Đau răng khi uống nước lạnh – Tìm hiểu cách điều trị và phòng ngừa

5/5 - (3 bình chọn)

Đau răng khi uống nước lạnh là triệu chứng mà rất nhiều người gặp phải. Tình trạng này khiến cho việc ăn uống gặp cản trở và suy giảm sức khỏe. Vậy nguyên nhân gây ra đau răng trong trường hợp này là gì, cách điều trị ra sao?

Nguyên nhân đau răng khi uống nước lạnh là gì?

Để điều trị nhức răng khi uống nước lạnh hiệu quả, trước tiên chúng ta cần phải đi tìm thủ phạm dẫn tới tình trạng này. Sau đây là các nguyên nhân điển hình khiến cho răng ngày càng trở nên nhạy cảm:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Đây là thủ phạm hàng đầu khiến răng bị ê buốt. Khi đánh răng sử dụng lực quá mạnh sẽ khiến cho răng càng nhạy cảm hơn. Việc đánh răng sao cho đúng thường được ít người quan tâm, mọi người thường không thể kiểm soát được lực mỗi khi đánh răng. Nếu sử dụng lực quá nhiều sẽ khiến cho men răng bị mài mòn theo thời gian, lợi và nướu cũng dễ bị tổn thương hơn.

Đau răng khi uống nước lạnh do việc vệ sinh răng miệng sai cách
Đau răng khi uống nước lạnh do việc vệ sinh răng miệng sai cách

Chưa dừng lại ở đó, theo thời gian dây thần kinh cảm giác có thể bị ảnh hưởng trực tiếp. Đây là lý do vì sao xảy ra tình trạng đau buốt răng khi uống nước lạnh. Các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa cũng khuyến nghị, bạn cần phải đánh răng đủ số lần và đúng cách để răng miệng luôn được bảo vệ tốt nhất.

Dùng thuốc tẩy trắng, kem làm trắng răng

Kem làm trắng răng hoặc thuốc tẩy trắng có tác dụng giúp bạn cải thiện màu răng bị nhiễm màu. Tuy nhiên, trong thành phần của những sản phẩm này thường có chứa các hoạt chất khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn. Sử dụng một thời gian có thể làm men răng bị tổn hại trực tiếp nên sau khi làm trắng, răng trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi uống nước lạnh.

Để răng miệng không gặp bất cứ những tác động xấu nào, bạn nên dùng loại kem đánh răng mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Đặc biệt, không tự ý sử dụng thuốc tẩy răng nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì sẽ khiến cho răng ê buốt thêm phần nghiêm trọng.

ĐỌC NGAY: 14 Cách Giảm Ê Buốt Răng Khi Tẩy Trắng Hiệu Quả Nhanh

Tật nghiến răng

Nghiến răng thường xuyên sẽ khiến cho men răng nhanh chóng bị bào mòn. Nếu không được điều trị, khắc phục kịp thời ngà răng lâu dần sẽ lộ ra bên ngoài. Khi đó răng sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm khi tiếp xúc với nước lạnh hoặc những thực phẩm lạnh khác.

Nghiến răng thường xuyên sẽ khiến cho men răng nhanh chóng bị bào mòn
Nghiến răng thường xuyên sẽ khiến cho men răng nhanh chóng bị bào mòn

Muốn thói quen này không ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thiết kế máng ngậm hạn chế nghiến răng phù hợp. Điều này giúp các răng hạn chế lực ma sát, bảo vệ men răng và tránh ngà răng bị lộ ra ngoài.

Vôi răng bám lâu ngày

Uống nước lạnh bị đau răng có thể do vôi răng đang bám dính lâu ngày. Cao răng là thủ phạm số 1 khiến răng bị ố vàng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vấn đề thẩm mỹ. Khi men răng suy yếu, mất dần sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.

Đây cũng là lý do vì sao mà các bác sĩ chuyên khoa đều khuyên bệnh nhân nên khám răng theo định kỳ 6 tháng/ lần và cạo vôi răng sạch sẽ. Mảng bám được loại bỏ sạch sẽ có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn quá trình hình thành vôi răng.

Bệnh lý răng miệng

Phần lớn người bệnh bị ê buốt răng khi uống nước thường gặp phải các bệnh lý liên quan tới răng miệng chẳng hạn như sâu răng, viêm nướu lợi, viêm nha chu… Lợi bị thoái hoá sẽ làm cho chân răng bị lộ ra ngoài, những dây thần kinh dễ bị kích thích khi gặp nhiệt độ thấp nên gây ra ê buốt, đau nhức.

Khi gặp phải các bệnh lý về răng miệng, bạn nên chủ động tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương án điều trị kịp thời nhất. Nếu để lâu nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm liên quan tới mất răng.

Răng bị tổn thương

Với trường hợp răng bị sứt mẻ, nứt gãy dễ bị ê buốt mỗi khi uống nước lạnh. Nứt vỡ càng nhiều thì mức độ nhạy cảm của răng lại càng tăng lên. Khi gặp phải các khuyết điểm trên răng bạn cần phải thực hiện phục hình ngay lập tức để tránh tình trạng xương hàm tiêu biến, sẽ ảnh hưởng lớn tới việc ăn nhai và thẩm mỹ.

Điều trị đau răng khi uống nước lạnh như thế nào hiệu quả?

Muốn trị dứt điểm đau răng khi uống nước lạnh, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản sau đây:

Điều trị đau răng khi uống nước lạnh với bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian được áp dụng đều sử dụng các thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính nhưng chỉ áp dụng đối với trường hợp đau răng mức độ nhẹ:

  • Tỏi: Trong tỏi có chứa nhiều Allicin, Florua có tác dụng giúp ngà răng được hồi phục nhanh chóng. Ngoài ra, các thành phần khác của tỏi còn ngăn chặn kích thích răng từ bên ngoài. Bạn đem 1 nhánh tỏi sống đem thái mỏng rồi đắp trực tiếp lên vị trí đau nhức răng khoảng 5 phút. Mỗi ngày cần thực hiện khoảng 2 đến 3 lần để hiệu quả đạt được cao nhất.
  • Rượu cau: Bài thuốc này được nhiều người áp dụng và đánh giá cao trong việc điều trị viêm lợi, sâu răng, giảm bớt ê buốt. Bạn lấy vài quả cau tươi, bổ làm tư, tách lấy phần hạt cho vào trong bình thuỷ tinh rồi đổ rượu ngập phần hạt. Bảo quản rượu trong vòng 2 tháng rồi đem ra sử dụng. Mỗi lần dùng 1 chén nhỏ ngậm khoảng 15 phút rồi nhổ đi trước khi đánh răng. Trong thời gian 30 phút sau đó không nên ăn uống bất cứ thứ gì. Mỗi ngày cần ngậm khoảng 3 lần để triệu chứng thuyên giảm.
  • Trà xanh: Đây là nguyên liệu tự nhiên có chứa axit tannic, florua, catechin… giúp tạo ra lớp men protein vững chắc để bảo vệ răng. Bên cạnh đó, axit tannic còn có công dụng trong việc giảm vai trò của những chất hoà tan canxi. Hãy nhai lá trà xanh khoảng 5 phút/ lần rồi súc miệng lại với nước ấm. Mỗi ngày cần thực hiện cách này khoảng 3 lần để loại bỏ triệu chứng ê buốt tốt nhất.

Xem thêm: Cách chữa đau răng nào hiệu quả nhất hiện nay?

Áp dụng bài thuốc chữa đau răng tại nhà với rượu cau đơn giản
Áp dụng bài thuốc chữa đau răng tại nhà với rượu cau đơn giản

Điều trị ê răng chuyên sâu tại nha khoa

Trường hợp bạn bị ê buốt, đau nhức, nhạy cảm khi uống nước đá và có các dấu hiệu bệnh lý răng miệng hãy tới gặp bác sĩ để được điều trị cụ thể. Tuỳ vào từng tình trạng và điều kiện của từng người sẽ có phương án điều trị phù hợp nhất.

  • Trám răng: Các bác sĩ sẽ thực hiện làm sạch và nạo chỗ răng đang bị sâu, vỡ, gãy, hư tổn rồi trám vật liệu chuyên dụng để giúp tạo hình răng. Vật liệu này thường trùng màu với răng thật, an toàn và đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
  • Bọc răng sứ: Người bệnh sẽ phải mài men răng, sau đó lấy dấu và chụp răng sứ lên để bảo vệ răng thật khỏi các kích thích từ bên ngoài. Đây là phương pháp áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân bị bệnh lý răng miệng nặng, không thể thực hiện trám răng để khắc phục.
Trám răng là phương pháp giảm đau hiệu quả do sâu răng
Trám răng là phương pháp giảm đau hiệu quả do sâu răng

XEM THÊM: Răng Bị Ê Buốt Sau Khi Bọc Sứ Có Sao Không? Hướng Dẫn Xử Lý

Đau răng khi uống nước lạnh làm sao để ngăn chặn?

Ê răng khi uống nước lạnh sẽ gây ra rất nhiều tác động xấu tới sinh hoạt. Bạn cần phải nhanh chóng tìm cách giải quyết để không làm tình trạng trầm trọng hơn. Tùy theo từng mức độ nhạy cảm và nguyên nhân sẽ có các phương án khác nhau. Sau đây là 2 giải pháp đơn giản mà bạn có thể thực hiện để khắc phục:

Bạn cần sử dụng bàn chải lông mềm đánh răng cẩn thận, nhẹ nhàng
Bạn cần sử dụng bàn chải lông mềm đánh răng cẩn thận, nhẹ nhàng
  • Dùng kem đánh răng chuyên dụng: Bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ lựa chọn loại kem đánh răng có chứa nhiều Potassium Nitrate, Flour… Đây đều là các thành phần có tác dụng tốt trong việc giúp răng giảm bớt sự nhạy cảm, bảo vệ răng không bị kích thích và ống ngà không bị lộ ra ngoài.
  • Đánh răng đúng cách: Đây là cách mà bạn có thể cải thiện tình trạng đơn giản ngay tại nhà. Thay vì việc sử dụng lực quá mạnh, hãy điều chỉnh lại lực thật nhẹ nhàng. Ngoài ra, bạn cần sử dụng bàn chải lông mềm đánh răng cẩn thận, nhẹ nhàng, chuyển động bàn chải với độ nghiêng 45 độ so với mặt răng để việc loại bỏ mảng bám trở nên hiệu quả hơn. Mỗi ngày đảm bảo đánh răng 3 lần, mỗi lần thực hiện từ 2 đến 3 phút không nên kéo dài lâu tránh khiến cho men răng bị tổn thương.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng. Bạn cần loại bỏ những thực phẩm có hại cho răng như giấm, chanh… vì tính axit sẽ khiến cho răng nhanh bị bào mòn. Thay vào đó, hãy bổ sung các thực phẩm chứa nhiều hàm lượng canxi như sữa, bơ, chế phẩm từ sữa, tôm, cá, thịt, súp lơ, bông cải xanh…

Trên đây là những thông tin liên quan tới nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng đau răng khi uống nước lạnh chi tiết. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp hãy liên hệ ngay với Viện nha khoa Vidental để chúng tôi có cơ hội tư vấn, hỗ trợ bạn tốt nhất!

Cùng chuyên mục:

Niềng răng không mắc cài 3D Clear: Hiệu quả, quy trình và mức giá

Tìm hiểu niềng răng không mắc cài 3D Clear: Hiệu quả, quy trình và mức giá

Niềng răng không mắc cài 3D Clear đang là một trong những biện pháp chỉnh nha được nhiều người Việt...

Niềng răng nên ăn gì? Gợi ý thực đơn phù hợp nhất cho người mới

Niềng Răng Nên Ăn Gì? Gợi Ý Thực Đơn Phù Hợp Nhất Cho Người Mới

Niềng răng nên ăn gì và tránh ăn gì đang là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm....

Sâu răng trẻ em là hiện tượng vi khuẩn tấn công khiến cho men răng bị tác động

Sâu răng trẻ em: Tất cả những gì cha mẹ cần cần phải biết

Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra vào giai...

Đau răng khi nhai thức ăn có thể do mắc các bệnh lý về răng miệng

Đau răng khi nhai thức ăn do đâu và có gây nguy hiểm không?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng khi nhai thức ăn. Thông thường tình trạng này...

các mức độ sâu răng

Các mức độ sâu răng từ nhẹ tới nặng và cách điều trị phù hợp

Các mức độ sâu răng sẽ tiến triển từ nhẹ đến nặng chỉ trong thời gian ngắn. Chính vì vậy,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *