Viêm Nha Chu Cấp Là Gì? Triệu Chứng và Hướng Điều Trị

Viêm nha chu cấp là bệnh lý được đặc trưng bởi tình trạng sưng viêm ở tổ chức quanh răng. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như viêm nướu, đau răng, hôi miệng, tụt nướu, nhai thức ăn khó khăn…Nghiêm trọng hơn, bệnh viêm nha chu cấp không được phát hiện và điều trị sớm còn có thể gây mất răng.

Viêm nha chu cấp là gì?

Bệnh viêm nha chu cấp tính là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng. Tổ chức này bao gồm các bộ phận như nướu, dây chằng, xương ổ răng và men chân răng. Bất cứ bộ phận nào cũng có thể bị ảnh hưởng, trường hợp nặng có thể gây viêm toàn bộ tổ chức xung quanh răng.

Viêm nha chu cấp là gì?
Viêm nha chu cấp là bệnh lý gây viêm các tổ chức quanh răng

Bình thường, trên cung hàm nha chu đảm nhận chức năng giữ cho các răng luôn ổn định, vững chắc. Phần nướu răng sẽ ôm sát lấy chân răng giúp bảo vệ các mô nhạy cảm phía dưới và ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn. Tuy nhiên, khi vi khuẩn có hại phát triển quá mức, chúng có thể tấn công gây viêm các tổ chức quanh răng và khiến cho bộ phận này không thể thực hiện tốt các chức năng thông thường.

Các triệu chứng của bệnh viêm nha chu cấp thường diễn ra trong thời gian ngắn. Ở mức độ nhẹ, bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến khu vực nướu răng và mô mềm. Ngược lại, nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tổ chức quanh răng có thể bị viêm nhiễm kéo dài gây viêm cả khung xương ổ răng và tiến triển thành viêm nha chu mãn tính. Lúc này, người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như rụng răng, thậm chí là bị mất răng vĩnh viễn.

Chính vì lý do trên, công tác điều trị viêm nha chu cấp tính cũng cần được chú trọng. Bạn nên thăm khám và chữa trị ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ. Tránh chủ quan khiến cho bệnh ngày càng trở nặng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh.

Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm nha chu cấp

Tính từ giai đoạn mới bắt đầu khởi phát cho đến khi bước vào giai đoạn tiến triển nặng, bệnh viêm nha chu cấp được chia thành 4 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1: Hình thành mảng bám

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến cho thức ăn lưu lại và tạo thành mảng bám. Vi khuẩn sinh trưởng, phát triển mạnh trong mảng bám tạo nên vôi răng. Tác nhân gây bệnh cũng tích tụ nhiều ở chân răng, kẽ răng hay viền lợi và chờ thời cơ thuận lợi để tấn công vào bên trong.

Thông thường, ngoài sự hình thành của mảng bám và vôi răng thì hầu hết người bệnh đều không cảm nhận được bất cứ triệu chứng nào rõ ràng trong giai đoạn 1.

Giai đoạn 2: Viêm nhiễm

Vôi răng hình thành kết hợp với vi khuẩn có hại gây kích ứng, tổn thương, sưng viêm nướu. Lúc này, nướu răng trở lên nhạy cảm hơn và chỉ một tác động nhẹ cũng có thể gây chảy máu.

Giai đoạn 3: Xuất hiện túi nha chu

Nướu răng bị viêm hình thành nên lỗ hổng giữa răng với nướu. Đây chính là không gian cho vi khuẩn trú ngụ và sinh ra mủ, đồng thời tạo thành túi nha chu.

Giai đoạn 4: Phá hủy răng và ổ xương răng

Sau một thời gian sinh sôi và phát triển mạnh trong túi nha chu, vi khuẩn tiếp tục tấn công vào xương ổ răng dẫn đến tình trạng tụt nướu, lung lay răng.

Nguyên nhân gây viêm nha chu cấp

Bệnh viêm nha chu cấp do nhiều nguyên nhân gây ra. Phổ biến nhất là do thói quen vệ sinh, chăm sóc răng miệng không đúng cách khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh. Ngoài ra, bệnh còn khởi phát sau khi gặp các vấn đề khác về sức khỏe.

  • Không đánh chải răng thường xuyên khiến cho khoang miệng không được làm sạch. Từ đây, mảng bám được hình thành tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề về răng miệng như sâu răng, áp xe quanh chóp răng, viêm nha chu… Ngoài ra, việc sử dụng bàn chải đánh răng có đầu lông chải quá cứng hoặc không thay bàn chải định kỳ cũng tạo mầm mống cho bệnh viêm nha chu cấp tính khởi phát.
  • Vệ sinh, chăm sóc răng miệng không đúng cách. Nhiều người có thói quen đánh chải răng qua loa hoặc không đánh kỹ hết các bề mặt răng khiến cho thức ăn dư thừa không được làm sạch mà bám vào kẽ răng, chân răng. Điều này khiến cho vi khuẩn có cơ hội tích tụ và gây nhiễm trùng nha chu.
nguyên nhân viêm nha chu cấp
Đánh chải răng không đúng cách là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm nha chu răng
  • Không lấy vôi răng định kỳ. Thông thường, các bác sĩ nha khoa khuyến cáo bạn nên lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần. Tuy nhiên, không ít trường hợp để kéo dài đến cả năng, thậm chí là vài năm mới đi lấy vôi răng một lần. Sự tồn tại kéo dài của vôi răng có thể khiến nướu bị kích ứng, sưng đỏ và dễ chảy máu ngay cả khi chỉ gặp tác động nhẹ.
  • Hút thuốc lá gây rối loạn hoạt động của tuyến nước bọt và khiến cho tổ chức quanh răng bị kích ứng, sưng viêm.
  • Một số trường hợp bị viêm nha chu cấp tính do rối loạn nội tiết tố. Nguyên nhân này thường gặp ở bà bầu, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh và trẻ em ở tuổi dậy thì.
  • Lạm dụng bia rượu quá mức gây giảm tiết nước bọt, khô miệng. Tình trạng này khiến cho khoang miệng không được làm sạch vả dễ phát sinh vi khuẩn gây bệnh.
  • Sức đề kháng yếu: Hệ thống miễn dịch suy giảm khiến cho cơ thể không có khả năng chống lại vi khuẩn có hại. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các cơ quan trong cơ thể dễ bị nhiễm trùng, bao gồm cả nha chu.
  • Thói quen sử dụng tăm: Tăm cứng và nhọn không chỉ gây hở kẽ răng mà còn dẫn đến chảy máu, tổn thương nướu và chân răng, từ đó dẫn đến các triệu chứng của bệnh viêm nha chu cấp.
  • Do ảnh hưởng của các bệnh lý khác: Bệnh viêm nha chu cấp có thể phát triển thứ phát sau khi mắc các bệnh lý như tiểu đường, AIDS, ung thư, bệnh bạch cầu, viêm tuyến nước bọt,…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể làm giảm tiết nước bọt, từ đó làm tăng nguy cơ bị viêm nha chu cấp.
  • Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ: Ăn uống thiếu chất ( nhất là vitamin C) khiến cho sức khỏe răng miệng bị suy yếu và làm giảm khả năng miễn dịch. Đây chính là thời cơ thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết viêm nha chu cấp

Bệnh viêm nha chu cấp tiến triển âm thầm và thường không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu nên khó phát hiện sớm. Bạn có thể nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện mảng bám răng, vôi răng: Triệu chứng này xuất hiện đầu tiên, khi bệnh mới khởi phát.
  • Thay đổi màu sắc của nướu: Bình thường, nướu răng khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhưng khi bị viêm sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm. Khu vực nướu bị ảnh hưởng cũng trở nên sưng phù và nhạy cảm hơn khi chạm vào hay khi sử dụng các thức ăn nóng, lạnh.
  • Đau răng: Chân răng có biểu hiện đau nhức, ê buốt vô cùng khó chịu.
  • Đau nướu: Vùng nướu bị viêm có cảm giác đau rõ ràng khi dùng tay chạm vào hoặc khi ma sát với thức ăn trong quá trình nhai.
  • Xuất hiện mủ: Một số trường hợp ấn vào nướu răng thấy có dịch tiết hay mủ chảy ra.
  • Tụt nướu: Sự hình thành của túi nha chu tạo ra khoảng trống giữa răng với nướu. Do mất đi điểm bám, nướu bị tụt ra và có thể để lộ chân răng.
  • Hôi miệng: Vi khuẩn có hại không chỉ gây viêm tổ chức quanh răng mà còn sản sinh nhiều khí sunfua dẫn đến hôi miệng và khiến cho hơi thở có mùi.
  • Răng lung lay: Ở giai đoạn nặng, viêm nha chu cấp gây phá hủy răng và ổ xương răng khiến cho răng bị lung lay, di lệch.
  • Khó khăn khi nhai thức ăn: Tổ chức quanh răng bị viêm khiến cho việc nhai nuốt thức ăn trở nên khó khăn và có thể gây đau đớn.

Bệnh viêm nha chu cấp có nguy hiểm không?

Viêm nha chu cấp gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tình trạng sưng viêm ở tổ chức quanh răng khiến bệnh nhân luôn có cảm giác đau nhức, nhất là khi nhai thức ăn. Thêm vào đó, bệnh còn gây ra nhiều vấn đề khác làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe của người bệnh, chẳng hạn như:

  • Hôi miệng: Hơi thở nặng mùi khiến bệnh nhân mất tự tin trong giao tiếp
  • Ăn uống khó khăn dẫn đến mất khẩu vị, chán ăn. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, gây mệt mỏi và ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.
  • Răng lung lay, mất răng: Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất của bệnh viêm nha chu cấp.
  • Ảnh hưởng đến các cơ quan khác: Tình trạng nhiễm trùng ở nha chu có thể lan rộng và ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận, chẳng hạn như tuyến nước bọt, mũi xoang, cổ họng…
Bệnh viêm nha chu cấp có nguy hiểm không?
Bệnh viêm nha chu cấp gây hôi miệng và nhiều triệu chứng khó chịu khác

Chẩn đoán viêm nha chu cấp

Nhiều biện pháp khác nhau được bác sĩ thực hiện để chẩn đoán bệnh viêm nha chu cấp bao gồm:

  • Khai thác tiền sử bệnh cùng thói quen ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc răng miệng hàng ngày.
  • Kiểm tra các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải
  • Thăm khám khoang miệng để kiểm tra sự hiện diện của mảng bám, cao răng. Bước này cũng cho phép bác sĩ xác định vị trí bị ảnh hưởng và tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh, đánh giá mức độ sưng viêm.
  • Đo độ sâu của túi nha chu: Bác sĩ sẽ sử dụng một đầu dò nha khoa đã được tiệt trùng đặt bên dưới đường viền nướu ở cạnh răng. Đối với những người có nướu khỏe mạnh, đầu dò thường chỉ đi vào được độ sâu từ 1 – 3mm. Trong trường hợp túi nha chu sâu quá 4mm có thể chỉ ra bệnh viêm nha chu cấp.
  • Chụp X-quang: Phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra tình trạng phá hủy răng, mất xương.

Cách điều trị viêm nha chu cấp

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của viêm nha chu cấp mà bác sĩ sẽ chỉ định một phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, một số mẹo tự nhiên cũng được nhiều người áp dụng để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh tại nhà.

1. Phác đồ điều trị viêm nha chu cấp bằng Tây y

Đối với các trường hợp bị nhẹ, bệnh viêm nha chu cấp mới khởi phát ở giai đoạn 1 thì người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp không xâm lấn. Bao gồm:

  • Cạo vôi răng:

Lấy vôi răng sẽ giúp giảm kích ứng cho nướu, đồng thời loại bỏ vi khuẩn tích tụ dưới nướu cũng như trên bề mặt răng. Điều này giúp ức chế sự tiến triển của bệnh viêm nha chu, ngăn chặn ổ nhiễm trùng lan rộng.

  • Chà chân răng:

Sau khi cạo vôi răng, bác sĩ tiến hành chà nhẵn bề mặt chân răng. Hoạt động này nhằm đảm bảo ổ vi khuẩn được loại bỏ hoàn toàn, đồng thời ngăn chặn không cho vi khuẩn bám lên bề mặt răng gây hình thành mảng bám.

  • Sử dụng thuốc trị viêm nha chu cấp:

Thuốc kháng sinh thường được chỉ định để điều trị viêm nha chu cấp. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Cần sử dụng kháng sinh đúng liều và đủ ngày để không bị lờn thuốc.

2. Cách chữa viêm nha chu cấp bằng phương pháp xâm lấn

Ở mức độ nghiêm trọng hoặc không đáp ứng được với các phương pháp điều trị bảo tồn, các phương pháp xâm lấn sẽ được chỉ định. Tùy theo mức độ tổn thương ở tổ chức quanh răng, bác sĩ có thể lựa chọn một trong những cách sau:

  • Cấy ghép mô mềm: Các mô khỏe mạnh ở vòm miệng sẽ được nuôi cấy để bù lại phần khuyết của nướu.
  • Phẫu thuật Flap: Bệnh nhân được gây tê tại chỗ. Sau đó, bác sĩ nha khoa dùng dao rạch một hay nhiều đường nhỏ ngay tại vùng nướu bị bệnh nhằm để lộ chân răng ra ngoài. Cuối cùng tiến hành lấy vôi răng và chà nhẵn chân răng.
  • Phương pháp ứng dụng men răng tái sinh: Một loại gel đặc biệt có chứa thành phần protein được tìm thấy trong men răng sẽ được đặt vào khu vực bị ảnh hưởng. Khi được hấp thụ, các protein này sẽ hoạt động bằng cách kích thích sự phát triển của xương, mô mềm cũng như men răng.
  • Ghép men răng: Trong trường hợp vi khuẩn ăn mòn men răng quá mức, bác sĩ sẽ tiến hành ghép men răng cho bệnh nhân được lấy từ nguồn hiến tặng hoặc từ xương tổng hợp.
cách điều trị viêm nha chu cấp
Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp bị viêm nha chu nặng

3. Phương pháp hỗ trợ điều trị viêm nha chu cấp tại nhà

Một số mẹ tự nhiên có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh viêm nha chu cấp trong giai đoạn đầu. Bạn có thể áp dụng để hỗ trợ điều trị, tăng tốc độ chữa lành bệnh.

Súc miệng bằng nước muối ấm:

Người bị viêm nha chu cấp nên súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày 2 – 3 lần. Nước muối chính là một phương thuốc tự nhiên có tác dụng sát trùng, tiêu viêm an toàn.

Thời điểm súc miệng với nước muối ấm tốt nhất là sau bữa ăn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh pha nước muối quá mặn khiến niêm mạc miệng và nướu bị kích ứng.

Bài thuốc từ gừng tươi:

Gừng có khả năng kháng viêm, giảm đau nên được dân gian dùng chữa viêm nha chu răng tại nhà trong giai đoạn cấp và mãn tính. Để sử dụng, bạn lấy 1 nhánh gừng tươi đem nấu nước súc miệng hàng ngày sau khi ăn.

Chanh tươi kết hợp với muối trắng chữa viêm nha chu cấp

Chứa nguồn vitamin C dồi dào, chanh có thể giúp sát khuẩn, ức chế phản ứng viêm ở tổ chức quanh răng. Kết hợp chanh với muối làm thuốc bôi chữa viêm nha chu cấp sẽ giúp nhân đôi tác dụng, ức chế sự lan rộng của tổn thương.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 2 thìa nước cốt chanh, một ít muối ăn
  • Hòa 2 nguyên liệu trên với nhau và khuấy đều cho muối tan hoàn toàn.
  • Dùng đầu cây tăm bông thấm hỗn hợp bôi lên vùng viêm. Giữ trong miệng khoảng 10 phút mới nhổ ra rồi súc miệng lại với nước cho sạch.
  • Áp dụng mỗi tuần 2 – 3 lần. Chú ý không thoa hỗn hợp chanh muối lên khu vực có vết thương hở.

Bài thuốc từ lá lốt

Đặc tính giảm đau, chống viêm tự nhiên của lá lốt chính là phương thuốc tự nhiên tuyệt vời cho những người mắc bệnh viêm nha chu cấp. Khi sử dụng, thảo dược này còn giúp tăng cường lưu thông máu đến chữa lành vùng tổn thương.

lá lốt chữa viêm nha chu cấp
Lá lốt có tác dụng giảm đau, kháng viêm tự nhiên nên được dùng để điều trị viêm nha chu cấp

Cách dùng:

  • Bạn cần chuẩn bị khoảng 15 cái lá lốt và vài hạt muối hột
  • Rửa sạch lá, xay nhuyễn với muối và một chút nước ấm. Vắt lấy nước cốt.
  • Cuối cùng chỉ cần lấy bông gòn chấm hỗn hợp lên tổ chức bị viêm mỗi ngày 2 – 3 lần để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm nha chu cấp.

Dùng tinh dầu đinh hương

Với cách này, tinh dầu đinh hương được pha với nước ấm làm nước súc miệng mỗi ngày 2 lần để trị viêm nha chu cấp. Hoặc bạn cũng có thể lấy tinh dầu thoa loãng với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi chấm vào tổn thương. Phương pháp này có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng nướu răng và cải thiện tình trạng hôi miệng.

Nhìn chung, các phương pháp chữa viêm nha chu cấp tại nhà tương đối lành tính và có thể áp dụng cho hầu hết mọi đối tượng. Tuy nhiên, những cách này chỉ thích hợp với người bị nhẹ. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một mẹo tự nhiên an toàn và cho hiệu quả thật sự.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm nha chu cấp

Bị viêm nha chu cấp nên ăn gì và kiêng gì? Đây hẳn là thắc mắc được đông đảo bệnh nhân quan tâm. Việc duy trì một chế độ ăn uống có lợi sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương ở tổ chức quanh răng và cải thiện sức khỏe răng miệng.

Các thực phẩm tốt nhất cho người bị viêm nha chu cấp:

  • Thức ăn giàu chất xơ giúp làm sạch mảng bám và thức ăn dính ở kẽ răng. Bao gồm rau xanh, trái cây tươi, các loại đậu,…
  • Thực phẩm giàu vitamin A làm tăng sức đề kháng, cải thiện cấu trúc xương và răng: Người bệnh có thể ăn gan động vật, cà rốt, khoai lang hay bí đỏ… để bổ sung vitamin A cho cơ thể.
  • Thực phẩm giàu axit lactic kháng viêm, tăng khả năng chuyển hóa vitamin D: Sữa chua, kefir, các loại dưa cải muối chua, tương miso…
  • Thức ăn giàu chất chống oxy hóa giúp tiêu viêm, giảm sưng đau, bảo vệ nướu răng: Trà xanh, quả mọng, rau lá xanh.
  • Thực phẩm giàu omega 3: Cá béo, các loại hạt,…

Viêm nha chu cấp kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm có thể làm tăng nặng các triệu chứng của viêm nha chu cấp. Bao gồm:

  • Đồ ngọt
  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột hoặc axit
  • Các món ăn cay
  • Đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng
  • Mẹo cứng
  • Mía
  • Xương, sụn
  • Đồ uống chứa cồn.

Cách ngăn ngừa bệnh viêm nha chu cấp

Một số cách đơn giản dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ bị viêm nha chu cấp cho bạn:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách. Mỗi ngày bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần và mỗi lần đánh răng trong thời gian tối thiểu là 2 phút.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng trước khi đánh răng. Tránh xỉa tăm nhọn gây tổn thương cho nướu.
  • Định kỳ đi khám nha khoa và lấy cao răng 6 tháng/lần.
  • Uống nhiều nước
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Hạn chế ăn đồ ngọt
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và duy trì lối sống khoa học để nâng cao khả năng miễn dịch, giúp phòng ngừa bệnh viêm nha chu cấp hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm

Viêm Nha Chu Theo Đông Y và Các Bài Thuốc Điều Trị Bệnh

Cách chữa viêm nha chu theo Đông y sử dụng các bài thuốc điều trị bệnh từ thảo dược thiên nhiên có tính an toàn cao. Tùy theo triệu chứng,...

Viêm Nha Chu Theo Đông Y và Các Bài Thuốc Điều Trị Bệnh

Cách chữa viêm nha chu theo Đông y sử dụng các bài thuốc điều trị bệnh từ thảo dược thiên...

Bà bầu bị viêm nha chu có nguy hiểm không?

Bà Bầu Bị Viêm Nha Chu và Biện Pháp Điều Trị, Phòng Ngừa

Bà bầu bị viêm nha chu nếu không phát hiện và điều trị có thể gặp phải nhiều biến chứng....

Viêm nha chu làm răng lung lay là gì?

Viêm Nha Chu Làm Răng Lung Lay và Giải Pháp Điều Trị

Viêm nha chu làm răng lung lay là giai đoạn tiến triển nặng, cần được khám chữa để tráng gây...

Viêm nha chu có mủ là gì?

Viêm Nha Chu Có Mủ Là Gì? Giải Pháp Điều Trị Thế Nào?

Viêm nha chu có mủ là giai đoạn nặng, các túi nha chu chứa ngày càng nhiêu dịch mủ, có...

Thuốc nam chữa viêm nha chu

Chữa Viêm Nha Chu Bằng Thuốc Nam Qua 10 Mẹo Hay

Các cách chữa viêm nha chu bằng thuốc Nam giúp cải thiện tình trạng ê buốt, đau nhức, hơi thở...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.