Ê Buốt Răng Uống Thuốc Gì? 5 Loại Thuốc An Toàn
Ê buốt răng uống thuốc gì? Theo khuyến cáo của chuyên gia, bệnh nhân nên đến bệnh viện, phòng khám nha khoa uy tín để kiểm tra, thăm khám tình trạng ê buốt do nguyên nhân nào gây ra. Trường hợp hợp răng nhạy cảm do bệnh nha khoa, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị tương ứng.
Có nên dùng thuốc khi bị ê buốt răng?
Ê buốt răng xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trường hợp thường gặp nhất là khi bạn ăn phải đồ ăn quá lạnh, quá nóng hoặc cay khiến cho cảm giác ê buốt xuất hiện đột ngột.Tình trạng này cho thấy răng của bạn đang nhạy cảm, trong nhiều trường hợp có thể liên quan đến bệnh lý nha khoa.
Vậy, nguyên nhân gì dẫn đến hiện tượng răng ê buốt khó chịu? Các chuyên gia chỉ ra rằng, rằng ê buốt khi lớp men cứng bao bọc ngà răng bị bào mòn do ảnh hưởng từ các vấn đề bên ngoài, lâu dần lộ rõ ngà răng khiến cho răng trở nên nhạy cảm với các tác nhân gây kích thích.
Nguyên nhân có thể là do bạn chải răng quá mạnh, thường xuyên ăn đồ ăn chứa axit, sử dụng nhiều kem đánh răng, nước súc miệng chứa hoạt chất tẩy mạnh, ăn đồ ăn quá cứng,… Ngoài ra, cơn ê buốt có thể xảy ra dưới tác động của các bệnh nha khoa như viêm nướu răng, sâu răng, viêm nha chu,…
Hầu như các trường hợp ê buốt tạm thời đều sẽ tự thuyên giảm trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên trường hợp mắc bệnh răng miệng, cảm giác khó chịu có thể kéo dài âm ỉ, hoặc lặp đi lặp lại khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống, thậm chí là khi hít phải luồng không khí lạnh từ bên ngoài.
Do đó, nhiều người bị ê buốt răng muốn tìm thuốc chữa trị để nhanh chóng chấm dứt cảm giác khó chịu này. Ê buốt răng uống thuốc gì? Có nên uống thuốc không? Thực tế, các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng cho biết tình trạng ê buốt sẽ cải thiện hiệu quả khi người bệnh dùng gel bôi tại chỗ, thuốc đường uống thường không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Hiện nay thuốc bôi trị ê buốt răng có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, dễ dàng tìm mua và sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên thăm khám trước khi dùng thuốc, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, tránh gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn.
Tham khảo thêm: Đau Răng Sâu Kéo Dài Bao Lâu? Cách Chữa và Ngăn Ngừa
Ê buốt răng uống thuốc gì?
Như đã đề cập, tình trạng ê buốt răng điều trị bằng thuốc dạng bôi sẽ mang lại hiệu quả tại chỗ, giúp bệnh nhân kiểm soát cảm giác khó chịu tức thời. Về thuốc đường uống, trên thực tế hiện nay chưa có sản phẩm nào đặc trị tình trạng ê buốt răng.
Bởi, theo các chuyên gia, tình trạng ê buốt là một trong những biểu hiện thường gặp của răng và có thể khắc phục trong thời gian ngắn mà không cần can thiệp chuyên sâu. Các sản phẩm gel bôi tại chỗ là sự lựa chọn hàng đầu của người bệnh, thay thế cho thuốc đường uống có khả năng phát sinh nhiều tác dụng phụ.
Với thắc mắc: “Ê buốt răng uống thuốc gì?”, như đã giải đáp, các nha sĩ thường cho bệnh nhân dùng thuốc dạng bôi để cải thiện tình trạng. Trong trường hợp ê buốt răng kéo dài liên quan đến bệnh nha khoa nghiêm trọng, thuốc đường uống mới thể được kết hợp sử dụng.
Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau, kháng viêm cho bệnh nhân. Các loại thuốc uống thường dùng trong trường hợp bệnh nặng có thể kể đến một số dạng quen thuộc như thuốc giảm đau thông thường paracetamol, nhóm aspirin, thuốc kháng sinh amoxicillin,…
Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thêm các viên uống bổ sung vitamin, khoáng chất bị thiếu hụt để giảm cơn ê buốt, phòng nguy cơ bệnh nha khoa biến chứng. Trong đó các viên uống chứa vitamin A, C, B, D, canxi,… được cung cấp lượng phù hợp giúp răng chắc khỏe hơn, ngăn tình trạng viêm nhiễm, tổn thương lan rộng.
Câu hỏi ê buốt răng uống thuốc gì được nhiều người quan tâm. Như đã trình bày bên trên, trường hợp ê buốt nhẹ sẽ được ưu tiên sử dụng thuốc dạng bôi. Thực tế chưa có thuốc uống đặc trị tình trạng này. Dựa vào mức độ tổn thương, bệnh nha khoa, thuốc uống điều trị triệu chứng sẽ được kết hợp sử dụng để phòng biến chứng cho người bệnh.
Các loại thuốc trị ê buốt răng thường dùng
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm thuốc dạng bôi giảm ê buốt răng tại chỗ. Người dùng nên thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa trước khi dùng để đảm bảo an toàn, phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Dưới đây là một số sản phẩm bôi được dùng phổ biến:
1. Gel SensiKin
Gel SensiKin được sử dụng kết hợp trong điều trị bệnh về răng miệng, ngăn cơn ê buốt răng kéo dài gây khó khăn trong sinh hoạt đời sống của người bệnh. Sản phẩm có chứa hoạt chất potassium nitrate, Sodium Flouride, Glycerin, Hydroxyethylcellulose,… cùng với nhiều thành phần khác.
Tác dụng vệ sinh tại chỗ, kháng khuẩn, giảm đau, chống ê buốt cục bộ. Gel SensiKin tan nhanh, khả năng bám dính tốt giúp hoạt chất thẩm thấu vào bên trong, ức chế quá trình dẫn truyền dây thần kinh từ ống tủy về đại não, giúp chặn đứng cơn ê buốt, xoa dịu cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Sử dụng Gel SensiKin cho người đang gặp vấn đề về răng nhạy cảm, tụt nướu, mòn men răng, buốt răng do quá trình tẩy trắng, lấy cao răng, bọc răng sứ,… Đối tượng sử dụng là trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành. Trường hợp dùng cho trẻ nhỏ hơn cần thông qua chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Giá tham khảo: 120.000đ tuýp 15ml.
2. GC Tooth Mousse Plus
Gel GC Tooth Mousse Plus là một trong những sản phẩm gel bôi trị ê buốt răng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Sản phẩm có chứa hai thành phần chính gồm canxi, phosphate giúp tăng cường bảo vệ men răng, phòng ngừa ê buốt răng kéo dài và giúp ngăn tình trạng sâu răng ở những người đang niềng răng.
Ngoài ra, Gel GC Tooth Mousse Plus còn chứa nhiều hoạt chất khác giúp trung hòa axit trong nước bọt, giúp kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện các vấn đề răng miệng khác. Sử dụng gel bôi theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn sức khỏe.
Giá tham khảo: 325.000đ tuýp 35ml.
Tham khảo thêm: Đau Răng Ngậm Nước Muối Có Tốt Đúng Như Lời Đồn Không?
3. Thuốc bôi Vecni-flour
Ê buốt răng uống thuốc gì? Thay vì sử dụng thuốc uống, thuốc dạng bôi Vecni-flour được dùng phổ biến hơn, tác dụng giảm tình trạng ê buốt răng, đồng thời giúp phòng ngừa sâu răng được dùng cho trẻ nhỏ. Loại thuốc này được kiểm định nghiêm ngặt cho thấy mức độ an toàn khi dùng trên răng sữa của trẻ em.
Lớp vecni sẽ bám vào trong răng giúp răng chắc khỏe hơn, đồng thời lượng flour cũng được ghi nhận ở mức an toàn, kết hợp với canxi kiến tạo men răng, tránh tình trạng nhạy cảm, ê buốt khi tiếp xúc với tác nhân gây kích thích. Sử dụng cho trẻ em và người trưởng thành, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Giá tham khảo: Đang cập nhật
4. Gel Emoform
Gel Emoform cũng là một trong những sản phẩm chống ê buốt răng tại chỗ được nha sĩ khuyên dùng. Sản phẩm hiện có mặt tại nhiều nhà thuốc, cửa hàng trên khắp nước ta. Gel Emoform thuốc sản phẩm độc quyền của thương hiệu nổi tiếng Dr Wild & Co.AG, xuất xứ Thụy Sĩ.
Các thành phần chính có trong Gel Emoform bao gồm các chất như Glycerin, Sodium, Stannous Flouride,… Công dụng giúp giảm ê buốt răng, xoa dịu cảm giác khó chịu, giúp răng giảm độ nhạy cảm, diệt hại khuẩn trên răng, giúp răng chắc khỏe, trắng sáng, ngăn ngừa bệnh nha khoa,…
Giá tham khảo: 199.000đ tuýp.
5. Gel Enamel Pro Varnish
Gel Enamel Pro Varnish là sản phẩm dạng bôi trị ê buốt răng được dùng phổ biến hiện nay. Sản phẩm có chứa thành phần bổ sung flour giúp tái tạo men răng, phòng tình trạng hư hại răng, đồng thời giúp tái khoáng cho răng thêm chắc khỏe, phục hồi men răng chống tình trạng ê buốt kéo dài.
Gel Enamel Pro Varnish được kiểm định an toàn cho trẻ nhỏ, có thể sử dụng cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Đồng thời tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng để tránh gặp phải các phản ứng phụ ảnh hưởng sức khỏe.
Giá tham khảo: 80.000đ.
Sử dụng thuốc dạng bôi trị ê buốt răng được các nha sĩ chỉ định cho tình trạng nhẹ. Sử dụng theo hướng dẫn, trước khi dùng nên lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ để nâng cao hiệu quả điều trị.
Mỗi tình trạng sẽ có cách can thiệp nhất định, trường hợp bệnh nha khoa nặng phải can thiệp bằng biện pháp chuyên sâu hơn khi thuốc điều trị không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Tham khảo thêm: Trị Đau Răng Bằng Tỏi Cấp Tốc Qua 5 Cách Hay Từ Dân Gian
Một số lưu ý khi dùng thuốc trị ê buốt răng
Ê buốt răng uống thuốc gì? Thông thường các trường hợp nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc dạng bôi tại chỗ để kiểm soát triệu chứng khó chịu. Tình trạng viêm nhiễm nặng, thuốc đường uống thông thường có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Hiện nay chưa có thuốc đường uống đặc trị ê buốt răng.
Bạn không nên tự ý mua và sử dụng thuốc uống để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc dạng bôi trực tiếp, bạn đọc cần lưu ý:
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, chọn mua thuốc tại các nhà thuốc lớn hoặc các cửa hàng phân phối uy tín để đảm bảo chất lượng.
- Trước khi bôi thuốc lên răng hãy đảm bảo bạn đã vệ sinh răng sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh làm viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Trong quá trình dùng thuốc bôi, để thuốc thẩm thấu tốt không nên ăn uống hoặc súc miệng lại ngay sau khi dùng.
- Dùng thuốc và điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày để trị ê buốt răng hiệu quả hơn. Đánh răng mỗi ngày 2 – 3 lần, không dùng lực quá mạnh. Vệ sinh răng, loại bỏ mảng bám trên răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước.
- Trường hợp bệnh nha khoa nặng, gel bôi có thể được chỉ định kết hợp chung thuốc điều trị triệu chứng, thuốc giảm đau, kháng viêm và viên uống bổ sung vitamin, khoáng chất. Hãy đảm bảo việc kết hợp là an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bổ sung cho cơ thể thực phẩm dinh dưỡng, hạn chế ăn món quá lạnh, cay nóng, chua,… để bảo vệ quá trình phục hồi men răng.
- Thăm khám theo lịch hẹn, tái khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe tổng thể để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.
Như trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Ê buốt răng uống thuốc gì?”. Hiện nay đa số các trường hợp ê buốt nhẹ đều được chỉ định sử dụng thuốc đường bôi. Trường hợp sử dụng sản phẩm đường uống nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tùy tiện sử dụng nhất là các thuốc thuộc nhóm kháng sinh, kháng viêm. Bởi dùng quá liều, sai thuốc có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- Bọc Răng Sứ Có Đau Không? Chi Phí Khoảng Bao Nhiêu?
- 10 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Của Nhật Được Khuyên Dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!