gây ra đau răng chi tiết

Bị đau răng có thể xuất phát từ các nguyên nhân cụ thể sau đây:

  • Sâu răng: Đây là thủ phạm chủ yếu khiến chúng ta bị đau nhức răng. Khi ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường nhưng không vệ sinh răng miệng sạch sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển. Chúng sẽ hoạt động mạnh mẽ tạo ra mảng bám trên bề mặt của răng. Vi khuẩn sinh ra axit hoà cùng lớp men răng và tạo thành lỗ sâu. Khi ăn các thực phẩm nóng, lạnh, đồ ngọt sẽ thấy cơn đau nhức nhẹ và răng rất nhạy cảm. Trên răng, những lỗ sâu sẽ có điểm màu nâu hoặc hoặc màu trắng. Trẻ em bị sâu răng sẽ càng có biểu hiện đau nhức nặng nề hơn do cấu trúc lợi nướu còn rất yếu ớt.
  • Áp xe răng: Hiện áp xe răng được chia ra làm 2 loại cơ bản đó là áp xe nha chu và áp xe quanh chóp răng. Đây là một dạng biến chứng do nhiễm trùng răng miệng gây ra khiến cho vi khuẩn hình thành từ những mảng bám sinh ra mủ. Răng ăn phải đồ ăn cứng gây ra mẻ răng, nứt răng tạo điều kiện để cho vi khuẩn ăn sâu vào trong tuỷ răng và hình thành áp xe. Áp xe có thể hình thành ở một răng bị sâu, lâu ngày không có phương án điều trị gây ra áp xe.
  • Mọc răng khôn: Răng khôn bắt đầu mọc từ độ tuổi 18 đến 26 tuổi, khi đó bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhức xuất hiện. Tuy nhiên, cơn đau sẽ nhiều hơn khi răng mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt do bị xương hoặc lợi che mất, răng mọc nhưng đâm vào răng bệnh cạnh khiến nướu và răng kế bên bị tổn thương.
  • Bệnh lý về nướu răng: Khi mắc phải bệnh về nướu sẽ thường tác động trực tiếp tới răng, nếu không có phương án điều trị kịp thời còn dẫn tới hỏng răng. Một số bệnh lý về nướu thường gặp gồm có viêm nướu, nhiễm trùng nướu, viêm nha chu… Chúng sẽ hình thành nên độc tố có hại khiến cho mảng bám răng hình thành. Với một vài trường hợp như thay đổi hormon ở phụ nữ mang thai hoặc tuổi dậy thì, sử dụng thuốc tây… cũng là nướu bị kích ứng.
  • Sau khi điều trị nha khoa: Một số thủ thuật như bọc mão, trám răng cũng khiến răng trở nên nhạy cảm, nhất là trước đó răng có lỗ sâu. Tuy rằng điều trị nha khoa là giải pháp cần thiết nhưng nó cũng khiến tuỷ răng bị kích ứng. Răng nếu được phục hồi tốt cảm giác khó chịu sẽ hết.
  • Viêm xoang: Xoang hàm sẽ nằm gần tại chân răng cối hàm. Với bệnh nhân bị viêm xoang hàm sẽ có dấu hiệu răng bị đau nhức, nhạy cảm hơn bình thường.
Đau răng cấm nguyên nhân do sâu răng thường chiếm tỉ lệ cao
Đau răng cấm nguyên nhân do sâu răng thường chiếm tỉ lệ cao

Triệu chứng thường gặp của đau răng là gì?

Khi bị đau buốt răng, bạn thường sẽ thấy cơn đau xuất hiện âm ỉ, đau chói, đau đột ngột hoặc liên tục. Với nhiều trường hợp, cơn đau chỉ xảy ra khi nhai hoặc cắn thức ăn.

  • Nướu răng răng bị chảy máu, quanh răng sưng đau
  • Trong răng nhói liên tục, kèm theo đau đầu hoặc sốt
  • Tại nướu hoặc răng xuất hiện vị lạ, hôi miệng
  • Với trường hợp bệnh nhân bị đau nhức răng kèm theo khó nuốt, khó thở cần tới bệnh viện thăm khám ngay.
Hình ảnh đau răng và triệu chứng nướu bị sưng tấy
Hình ảnh đau răng và triệu chứng nướu bị sưng tấy

Hướng dẫn cách điều trị đau răng hiệu quả nhất

Để điều trị đau răng, bạn có thể áp dụng 3 cách gồm có sử dụng bài thuốc dân gian, bài thuốc đông y và điều trị tây y. Mỗi loại sẽ đều sở hữu cho mình những ưu điểm khác nhau giúp loại bỏ triệu chứng khó chịu.

Bài thuốc dân gian điều trị đau răng tại nhà

Từ xa xưa, việc sử dụng thảo dược tự nhiên luôn được ông cha ta đánh giá cao về hiệu quả và độ lành tính. Với trường hợp mới đau răng hoặc đau mức độ nhẹ bạn có thể áp dụng sử dụng một số thảo dược sau đây:

Lá trầu không

Đây là nguyên liệu rất dễ kiếm, an toàn trong việc chữa đau lợi răng tại nhà.

  • Bạn sử dụng khoảng 10 lá trầu không, 5 búp bàng, 1 củ nghệ.
  • Toàn bộ nguyên liệu đem rửa sạch với nước, nhã nhuyễn rồi ngâm cùng với rượu.
  • Thời gian ngâm khoảng từ 2 tuần cho tới 1 tháng. Khi sử dụng, lấy 1 cốc nhỏ đem đun cách thuỷ, để cho nguội rồi dùng bông chấm thuốc bôi trực tiếp vào khu vực răng bị đau nhức.
  • Ngoài ra, hỗn hợp này có thể sử dụng để súc miệng mỗi ngày khoảng 5 phút. Áp dụng bài thuốc với lá trầu không khoảng vài ngày bạn sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm đáng kể.
Lá trầu không là thảo dược giúp giảm viêm hiệu quả
Lá trầu không là thảo dược giúp giảm viêm hiệu quả

Hoa cúc vàng

Với người đang bị đau nhức răng khi ăn đồ lạnh, hoa cúc vàng sẽ giúp bạn giảm bớt sự khó chịu.

  • Sử dụng 1 nắm cánh hoa cúc vàng, rửa sạch rồi để ráo nước, đặt trực tiếp vào vị trí răng đau rồi nhai trực tiếp.
  • Nếu muốn điều trị lâu dài, bạn có thể sử dụng hoa cúc vàng ngâm cùng với rượu trắng.
  • Mỗi ngày dùng nước này để súc miệng cũng làm giảm triệu chứng đau nhức sau 2 tuần áp dụng.

Lá lốt

Trong dân gian, lá lốt được sử dụng làm nguyên liệu trong khá nhiều bài thuốc giúp giảm đau, kháng viêm rất tốt.

  • Bạn dùng 1 nắm rễ cây lá lốt, đem rửa sạch với nước, sau đó xay nhuyễn cùng với muối.
  • Lọc lấy lần nước cốt, sử dụng tăm bông chấm lên vị trí răng bị đau.
  • Hãy ngậm thuốc này từ 5 đến 7 phút, sau đó súc miệng với nước muối loãng.
  • Thực hiện 4 – 5 lần/ ngày để tình trạng được cải thiện.

Gừng tươi

Trong y học cổ truyền, gừng tươi có tính nóng, ấm và vị cay nồng giúp giảm đau rất hiệu quả.

  • Bạn chỉ cần dùng 1 củ gừng tươi đem rửa sạch với nước, sau đó giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên khu vực đau nhức răng sâu.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, để miếng gừng bên trong miệng qua đêm, đến sáng hôm sau thì súc miệng với nước muối ấm.
  • Áp dụng bài thuốc này từ 10 đến 15 ngày, triệu chứng đau răng sẽ khỏi hoàn toàn.
Trong y học cổ truyền, gừng tươi có tính nóng, ấm và vị cay nồng
Trong y học cổ truyền, gừng tươi có tính nóng, ấm và vị cay nồng

Nhựa đu đủ non

  • Bạn dùng 1 quả đu đủ non đem cắt ra, lấy tăm bông chấm phần nhựa này bôi trực tiếp vào chỗ răng bị sâu.
  • Thực hiện liên tục trong vòng vài ngày cho tới khi răng hết khó chịu thì thôi.
  • Trong quá trình áp dụng bài thuốc cần đặc biệt chú ý không được nuốt nhựa, không dùng cho phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai vì có thể gây ra tình trạng sảy thai.

Hạt gấc chín

  • Lựa chọn một quả gấc chín, bóc hết phần hạt, sau đó tách phần nhân ra ngoài.
  • Lấy phần nhân này đem nướng chín, tán thành bột mịn rồi trộn cùng dấm.
  • Sử dụng hỗn hợp bôi trực tiếp lên vị trí đau răng sưng nướu.
  • Thời gian thực hiện tốt nhất là vào buổi chiều, thực hiện từ 3-4 lần để tối không mất ngủ.

Tỏi

Trong thành phần của tỏi có chứa hợp chất giúp sát khuẩn, chống viêm từ đó chữa lành các vết thương do nhiễm trùng, nhất là đau răng.

  • Bạn sử dụng 2 nhánh tỏi đem nghiền nát, sau đó trộn cùng với chút muối đắp trực tiếp vào khu vực răng đau.
  • Cách làm này được đánh giá rất cao về hiệu quả mà nhiều người đã thực hiện thành công.

Chữa đau răng bằng đông y

Trong đông y quan niệm, răng thuộc tạng thận và là phần thừa của xương. Muốn điều trị dứt điểm trình trạng đau nhức cần phải trị tại chỗ, trị bản và trị tiêu kết hợp tác động toàn thân mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Đông y cũng điều trị bệnh đau răng theo từng thể bệnh, cụ thể một vài thể thường gặp nhất như sau:

Sử dụng bài thuốc đông y được đánh giá là lành tính, an toàn cho người dùng
Sử dụng bài thuốc đông y được đánh giá là lành tính, an toàn cho người dùng
  • Chữa đau răng do phong thấp: Chỉ định sử dụng nhũ hương, cốt toái bổ với lượng bằng nhau, đem nghiền thành bột mịn rồi vo thành viên rồi nhét trực tiếp vào khu vực răng đau nhức. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng nhựa mù u kết hợp với xạ hương tán thành bột mịn chấm vào khu vực đau răng sưng lợi.
  • Chữa đau răng do sưng mộng răng: Sử dụng 30g thương nhĩ tử sắc thành nước đặc, ngậm khi còn nóng và nhổ ra khi nguội, áp dụng vài lần triệu chứng sẽ giảm. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng lá hương phụ đem sắc nước nước đặc điểm ngậm hoặc bột hương phụ nghiền nát rồi thoa lên vị trí bị đau nhức, mỗi ngày áp dụng từ 2 đến 3 lần là khỏi.
  • Chữa đau nhức răng do nhiệt: Dùng 16g sinh địa hoàng, 12g hoàng cầm, 8g các loại gồm có mẫu đơn bì, liên kiều, xích thược, cát căn, thăng ma. Toàn bộ nguyên liệu đem sắc thành nước uống trong ngày giúp giảm sưng trướng chân răng, thích thứ mát, đau tăng, khát nước. Với trường hợp bệnh nhân bị đau lâu ngày có thể kết hợp thêm 10g tri mẫu và 6g sài hồ.
  • Chữa đau răng tái phát do nhiệt độc tích tụ: Với trường hợp này bệnh nhân cần phải giải độc, thanh nhiệt, sơ biểu, tiêu sưng bằng việc sử dụng 12g các loại gồm hậu phát, sinh địa hoàng, thạch hộc, kê kim, ngưu bàng tử; 10g các nguyên liệu gồm địa cốt bì, cát căn, phòng phong, bạc hà, bạch chỉ; 18g thạch cao, 6g hoàng liên. Các nguyên liệu đem sắc thành thang uống trong ngày.

Cách điều trị đau nhức răng tại nha khoa

Để biết chính xác đau răng do đâu, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chụp Xquang để quan sát rõ hình ảnh sâu răng và có phương án điều trị cụ thể.

Trị đau răng do sâu răng

Tuỳ theo sâu răng ở mức độ nào, cách điều trị thường là điều trị tủy, trám răng hoặc nhổ răng. Với trường hợp bị sâu răng mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ loại bỏ ổ sâu và sử dụng chất trám để trám kín răng. Còn nếu bị sâu răng cấp độ nặng đã xâm nhập vào tuỷ bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị tuỷ để  loại bỏ viêm nhiễm.

Thực hiện điều trị tủy cho trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng
Thực hiện điều trị tủy cho trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng

Bệnh nhân bị áp xe nhiễm trùng sẽ được chỉ định điều trị tuỷ và sử dụng thuốc kháng sinh. Còn nếu nhiễm trùng lan rộng cần sử dụng kháng sinh và thực hiện thoát nhiễm trùng cho đúng cách. Nhổ răng sẽ là giải pháp cuối cùng nếu nướu và răng xung quanh bị tổn thương nghiêm trọng không phục hồi được.

Trị sâu răng do áp xe nha chu

Bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ rồi thực hiện thủ thuật dẫn lưu. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được làm sạch túi nha chu để loại bỏ mảng bám, cao răng. Khi quá trình được hoàn thành, bác sĩ sử dụng dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng để làm sạch hoặc thuốc kháng sinh tại chỗ để điều trị tiếp tục. Tuỳ theo mức độ của mỗi bệnh nhân có thể kê thêm thuốc kháng sinh để uống và nước súc miệng chứa chlorhexidine.

Khu vực răng bị áp xe nha chu cần phải được vệ sinh sạch sẽ bằng việc súc miệng và đánh răng mỗi ngày nhẹ nhàng. Trong lần thăm khám tiếp theo bệnh nhân sẽ được giải quyết tình trạng răng miệng đang bị bệnh hoàn toàn.

Trị đau răng do nứt vỡ, gãy răng

Cách điều trị thông thường đó là đặt mão răng để thay thế cho cấu trúc răng bị mất. Ngoài ra, điều này còn có tác dụng giúp răng không bị nhạy cảm, phá vỡ và suy yếu. nếu bệnh nhân bị sưng hàm hoặc sốt sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Áp dụng các phương pháp điều trị nha chu nếu cần thiết để làm sạch, loại bỏ mảng bám trên nướu răng.

Giải đáp một số câu hỏi liên quan tới đau răng chi tiết

Dưới đây, các chuyên gia cũng sẽ giải đáp tới bạn một số thông tin liên quan tới tình trạng đau răng:

Khi mang thai bị đau răng cần điều trị ra sao?

Trong quá trình điều trị các bệnh lý về răng miệng cho phụ nữ đang mang thai, các bác sĩ sẽ phải thực hiện các phương pháp an toàn nhất. Thời gian điều trị khuyến nghị thường vào 3 tháng giữa thai kỳ. Nhưng với trường hợp bệnh nhân bị đau buốt răng cửa nhiều, dữ đội, nhiễm trùng có thể phải điều trị vào bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Lúc này, các bác sĩ chuyên khoa sản sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp tốt nhất, đảm bảo an toàn và tránh biến chứng.

Đối với bà bầu cần điều trị khuyến nghị thường vào 3 tháng giữa thai kỳ
Đối với bà bầu cần điều trị khuyến nghị thường vào 3 tháng giữa thai kỳ

Sử dụng thuốc phải theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nhất là với các loại thuốc kháng sinh, gây tê tại chỗ trong điều trị nha khoa cần được thực hiện trước hay sau khi điều trị. Đặc biệt, những loại thuốc không kê đơn như ibuprofen, aspirin, naproxen đều không được dùng khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến em bé. Muốn kiểm soát cơn đau trong thời kỳ này thì Acetaminophen được coi là an toàn nhất.

Trường hợp nào cần tới gặp bác sĩ sớm?

Nếu bị đau răng ở những trường hợp sau đây, bạn cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Tình trạng đau nhức răng kéo dài từ 1 đến 2 ngày nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Đau răng đi kèm với đau tai, sốt, đau mỗi khi há miệng
  • Đau răng sưng má (đau răng kèm theo sưng mặt hoặc sưng miệng)
  • Cơn đau tăng lên thêm thời gian, dai dẳng và nghiêm trọng.

Đau răng có nguy hiểm và gây biến chứng gì không?

Nếu đau răng không tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như viêm tủy cấp, áp xe răng khiến cơn đau càng trở nên dữ dội, nghiêm trọng, nhức lan lên thái dương khiến người bệnh mất ngủ, ăn không ngon.

Ngoài ra, bệnh còn có thể dẫn tới nhiễm trùng lan rộng sang những mô ở xung quanh gây ra mang quanh áp hoặc viêm xương tủy hàm. Chúng thường xảy ra tại răng hàm trên do chân răng nằm tại vị trí sát xoang hàm khiến bạn bị viêm xoang.

Xem thêm: Đau răng dẫn đến đau đầu: 5 nguyên nhân thường gặp và cách chữa

Đau nhức răng nếu không điều trị kip thời có thể gây ra nhiều biến chứng
Đau nhức răng nếu không điều trị kip thời có thể gây ra nhiều biến chứng

Biến chứng của đau răng sẽ nguy hiểm đặc biệt khi mức độ nhiễm trùng tăng dẫn tới nhiễm trùng máu, viêm tấy lan tỏa, lan xuống trung thất… khi đó sẽ đe dọa tới tính mạng.

Do đó, nếu bạn đang bị đau nhức răng vậy thì hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp. Cần thực hiện ngăn chặn sớm để không lây lan tới nhiều bộ phận khác tại vùng mặt đầu hoặc chảy máu.

Phòng ngừa đau răng lợi như thế nào hiệu quả?

Vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng đau răng lợi:

  • Mỗi ngày ít nhất một lần phải vệ sinh kẽ răng bằng chỉ nha khoa
  • Sử dụng kem đánh răng chứa Fluoride và bàn chải lông mềm để chải răng mỗi ngày
  • Tới nha khoa thăm khám 6 tháng/ lần để kiểm tra tình trạng răng miệng, loại bỏ cao răng
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng việc bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin. Đồng thời hạn chế các thực phẩm gây hại cho răng như đồ ăn cay, nóng, quá lạnh, nhiều đường, nhiều tinh bột…

Chữa đau răng ở đâu tốt?

Nếu bạn đang tìm địa chỉ để thăm khám và điều trị đau nhức răng, vậy thì hãy tham khảo các gợi ý sau đây:

Bệnh viện răng hàm mặt Trung Ương Hà Nội

Đây là bệnh viện đã có hơn 30 năm hoạt động chuyên thực hiện điều trị các về răng hàm mặt được đánh giá cao tại khu vực miền Bắc. Hiện tại bệnh viện đang mở rộng nhiều chuyên khoa khác nhau để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của đông đảo bệnh nhân. Các trang thiết bị được đầu tiên hiện đại, quy trình thăm khám diễn ra đúng tiêu chuẩn do bộ y tế quy định, vô cùng và an toàn tuyệt đối.

Địa chỉ bệnh viện tại số 40B Tràng Thi, Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Phòng khám và điều trị răng hàm mặt bệnh viện 103

Phòng khám và điều trị răng hàm mặt bệnh viện 103 đi vào hoạt động vào năm 2013. Tại đây được chia ra làm 4 khu vực gồm có phòng tiếp đón bệnh nhân, phòng chụp X quang và 2 phòng chuyên để điều trị.

Phòng khám sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao tại khoa răng viện bệnh viện 103 nên được đông đảo người dân tin tưởng. Ngoài ra, để việc điều trị diễn ra đạt hiệu quả phòng khám cũng trang bị thêm các công nghệ hiện đại như trám răng thẩm mỹ, điều trị nội nha kỹ thuật cao.

Địa chỉ phòng khám tại số 261 Phùng Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội

Thăm khám, điều trị răng miệng tại bệnh viện 103
Thăm khám, điều trị răng miệng tại bệnh viện 103

Viện nghiên cứu và công nghệ nha khoa Việt Nam Vidental

Viện nghiên cứu và công nghệ nha khoa Việt Nam Vidental thành lập với mong muốn đáp ứng nhu cầu thăm khám, điều trị nha khoa của người dân thủ đô và các tỉnh thành lân cận đạt hiệu quả nhất. Hiện viện đang tiếp nhận thăm khám, điều trị đau răng cho cả trẻ em và người lớn. Tùy vào từng mức độ của bệnh sẽ có phương án điều trị phù hợp nhất. Quy trình thăm khám, điều trị bệnh được diễn ra trong môi trường vô trùng, không phát sinh biến chứng, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.

Địa chỉ viện tại số 30 đường Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Có thể thấy, đau răng là triệu chứng vô cùng khó chịu thường ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời để tránh bệnh nặng hơn.

Đừng bỏ lỡ:

Tới gặp bác sĩ nha khoa để có phương án điều trị bệnh hiệu quả

Men răng là gì, làm thế nào để khắc phục tình trạng men răng yếu?

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhận định, men răng khỏe là yếu tố hàng đầu để việc chăm sóc răng đạt hiệu quả. Nếu  hàm răng đều, đẹp nhưng...
Niềng răng trước và sau có gì khác biệt, bạn đã biết hay chưa?

Niềng răng trước và sau làm thay đổi gương mặt sẽ như thế nào?

Nhiều người thắc mắc không biết niềng răng trước và sau có thể đem lại những thay đổi như thế...

Tới gặp bác sĩ nha khoa để có phương án điều trị bệnh hiệu quả

Men răng là gì, làm thế nào để khắc phục tình trạng men răng yếu?

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhận định, men răng khỏe là yếu tố hàng đầu để việc chăm sóc...

các mức độ sâu răng

Các mức độ sâu răng từ nhẹ tới nặng và cách điều trị phù hợp

Các mức độ sâu răng sẽ tiến triển từ nhẹ đến nặng chỉ trong thời gian ngắn. Chính vì vậy,...

Niềng răng trainer cho người lớn là gì? Chi phí và những điều lưu ý

Niềng răng trainer cho người lớn là gì? Có mang lại hiệu quả không?

Niềng răng trainer cho người lớn đang là phương pháp thẩm mỹ nha khoa được sử dụng phổ biến trong...

Niềng răng nên ăn gì? Gợi ý thực đơn phù hợp nhất cho người mới

Niềng Răng Nên Ăn Gì? Gợi Ý Thực Đơn Phù Hợp Nhất Cho Người Mới

Niềng răng nên ăn gì và tránh ăn gì đang là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *