Bị Ê Buốt Răng Hàm Trên: Nguyên Nhân và Cách Xử Lý
Bị ê buốt răng hàm trên gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Có thể tình trạng ê buốt liên quan đến bệnh nha khoa, vì thế bạn đọc không nên chủ quan. Trường hợp cơn ê buốt kéo dài kèm theo các biểu hiện bất thường khác nên đến gặp bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt.
Ê buốt răng hàm trên là gì? Dấu hiệu nhận biết
Ê buốt răng hàm trên là một trong những vấn đề mà nhiều người gặp phải hiện nay. Ê buốt răng khi ăn đồ lạnh, cay nóng hoặc xuất hiện cả trong lúc ngủ, làm việc,… gây ảnh hưởng đến đời sống. Ngoài ra, nhiều nguy cơ cảm giác này kéo dài khiến sức khỏe bị suy nhược, tác động đến tâm lý của người bệnh.
Nhận biết thông qua biểu hiện đặc trưng là cảm giác ê buốt, khó chịu hàm trên. Đặc biệt nghiêm trọng hơn nếu bạn cắn hoặc nhai những món hơi cứng, khô, lạnh, quá nóng. Không những thế, nếu tình trạng ê buốt kéo dài còn khiến cử động hàm khó khăn, làm việc nhai thức ăn kém.
Trường hợp không kiểm soát, ê buốt kéo dài còn gây ra nhiều biểu hiện bất thường khác. Do đó, khi bạn thấy cơn ê buốt không thuyên giảm, kéo dài trong nhiều giờ liền hoặc tái phát, lặp lại thường xuyên nên đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị khi cần thiết.
Nguyên nhân gây ê buốt răng hàm trên
Ê buốt răng nói chung và ê buốt răng hàm trên nói riêng xuất hiện có thể do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và ngoài cơ thể. Theo đó, có nhiều trường hợp bị ê buốt do ăn hoặc uống phải thực phẩm, thức uống gây kích thích. Ngoài ra cũng có khả năng ê buốt răng hàm trên là do bệnh nha khoa. Cụ thể như sau:
- Do thói quen ăn uống: Thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn, thức uống quá lạnh khiến cho răng bị bào mòn, suy yếu, dễ bị nhạy cảm trước các kích thích từ bên ngoài. Không những thế, cơn ê buốt răng hàm trên có thể bùng phát khi bạn vừa ăn lạnh đã ăn nóng ngay và ngược lại.
- Do thói quen sinh hoạt: Chải răng quá mạnh, lạm dụng nước súc miệng, nghiến răng khi ngủ,… là những yếu tố có thể khiến men răng dần bị bào mòn, lớp ngà răng lộ ra khiến răng ngày càng nhạy cảm. Lúc này nếu tiếp xúc với thực phẩm, nước uống hoặc những yếu tố tác động khác có thể khiến cơn ê buốt răng hàm trên xuất hiện.
- Chấn thương, va chạm: Răng yếu và dễ bị đau nhức, ê buốt sau khi bị chấn thương, va chạm, nhất là vị trí răng hàm. Ngoài ra nếu không được chăm sóc tốt, răng bị tổn thương có thể phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Thủ thuật nha khoa: Trám răng, niềng răng, chỉnh nha,… những thủ thuật nha khoa tác động vào răng hàm trên có thể làm khu vực này trở nên nhạy cảm. Nếu không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc, bảo vệ răng có thể khiến bạn đối mặt với nhiều triệu chứng bất thường. Trong đó, cơn ê buốt răng kéo dài là một trong những tình trạng do các thủ thuật nha khoa liên quan gây ra, nhất là khi bạn thực hiện điều trị ở cơ sở khám chữa không uy tín.
- Bệnh nha khoa: Một trong những yếu tố gây viêm đau, ê buốt răng là do bệnh nha khoa gây ra. Triệu chứng có thể kéo dài và dễ tái phát hơn bình thường. Bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ nếu tình trạng ê buốt kèm theo các triệu chứng khác để sớm kiểm soát, khắc phục phòng tránh biến chứng.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, có nhiều yếu tố tác động gây ê buốt răng hàm từ chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Dựa vào nguyên nhân và mức độ tổn thương mà mỗi người đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp khắc phục sớm.
Ê buốt răng hàm trên có nguy hiểm không?
Cơn ê buốt diễn ra đột ngột, ngắn hạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên trường hợp ê buốt kéo dài, thường xuyên tái phát và kèm theo các biểu hiện bất thường khác bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Mặc dù không phải là triệu chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng của người bệnh, thế nhưng nếu cơn ê buốt kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe. Cụ thể:
- Tình trạng ê buốt răng hàm trên khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng nhai khiến người bệnh không muốn ăn, bỏ bữa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, cơ thể ngày càng suy nhược.
- Cơn đau nhức răng, ê buốt có thể kéo dài, hư hỏng răng hàm gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người bệnh.
- Trường hợp ê buốt do bệnh nha khoa không được khắc phục có thể khiến viêm nhiễm lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt nguy cơ vi khuẩn tấn công sâu có thể lan vào máu, lúc này người bệnh có khả năng bị đe dọa tính mạng.
Các vấn đề nha khoa được khuyến khích điều trị càng sớm càng tốt để phòng ngừa rủi ro. Nếu ê buốt răng liên quan đến các nguyên nhân tạm thời như chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể tự điều chỉnh giúp kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên nếu cơn ê buốt kéo dài, do bệnh nha khoa gây ra cần thận trọng, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Cách xử lý ê buốt răng hàm trên đơn giản
Như các bạn đã biết có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng ê buốt răng hàm trên. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phương án khắc phục phù hợp. Dưới đây là cách xử lý ê buốt răng hàm trên đơn giản, hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo:
Giảm ê buốt răng hàm trên nhẹ
Như đã đề cập bên trên, đối với trường hợp bệnh nhân bị ê buốt răng hàm trên liên quan đến yếu tố bên ngoài, tình trạng ê buốt không quá nghiêm trọng có thể áp dụng biện pháp tại nhà để kiểm soát, khắc phục triệu chứng. Dưới đây là các cách đơn giản thường được áp dụng:
Vệ sinh răng miệng đúng cách:
- Đánh răng hàng ngày ít nhất 2 lần, đặc biệt nên đánh răng trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa giảm nguy cơ sâu răng, viêm lợi và nhiều vấn đề khác khiến răng trở nên nhạy cảm, dễ bị kích thích.
- Nên đánh răng sau khi ăn đồ ngọt để giảm sâu răng gây tổn thương, ê buốt răng hàm trên.
- Lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp với kích thước khuôn miệng, sử dụng loại có đầu lông không quá cứng, không quá mềm. Chải răng với lực vừa phải.
- Bạn có thể sử dụng nước muối hoặc dung dịch nước súc miệng chuyên dụng để súc lại miệng sau khi đánh răng để làm sạch khoang miệng triệt để hơn.
- Hạn chế đánh răng ngay sau khi ăn những món có tính axit như cam chanh, nước ngọt có gas,… để hạn chế nguy cơ bào mòn men răng, làm răng ê buốt kéo dài.
ĐỌC NGAY: Top 10 Loại Kem Đánh Răng Chống Ê Buốt Được Ưa Chuộng
Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh:
- Bổ sung thực phẩm lành mạnh, ăn những món có khả năng thanh lọc cơ thể, cung cấp vitamin và khoáng chất cho răng chắc khỏe.
- Không ăn đồ ăn quá cứng, quá lạnh hoặc quá nóng để giảm nguy cơ cơn ê buốt răng hàm trên tái phát ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe.
- Ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, hạn chế uống nước ngọt đóng chai, đồ uống chứa cồn,… Thay vào đó nên ăn trái cây, kiêng rượu bia, không hút thuốc lá.
Ngoài ra, bạn nên tránh nhai cắn những vật quá cứng. Nhiều người có thói quen dùng răn cắn móng tay, nghiến răng khi ngủ,… làm răng dễ bị bào mòn gây đau nhức, ê buốt. Trường hợp cơn ê buốt khó chịu kéo dài có thể vận dụng mẹo dân gian khắc phục triệu chứng nhẹ tại nhà.
Đối với trường hợp ê buốt nặng
Đối với các trường hợp bị ê buốt răng hàm trên thường xuyên, nguyên nhân liên quan đến bệnh nha khoa cần được khám chữa sớm. Dựa vào bệnh lý, mức độ viêm nhiễm, tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp khắc phục an toàn cho mỗi bệnh nhân. Các trường hợp cụ thể như sau:
Đối với người bị chấn thương răng:
- Điều trị trám răng: Phương pháp được thực hiện nhằm trám bít vị trí răng bị nứt, hư hỏng để duy trì chức năng nhai, giảm ê buốt cho người bệnh. Bác sĩ sẽ làm sạch vùng răng cần điều trị, sau đó sử dụng vật liệu nha khoa chuyên dùng để trám răng.
- Phương pháp bọc răng sứ: Áp dụng khi răng hư hỏng nặng không thể phục hồi. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định phương án bọc răng sứ nhằm bảo tồn răng thật và giúp bạn ăn nhai thuận tiện hơn. Phần răng thật bị hư hại sẽ được mài một phần, tủy răng được điều trị, sau đó mão răng sứ được lắp vào đúng vị trí, tương thích với kích thước răng thật cũ.
Đối với người bị bệnh nha khoa:
- Cạo cao răng: Phương pháp giúp làm sạch răng, ngăn nguy cơ vi khuẩn lưu trú gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Lấy cao răng định kỳ hàng năm, thực hiện tại các cơ sở uy tín và chất lượng.
- Dùng thuốc: Để giảm ê buốt răng hàm trên, bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị cho bệnh nhân. Theo đó loại được dùng có thể ở dạng bôi hoặc uống trực tiếp. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi điều trị.
- Điều trị nội nha: Áp dụng cho đối tượng viêm nhiễm nặng, bác sĩ có thể nạo mủ chân răng, đánh bóng mặt răng, xử lý mặt gốc răng,… sau đó trám bít lại để duy trì cấu trúc bình thường của răng giúp bạn nhai cắn dễ dàng hơn. Phần tủy răng có thể bị loại bỏ hoàn toàn, răng lúc này gần như đã chết, yếu hơn so với răng thường.
- Nhổ răng: Phương pháp được sử dụng trong trường hợp răng không còn bảo tồn được bằng các biện pháp kể trên. Bác sĩ sẽ cân nhắc nhổ bỏ răng để cải thiện tình trạng ê buốt, chấm dứt tình trạng viêm, giúp ngăn chặn nguy cơ lan rộng hư hỏng sang các răng lân cận.
Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương án giảm ê buốt răng hàm trên phù hợp. Đặc biệt, nếu răng hư hỏng không quá nghiêm trọng sẽ được chỉ định điều trị bảo tồn, bọc răng sứ để người bệnh tiếp tục duy trì chức năng nhai.
Mỗi phương án điều trị đều có ưu và nhược điểm riêng, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín để khám và chữa trị càng sớm càng tốt khi nhận thấy biểu hiện bất thường diễn ra một thời gian không có dấu hiệu thuyên giảm. Ngoài tuân thủ theo phác đồ, bạn đọc nên kết hợp chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể sớm phục hồi, phòng ngừa biến chứng.
Chăm sóc răng, phòng ngừa cơn ê buốt
Ê buốt răng hàm trên nói riêng và tình trạng ê buốt răng nói chung gây khó chịu cho nhiều người. Đặc biệt là khi cơn ê buốt tái đi tái lại nhiều lần có thể liên quan đến bệnh nha khoa, nếu không khám chữa có nguy cơ phát sinh biến chứng.
Ngoài ra, bạn nên chủ động trong việc chăm sóc, bảo vệ răng, phòng tránh tình trạng ê buốt, giúp răng chắc khỏe không bị nhạy cảm trước các tác động bên ngoài. Dưới đây là một vài lưu ý dành cho bạn đọc:
- Chăm sóc răng miệng mỗi ngày, đánh răng, vệ sinh lưỡi kết hợp, dùng kem đánh răng và nước súc miệng. Tuy nhiên hãy dùng các sản phẩm làm sạch, chăm sóc răng một cách vừa phải, tránh lạm dụng.
- Ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Hạn chế ăn những món quá chua, quá ngọt, cay nóng để giảm nguy cơ kích thích răng gây đau nhức, ê buốt răng khó chịu.
- Uống đủ nước, bổ sung thực phẩm, thức uống dinh dưỡng. Dùng nước ép hoa quả tươi, hạn chế đồ uống chứa cồn, chứa chất kích thích dùng lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế stress, căng thẳng kéo dài làm ảnh hưởng đến nội tiết tố kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác, trong đó có bệnh nha khoa.
- Thăm khám định kỳ, kiểm tra răng và các vấn đề liên quan để sớm phát hiện bất thường, điều trị sớm giúp bạn ngăn chặn nhiều tác hại không mong muốn.
Tình trạng ê buốt răng hàm trên xảy ra rất thường xuyên, liên quan đến nhiều yếu tố tác động. Nếu bạn nhận thấy cơn ê buốt tiếp tục kéo dài không thuyên giảm nên đến bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa uy tín để khám và chữa trị càng sớm càng tốt.
ĐỪNG BỎ LỠ
- Ê Buốt Răng Uống Thuốc Gì? 5 Loại Thuốc An Toàn
- 12 Cách Trị Ê Buốt Răng Tại Nhà Hiệu Quả Theo Dân Gian
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!