Răng Ê Buốt: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị và Khắc Phục

Răng ê buốt do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm các yếu tố tạm thời, bệnh lý và các vấn đề liên quan khác. Trường hợp ê buốt kéo dài có thể gây khó khăn cho việc ăn uống, làm ảnh hưởng chất lượng đời sống và sức khỏe của người bệnh.

Răng ê buốt là gì? Có nguy hiểm không?

Sâu răng, lung lay răng, ê buốt răng, viêm nướu răng,… là các vấn đề răng miệng thường gặp hiện nay. Trong đó, tình trạng răng ê buốt ngày càng phổ biến, nhiều người gặp phải. Mặc dù không quá nghiêm trọng như các bệnh lý khác, tuy nhiên cảm giác ê buốt kéo dài có thể gây khó khăn cho vấn đề ăn uống, sinh hoạt, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.

Răng ê buốt là gì? Có nguy hiểm không?
Răng ê buốt là một trong những vấn đề thường gặp hiện nay

Các chuyên gia lý giải rằng, tình trạng răng ê buốt là do răng trở nên nhạy cảm hơn khi ăn, đặc biệt là những món nóng, lạnh. Cảm giác khó chịu, ê buốt khiến người bệnh khó khăn khi nhai thức ăn. Ở trạng thái khỏe mạnh bình thường, răng sẽ được bao bọc bởi một lớp men cứng, bên trong là lớp ngà và phần lợi, chân răng.

Tuy nhiên khi gặp một tác động làm ảnh hưởng đến men răng cứng, xảy ra hiện tượng bào mòn men răng hoặc các vấn đề liên quan khiến men răng tổn thương, tụt lợi,… dẫn đến hiện tượng lòi lớp ngà ra ngoài. Cùng với đó, lớp ngà là nơi liên kết với tủy răng chứa các dây thần kinh, mạch máu,… khi bị kích thích làm xảy ra hiện tượng ê buốt.

Như đã đề cập, tình trạng răng ê buốt mặc dù phổ biến tuy nhiên không quá nguy hiểm. So với các bệnh lý răng miệng khác, hiện tượng này có thể khắc phục và điều chỉnh. Tuy nhiên, một số bệnh nhân chủ quan, không chăm sóc tốt, tiếp tục ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh khiến tình trạng ê buốt kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến men răng.

Không chỉ gây khó chịu khi ăn, cảm giác ê buốt kéo dài còn khiến người bệnh khó nhai, biếng ăn, ăn không ngon miệng. Một thời gian dài làm cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Ngoài ra, tình trạng men răng cứng bị bào mòn, tổn thương trong thời gian dài có nguy cơ kéo theo các bệnh lý răng miệng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và tâm lý của người bệnh.

Nguyên nhân gây ê buốt răng

Nguyên nhân do đâu khiến răng bị ê buốt? Đây là thắc được nhiều người quan tâm. Bởi, tình trạng ê buốt không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống hàng ngày mà còn có nguy cơ phát sinh các biến chứng khác nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách.

Do đó, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, bạn nên tìm ra nguyên nhân gây ê buốt răng để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ chính, bạn đọc tham khảo:

  • Chải răng quá mạnh:

Thói quen đánh răng hàng ngày là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến men răng, nướu răng và các mô mềm xung quanh. Nhiều người cho rằng việc chải răng mạnh sẽ giúp làm sạch răng miệng tốt hơn. Tuy nhiên quan niệm này không hoàn toàn chính xác.

Nguyên nhân gây ê buốt răng
Đánh răng quá mạnh không làm sạch hoàn toàn mảng bám trên răng mà tăng nguy cơ tổn thương nướu, bào mòn men răng

Việc tác động lực mạnh, sử dụng bàn chải đầu lông cứng có thể khiến bào mòn men răng. Lâu dần khiến ngà răng lòi ra, thực phẩm tiếp xúc với tủy răng làm răng ngày càng nhạy cảm. Tình trạng ê buốt xuất hiện thường xuyên hơn khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu.

  • Lạm dụng nước súc miệng:

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm nước súc miệng được bày bán. Nhiều người truyền tai nhau việc sử dụng nước súc miệng sẽ giúp răng trắng sáng, giảm sâu răng. Điều này khiến cho người tiêu dùng đổ xô mua và sử dụng nước súc miệng.

Tuy nhiên, việc sử dụng các dung dịch để súc miệng hàng ngày tốt nhất chỉ nên dùng với tần suất vừa phải. Một số người lạm dụng, súc quá nhiều hoặc ngậm quá lâu khiến có men răng bị tác động. Bên cạnh đó, nếu mua sản phẩm không phù hợp, dung dịch chứa axit mạnh, dùng nhiều có khả năng làm mòn men răng, lộ ngà răng khiến răng trở nên nhạy cảm.

  • Thói quen ăn uống:

Ngoài các tác động kể trên, tình trạng răng ê buốt xảy ra còn có khả năng là do tác động từ thói quen ăn uống hàng ngày. Nhất là đối với người thường xuyên ăn đồ cay, đồ chua, thực phẩm có tính axit,… khiến men răng bị bào mòn, gây ra hiện tượng ê buốt răng.

Không những thế, một số người thích ăn đồ ngọt, chế phẩm tù sữa, uống nước ngọt nhiều, lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn,… nhưng không chăm sóc răng miệng đúng cách một thời gian sẽ làm hư hại răng miệng. Mảng bám tích tụ trên răng tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến bệnh sâu răng, viêm nướu,… khiến men răng cứng bị bào mòn, nhạy cảm hơn.

  • Bệnh răng miệng:

Tình trạng ê buốt răng có thể xuất hiện do ảnh hưởng bởi các bệnh lý về răng miệng. Trong đó, một số bệnh lý liên quan có thể kể đến như viêm nướu, tụt nướu, nứt mẻ răng, viêm nha chu,… Các bệnh lý này khiến cho răng yếu, men răng bị bào mòn, lòi ngà răng, tác động đến tủy răng làm bùng phát các cơn đau nhức, ê buốt khi ăn, khi nói chuyện,…

Nguyên nhân gây ê buốt răng
Ê buốt răng có thể là do bạn đang gặp phải các bệnh lý về răng miệng

Đối với trường hợp ê buốt do bệnh răng miệng, để giảm triệu chứng này trước tiên người bệnh cần xác định bệnh lý đang gặp phải. Tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám, dựa vào tình trạng tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp, giúp kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng khác.

  • Tác động từ thủ thuật nha khoa:

Răng ê buốt là hiện tượng thường gặp sau khi lấy cao răng, bọc răng sứ, chỉnh nha,… Các thủ thuật nha khoa tác động đến cấu trúc răng gây ra các cảm giác tạm thời, một thời gian sau đó tình trạng ê buốt sẽ biến mất. Tuy nhiên, trường hợp sau khi áp dụng các thủ thuật nha khoa, bạn không biết cách chăm sóc đúng cách có khả năng khiến răng nhạy cảm hơn.

Do đó, bạn đọc nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của nha sĩ. Sau quá trình lấy cao răng, chỉnh nha, hoặc thực hiện các thủ thuật nha khoa tác động khác nên hạn chế ăn những món ăn quá lạnh, quá nóng,… gây kích thích khiến cơn ê buốt kéo dài, thậm chí phát sinh các biến chứng không mong muốn.

Trên đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng răng ê buốt, bạn đọc có thể tham khảo. Xác định nguyên nhân và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp giúp bạn sớm ổn định chức năng của răng, tránh nguy cơ gây tổn thương nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe.

Cách điều trị và khắc phục răng ê buốt

Tình trạng răng ê buốt có thể thuyên giảm sau một thời gian ngắn nếu nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố tạm thời, bên cạnh đó người bệnh biết cách chăm sóc và điều chỉnh đúng cách. Tuy nhiên, trường hợp cảm giác ê buốt khó chịu là triệu chứng của bệnh lý răng miệng, người bệnh cần xác định bệnh, mức độ tổn thương và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Có nhiều phương pháp giúp giảm cơn ê buốt khó chịu, tùy tình trạng của mỗi người để lựa chọn hướng cải thiện phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị và khắc phục hiện tượng ê buốt răng, bạn đọc có thể tham khảo:

Cải thiện ê buốt tại nhà

Áp dụng các biện pháp giảm ê buốt răng tại nhà với thảo dược thiên nhiên là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Phương pháp an toàn, lành tính, hỗ trợ cải thiện cơn ê buốt tạm thời do các yếu tố như ăn thức ăn quá cay, quá nóng,…

Ngoài ra, mẹo chữa tại nhà cũng thích hợp cho các đối tượng mắc bệnh răng miệng nhẹ, khắc phục triệu chứng an toàn. Dưới đây là các cách giảm ê buốt răng với nguyên liệu tự nhiên, bạn đọc có thể tham khảo:

Dùng lá bàng non: Mẹo chữa ê buốt răng bằng lá bàng non được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Theo một số nghiên cứu y học hiện đại, trong loại lá này có chứa các chất như chất flavonoid, punicalin, saponin,… Chúng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về răng miệng, giảm ê buốt răng và nhiều triệu chứng khác. Cách dùng:

Cách điều trị và khắc phục răng ê buốt
Cải thiện tình trạng răng ê buốt bằng các thảo dược tại nhà
  • Sử dụng lá bàng non, ngâm rửa với nước muối loãng cho thật sạch, rửa lại với nước và để ráo.
  • Sau đó cho lá bàng vào cối sạch, giã nát, thêm một ít muối biển rồi chắt lấy nước cốt.
  • Pha nước cốt lá bàng với nước ấm, dùng súc miệng hàng ngày.
  • Dùng sau khi đánh răng, súc miệng khoảng 1 – 2 phút rồi nhổ sạch.
  • Áp dụng cách làm này kiên trì 2 – 3 lần để đạt được kết quả tốt nhất.

Mẹo dùng lá trầu: Sử dụng lá trầu chữa trị nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh về răng miệng. Mẹo giảm tình trạng răng ê buốt tại nhà với lá trầu được nhiều người áp dụng. Theo đó, loại lá này có tính nóng, giúp kháng khuẩn, giảm viêm hiệu quả. Áp dụng theo cách làm đơn giản:

  • Sử dụng nắm lá trầu tươi, rửa ngâm với nước muối cho sạch tạp chất.
  • Sau đó cho giã nát, thêm rượu trắng, một chút muối, chắt lấy nước cốt.
  • Dùng hỗn hợp súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày, súc miệng trong 10 phút giúp làm sạch khoang miệng, chắc khỏe răng.

Sử dụng lá ổi: Cách chữa răng ê buốt tại nhà bằng lá ổi có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người. Loại lá này có vị chát, chứa các chất kháng viêm, chống khuẩn giúp làm sạch răng, giảm ê buốt hữu hiệu. Dùng lá ổi còn giúp bạn tránh được tình trạng hôi miệng, phòng ngừa nguy cơ sâu răng và biến chứng bệnh răng miệng khác. Tham khảo cách làm:

  • Sử dụng nắm lá ổi non, ngâm với nước muối loãng cho thật sạch, sau đó rửa lại rồi để ráo.
  • Tiến hành giã lá ổi cùng với một chút muối, thêm nước vào rồi chắt bỏ bã.
  • Lấy nước cốt lá ổi súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, dùng sau khi đánh răng, súc miệng 10 phút cho hoạt chất thẩm thấu phát huy tác dụng.

Trên đây là một số mẹo dân gian được dùng trong điều trị ê buốt răng. Phương pháp dùng nguyên liệu thiên nhiên khá lành tính, tuy nhiên chỉ thích hợp cho đối tượng nhẹ. Trường hợp răng đau nhức, ê buốt do bệnh răng miệng gây ra, người bệnh trước hết nên thăm khám bác sĩ, nhận tư vấn điều trị để lựa chọn giải pháp can thiệp phù hợp, an toàn và hiệu quả.

Điều trị tại nha khoa

Nếu hiện tượng ê buốt răng có liên quan đến bệnh lý, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên chủ động đến nha khoa để kiểm tra và điều trị sớm. Tùy mức độ tổn thương, tình trạng răng miệng và sức khỏe tổng thể của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ ra giải pháp phù hợp, giúp cải thiện ê buốt vào bảo vệ răng.

Cách điều trị và khắc phục răng ê buốt
Thăm khám và điều trị nha khoa trong trường hợp ê răng là triệu chứng bệnh lý

Thuốc chữa ê buốt răng được chỉ định trong trường hợp cần thiết. Tác dụng của thuốc là giúp giảm ê buốt tại chỗ, hỗ trợ khắc phục các triệu chứng liên quan. Thông thường thuốc giảm ê buốt răng được dùng theo dạng bôi trực tiếp, không dùng thuốc uống.

Ngoài ra, trường hợp tình trạng ê buốt kéo dài không khỏi, đồng thời còn xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác, bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu hơn. Theo đó, một số thủ thuật nha khoa được áp dụng như điều trị tủy răng, bọc răng sứ, trám răng,…

Dựa vào tình trạng tổn thương răng và bệnh lý răng miệng người bệnh đang gặp phải, phương án điều trị sẽ được áp dụng. Mục đích bảo vệ cấu trúc răng, tránh tổn thương mức thấp nhất cho người bệnh, đồng thời giảm thiểu rủi ro phát sinh các biến chứng không mong muốn.

Chăm sóc và phòng ngừa ê buốt răng

Răng ê buốt gây cảm giác khó chịu khi ăn, ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt đời sống hàng ngày. Tuy nhiên tình trạng này có thể thuyên giảm sau một thời gian điều chỉnh và chăm sóc. Trường hợp ê buốt là triệu chứng của các bệnh nha khoa, đầu tiên người bệnh cần thăm khám và điều trị dứt điểm bệnh lý, từ đó cơn ê buốt cũng sẽ cải thiện.

Ngoài ra, chuyên gia khuyến cáo bạn nên chủ động phòng ngừa ê buốt răng từ sớm. Bởi, tình trạng ê buốt xảy ra cho thấy răng đang bị nhạy cảm, lúc này rất dễ bị tổn thương, hại khuẩn có thể tấn công, gây bệnh nặng nề hơn. Do đó, tốt nhất bạn nên chăm sóc răng miệng đúng cách phòng tránh các nguy cơ không mong muốn.

Một số lưu ý như sau:

  • Chải răng với lực vừa phải, lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp với độ tuổi, không nên dùng bàn chải quá cứng và đánh răng quá mạnh khiến răng nướu bị tổn thương.
  • Lựa chọn kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp. Nếu răng đang bị nhạy cảm, bạn nên hạn chế dùng các sản phẩm có chứa chất tẩy, axit mạnh. Tránh mua các sản phẩm chứa các chất không phù hợp, sản phẩm kém chất lượng gây hại cho răng miệng.
  • Ưu tiên các sản phẩm chăm sóc và làm sạch chiết xuất từ thiên nhiên, nhẹ dịu.
  • Tránh ăn nhiều các thực phẩm có tính axit, nhiều đường ngọt khiến cho men răng bị ăn mòn theo thời gian làm tăng nguy cơ sâu răng và các vấn đề răng miệng khác, trong đó có hiện tượng ê buốt răng.
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng, ăn rau củ quả, trái cây tươi, cắt giảm bớt tinh bột xấu, đồ ăn quá béo, quá cay, quá ngọt, mặn,… Hạn chế sử dụng nước uống chứa cồn như bia rượu, đồ uống chứa ga hoặc chất kích thích.
  • Loại bỏ thói quen nghiến răng, giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng trong thời gian dài làm thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ, kiểm tra tình trạng răng miệng, kịp thời điều trị khi cần thiết giúp bạn phòng tránh được rủi ro không mong muốn gây hại sức khỏe.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng răng ê buốt. Có nhiều nguyên nhân tác động gây nên vấn đề này, bao gồm các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Mặc dù không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu tình trạng ê buốt kéo dài rất có khả năng là triệu chứng của bệnh răng miệng. Lúc này bạn cần thăm khám và điều trị sớm theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo duy trì ổn định chức năng của răng, phòng tránh các nguy cơ ảnh hưởng đời sống và sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm: 12 Cách Trị Ê Buốt Răng Tại Nhà – Các Mẹo Hay Dân Gian

Tổng quan về phương pháp bọc răng sứ

Răng Bị Ê Buốt Sau Khi Bọc Sứ Có Sao Không? Cách Xử Lý

Răng bị ê buốt sau khi bọc sứ là hiện tượng mà nhiều người gặp phải. Theo các chuyên gia,...

Biểu hiện nhận biết ê buốt răng hàm dưới

Ê Buốt Răng Hàm Dưới: Biểu Hiện và Giải Pháp Chữa Trị

Ê buốt răng hàm dưới có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Tình trạng này có thể...

Răng Ê Buốt Kéo Dài Do Đâu? Nguy Hiểm Chớ Coi Thường

Răng ê buốt kéo dài là triệu chứng thường gặp khi bạn thường xuyên ăn đồ lạnh, đánh chải răng...

Uống Nước Lạnh Bị Buốt Răng – Cách Khắc Phục Đơn Giản

Uống nước lạnh bị buốt răng gây khó chịu, ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống. Tình trạng này xảy...

Ăn đồ ngọt bị buốt răng là bị gì?

Ăn Đồ Ngọt Bị Buốt Răng Là Bị Gì? Cải Thiện Thế Nào?

Ăn đồ ngọt bị buốt răng là tình trạng mà nhiều người đang gặp phải. Một số trường hợp nặng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.