Đau Răng Ngậm Nước Muối Có Tốt Đúng Như Lời Đồn Không?

Đau răng ngậm nước muối pha loãng làm sạch khoang miệng, diệt khuẩn giúp cải thiện triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước muối kết hợp với một số nguyên liệu khác dể tăng hiệu quả điều trị. Phương pháp thực hiện đơn giản, dễ áp dụng tại nhà chính vì thế được nhiều người lựa chọn.

Đau răng ngậm nước muối có tốt không?

Đau răng ngậm nước muối có tốt không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Bởi hiện nay nhiều ý kiến cho rằng khi răng đau nhức ngậm nước muối sẽ giúp giảm đau an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, về các nguyên nhân gây đau như bệnh nha khoa sẽ phải thăm khám và điều trị chuyên sâu khi cần thiết.

Đau răng ngậm nước muối có tốt không?
Ngậm và súc miệng nước muối loãng ấm khi bị đau răng là cách giảm đau được áp dụng rộng rãi

Có rất nhiều nguyên nhân tác động gây cơn đau nhức răng. Trong đó có thể kể đến như thói quen ăn đồ cứng, đồ ăn khó nhai, chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh kéo dài khiến răng yếu, dễ bị tác động nếu gặp phải tác nhân gây hại tấn công.

Các bệnh lý nha khoa có khả năng ảnh hưởng đến răng miệng, gây ra hiện tượng đau nhức răng kể đến như bệnh viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu,… Ngoài ra một số trường hợp đau do răng khôn chuẩn bị mọc, đau do chấn thương và các vấn đề liên quan.

Ngậm nước muối ấm pha loãng khi cơn đau nhức xuất hiện mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như:

  • Nước muối giúp loại bỏ hại khuẩn lưu trú, làm sạch răng miệng, sát trùng vết thương giúp cơn đau thuyên giảm nhanh, phục hồi tổn thương niêm mạc miệng.
  • Ngoài hỗ trợ chữa đau nhức răng, nước muối còn là nguyên liệu giúp bạn giảm hôi miệng, làm sạch khoang miệng tốt hơn sau khi đánh răng.
  • Các công dụng khác của nước muối được biết đến bao gồm giảm hiện tượng chảy máu chân răng, giảm viêm nướu, ngăn vết thương trở nặng, viêm nhiễm.
  • Ngoài ra, nước muối ấm ngậm súc miệng còn hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về hệ hô hấp.

Do đó, với thắc mắc đau răng ngậm nước muối có tốt không, câu trả lời là có. Tuy nhiên bạn nên dùng nước muối pha không quá đậm đặc, sử dụng lượng vừa phải để tránh nguy cơ gặp phản ứng gây hại cho răng. Nhất là nguy cơ dùng nước muối mặn, thường xuyên súc miệng sẽ làm men răng có nguy cơ bào mòn cao hơn.

Các phương pháp chữa đau răng bằng nước muối

Đau răng ngậm nước muối hỗ trợ cải thiện triệu chứng, giảm nguy cơ viêm nhiễm nặng nề, phòng biến chứng trong trường hợp mắc bệnh nha khoa. Ngoài việc sử dụng nước muối loãng ngậm và súc miệng, bạn có thể dùng kết hợp các nguyên liệu khác để tăng hiệu quả. Tham khảo các cách dưới đây:

Dùng nước muối ấm pha loãng ngậm và súc miệng

Muối pha loãng với nước ấm thành dung dịch nước súc miệng làm sạch, giảm sâu răng, sưng viêm nướu,… và các vấn đề khác. Đây là cách chữa bệnh nha khoa, chăm sóc răng miệng được áp dụng rộng rãi.

Các phương pháp chữa đau răng bằng nước muối
Pha nước muối ấm loãng súc miệng hàng ngày

Nhờ muối có tính kháng khuẩn, sát trùng cao nên thông qua biện pháp này các vấn đề nha khoa được hỗ trợ cải thiện đáng kể. Trong đó có tình trạng đau nhức răng. Người bị đau răng ngậm và súc miệng nước muối hàng ngày không chỉ giúp giảm đau mà còn hỗ trợ cải thiện tình trạng răng miệng, giúp răng chắc khỏe hơn. Tham khảo:

  • Pha loãng 5-10 gram muối hạt cùng với 200-300 ml nước ấm.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi dùng hỗn hợp nước muối ấm pha loãng ngậm trong 3 – 5 phút.
  • Thực hiện lặp lại vài lần, kết hợp súc miệng bằng nước muối làm sạch hầu họng, khoang miệng.
  • Mỗi ngày áp dụng 2 lần sáng và tối trước khi ngủ.

Trị đau răng tại nhà bằng nước muối và kem đánh răng

Ngoài cách làm kể trên, bạn cũng có thể trộn nước muối và kem đánh răng để tăng hiệu quả làm sạch và giảm đau răng tại nhà. Khoang miệng được làm sạch góp phần ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa bùng phát mạnh mẽ hơn. Đây được xem là giải pháp an toàn, hiệu quả và dễ thực hiện nên nhiều người áp dụng.

Kem đánh răng có thể dùng loại có sẵn trong nhà của bạn. Hoặc tốt nhất bạn chọn loại kem đánh răng có tính kháng khuẩn, ngừa sâu răng để tăng hiệu quả. Áp dụng theo cách làm đơn giản dưới đây:

  • Sử dụng nửa muỗng muối pha với 5 – 10 ml nước ấm, thêm một lượng kem đánh răng vừa đủ.
  • Trộn đều hỗn hợp, dùng đánh răng, súc miệng như bình thường.
  • Sau khi đánh răng sạch sẽ, tiếp tục dùng nước muối ấm pha loãng ngậm và súc miệng để hoàn toàn loại bỏ các tác nhân gây hại.
  • Áp dụng công thức này mỗi tuần 3 lần, xen kẽ các ngày.

Đau răng ngậm nước muối và các nguyên liệu khác

Ngoài kết hợp cùng kem đánh răng, một sự lựa chọn khác dành cho bạn đọc là dùng nước muối kết hợp với nguyên liệu khác. Dưới đây gồm có các công thức như nước muối cùng lá ổi, lá trầu, dùng với gừng hoặc tiêu đen, tham khảo ngay:

Các phương pháp chữa đau răng bằng nước muối
Kết hợp nước muối và các nguyên liệu khác

Kết hợp nước muối và lá ổi

Lá ổi non có vị chát tự nhiên, ngoài ra còn chứa các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn thích hợp trong điều trị bệnh về đường ruột, bệnh nha khoa và nhiều vấn đề liên quan. Sử dụng nước muối ấm cùng lá ổi non tăng hiệu quả giảm đau, làm sạch khoang miệng, lấy đi thức ăn thừa bám vào kẽ răng, hại khuẩn gây hại.

Cách làm đơn giản như sau:

  • Dùng khoảng 3 lá ổi non, tốt nhất là lá ở phần búp, ngâm rửa nước muối cho thật sạch.
  • Tiếp đến bạn cho lá ổi vào cối sạch, giã nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt.
  • Hòa nước cốt lá ổi vào trong ly nước muối ấm đã pha sẵn.
  • Sử dụng dung dịch súc miệng để làm sạch khoang miệng, giảm đau nhức răng.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể cho vài hạt muối vào nước cốt lá ổi, sử dụng tăm bông chấm và thoa hỗn hợp lên răng bị đau.
  • Thực hiện cách làm kiên trì mỗi ngày 2 lần giúp giảm đau hiệu quả.

Mẹo dùng nước muối và lá trầu

Ngoài kết hợp cùng với lá ổi non, đau răng ngậm nước muối và lá trầu cũng là mẹo được áp dụng rộng rãi hiện nay. Phương pháp nhằm mục đích kháng viêm, chống khuẩn trong khoang miệng, từ đó giúp cải thiện cơn đau hữu hiệu. Cách thực hiện đơn giản:

  • Sử dụng nắm lá trầu không, tươi, rửa sạch nhiều lần rồi giã nát.
  • Bạn cũng có thể xay nhuyễn rồi thêm muối hạt, một ít rượu trắng vào trong nước cốt lá trầu.
  • Dùng nước hỗn hợp vừa thu được súc miệng mỗi ngày 5 – 10 phút đẻ giảm đau răng.
  • Áp dụng kiên trì ít nhất 2 – 3 tuần.

Dùng nước muối và gừng

Gừng được dùng trong nấu ăn, trị bệnh. Theo ghi chép y học cổ truyền, gừng ấm, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh mẽ. Trong củ gừng còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Kết hợp với muối tăng tính kháng khuẩn và chống viêm, giảm đau nhức răng do ảnh hưởng từ bệnh lý nha khoa nhẹ. Tham khảo cách làm:

Các phương pháp chữa đau răng bằng nước muối
Nước muối và gừng kết hợp giúp giảm đau hiệu quả hơn
  • Dùng một củ gừng tươi, rửa sạch sau đó giã nát.
  • Chắt lấy nước cốt gừng, đổ vào hỗn hợp 40ml nước ấm và muối tinh.
  • Khuấy đều sao cho hỗn hợp tan hoàn toàn.
  • Dùng hỗn hợp thu được bôi lên răng hoặc ngậm và súc miệng giảm đau.
  • Áp dụng hàng ngày từ 1 – 2 lần kiên trì giúp cơn đau thuyên giảm hiệu quả hơn.

Kết hợp nước muối và rễ lá lốt

Lá lốt được dùng làm thuốc chữa bệnh, có thể sử dụng trong điều trị đau răng. Mẹo kết hợp nước muối và rễ loại cây này giúp tăng cường hiệu quả chống khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng nướu răng, chảy máu chân răng và các vấn đề liên quan khác. Cách làm đơn giản:

  • Sử dụng khoảng 3-5 gram rễ cây lá lốt, ngâm rửa sạch đất cát.
  • Tiến hành giã nát rễ cây rồi chắt lấy nước cốt.
  • Hòa tan muối vào nước cốt rễ cây thảo dược với một ít nước.
  • Sử dụng hỗn hợp ngậm, súc miệng giảm đau răng, trị bệnh nha khoa và phòng ngừa bệnh biến chứng.

Ngoài các cách kết hợp kể trên, bạn có thể dùng nước muối chung với các nguyên liệu khác để tăng cường kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau răng. Do đó, phương án đau răng ngậm nước muối được thực hiện đa dạng nhiều công thức. Nếu bạn không thích dùng nước muối ấm pha loãng truyền thống có thể thêm nguyên liệu khác vào để tăng tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn.

Đau răng ngậm nước muối và các lưu ý

Mẹo đau răng ngậm nước muối ấm ngay giúp xoa dịu cảm giác khó chịu. Thực hiện kiên trì phương pháp này còn giúp cải thiện các vấn đề nha khoa, giúp răng chắc khỏe hơn. Ngoài ra, trong thời gian sử dụng bạn nên lưu ý một vài vấn đề:

Đau răng ngậm nước muối và các lưu ý
Không lạm dụng, không dùng nước muối đậm đặc để ngậm thường xuyên ảnh hưởng đến men răng
  • Không sử dụng dung dịch nước muối đậm đặc ngậm và súc miệng thường xuyên, việc này có nguy cơ tăng bào mòn men răng khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề nha khoa hơn. Có thể mua và dùng nước muối sinh lý pha sẵn có bán tại các hiệu thuốc.
  • Áp dụng cách giảm đau răng bằng nước muối loãng tại nhà cho tình trạng viêm nhiễm nhẹ. Trường hợp mắc bệnh nha khoa nặng nên thăm khám, điều trị bằng biện pháp khác phù hợp, hiệu quả hơn.
  • Ngoài ra, trường hợp khoang miệng bạn có vết thương hở, viêm loét nặng không nên sử dụng nước muối nhằm phòng tránh đau rát, khó chịu.
  • Không sử dụng nước muối và các nguyên liệu có tính kháng khuẩn mạnh mẽ quá nhiều lần, nhất là nước muối pha quá đậm đặc.
  • Phương pháp này chỉ là giải pháp giảm đau tạm thời, thực tế nếu bạn muốn trị dứt điểm cần khám chữa, xác định vấn đề đang gặp phải. Trường hợp mắc bệnh nha khoa, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp can thiệp phù hợp cho bệnh nhân.
  • Ngoài áp dụng cách chữa đau răng tại nhà, bạn nên điều chỉnh thói quen chăm sóc răng miệng, ăn uống hàng ngày để bệnh sớm cải thiện, phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.
  • Thăm khám định kỳ, kiểm tra tình trạng phục hồi răng miệng.

Đau răng ngậm nước muối là phương pháp đơn giản, được áp dụng rộng rãi hiện nay. Mẹo chữa thích hợp hỗ trợ điều trị triệu chứng, trường hợp viêm nhiễm nặng cần khám chữa y tế.

Có thể bạn quan tâm:

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA

Đau Răng Có Nên Ăn Thịt Bò Không? Cần Phải Kiêng Không?

Cơn đau nhức răng có thể làm bạn khó chịu, gặp nhiều vấn đề khi ăn uống. Vậy đau răng...

Công dụng của mật ong chữa đau răng

Chữa Đau Răng Bằng Mật Ong Dễ Mà Có Hiệu Quả Bất Ngờ

Mẹo chữa đau răng bằng mật ong thực hiện tại nhà nhanh chóng xoa dịu cảm giác khó chịu. Ngoài...

Đang đau răng số 8 có nên nhổ không?

Đau Răng Số 8 (Răng Khôn) Do Đâu? Có Nên Nhổ Hay Không?

Đau răng số 8 hay còn gọi là đau răng khôn, tình trạng này xảy ra khá phổ biến. Nguyên...

Đau răng số 7 là gì? Có nguy hiểm không?

Đau Răng Số 7: Nguyên Nhân và Cách Làm Giảm Cơn Đau

Hiện nay tại các phòng khám nha khoa tỷ lệ bệnh nhân khám chữa đau răng số 7 ngày càng...

Đau răng nổi hạch là gì?

Đau Răng Nổi Hạch Là Gì? Nguyên Nhân và Hướng Điều Trị

Đau răng nổi hạch là hiện tượng bất thường khiến nhiều người lo lắng không biết đang gặp phải vấn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.