Áp Xe Quanh Chóp Răng: Điều Trị và Phòng Ngừa Thế Nào?

Áp xe quanh chóp răng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Triệu chứng điển hình là cơn đau răng xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài kèm theo các biểu hiện bất thường khác. Người bệnh nên khám và chữa trị sớm, phòng ngừa nguy cơ tình trạng áp xe trở nên nặng nề, biến chứng.

Dấu hiệu nhận biết áp xe quanh chóp răng

Trong các dạng áp xe răng thường gặp, tình trạng áp xe quanh chóp răng ngày càng phổ biến hiện nay. Tình trạng áp xe xảy ra khu trú tại vị trí chóp răng hay còn gọi là chân răng. Vi khuẩn sinh sôi hình thành các ổ mủ, bên trong còn chứa các mô bị hoại tử và các bạch huyết cầu.

Dấu hiệu nhận biết áp xe quanh chóp răng
Áp xe quanh chóp răng là tình trạng nha khoa có mức độ ngày càng phổ biến hiện nay

Vi khuẩn tấn công, xâm nhập đến các mô mềm hình thành ổ viêm, gây nhiễm trùng tủy răng,… Người bệnh bị áp xe quanh chóp răng nhận thấy cơn đau nhức xuất hiện, kèm theo nhiều triệu chứng khác dễ để nhận biết,… Người bệnh có thể quan sát thấy bất thường xảy ra ở chân răng.

Các dấu hiệu điển hình khi chóp răng bị áp xe như:

  • Đau nhức răng bất thường, cơn đau càng nặng nề khi người bệnh nói chuyện, ăn uống.
  • Hơi thở có mùi hôi, khi ăn đồ ăn lanh, quá ngọt, đồ chua, vị trí tổn thương có cảm giác đau xót khó chịu.
  • Nước bọt tiết ra ít hơn, tạo cảm giác khô, đắng miệng.
  • Vị trí áp xe sưng đỏ, sờ vào bị đau.
  • Người bệnh có thể kèm theo cơn sốt toàn thân, sưng hạch ở cổ, người mệt mỏi thường xuyên.

Trường hợp tình trạng áp xe quanh chóp răng diễn biến ngày càng phức tạp khiến cho viêm nhiễm lan rộng. Cơn đau có thể lan tỏa xuống cổ, vai, tai, gây mất răng, viêm hạch, tiêu xương hàm, hoại tử,… Các biến chứng do áp xe răng nói chung và áp xe quanh chóp răng nói riêng không nên chủ quan, trường hợp nặng có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.

Tham khảo thêm: Áp Xe Răng Uống Thuốc Gì? 7 Loại Thuốc Điều Trị Tốt Nhất

Nguyên nhân gây áp xe quanh chóp răng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp xe răng, theo đó hiện tượng áp xe chóp răng cũng tương tự. Yếu tố được đánh giá có nguy cơ cao hình thành ổ áp xe là do răng bị sâu kéo dài không được điều trị. Đây là nguyên nhân chính, tạo điều kiện cho vi khuẩn lưu trú, tấn công sâu vào bên trong răng.

Trong các vấn đề sâu răng gây ra như tình trạng viêm nướu, viêm nha chu,… áp xe quanh chóp răng được xem là bệnh nha khoa có mức độ nguy hại nhất. Trường hợp này xảy ra do vi khuẩn tại răng bị sâu đi theo ống ngà tiến sâu vào trong tủy răng khiến cho phần tủy bị hư hỏng, tổn thương.

Nguyên nhân gây áp xe quanh chóp răng
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh áp xe răng nói chung và áp xe quanh chóp răng nói riêng

Không những thế, nếu người bệnh áp dụng biện pháp điều trị sâu răng cũng như các vấn đề về răng miệng khác không phù hợp có thể kéo theo nhiều hệ lụy khác. Trong đó có hiện tượng áp xe chân răng. Một số yếu tố nguy cơ kể đến như:

  • Ổ áp xe có thể hình thành do quá trình nạo ống tủy, hàn răng sâu làm chất hàn nha khoa đẩy ra ngoài, tác động đến các mô vùng xung quanh chóp răng.
  • Kỹ thuật mài răng chụp mũ không đúng khiến cho phần nguyên bào ngà bị hút vào bên trong, đồng thời các tế bào bạch cầu, vi khuẩn sẽ có điều kiện tiến vào trong tủy răng, từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
  • Mô tủy bị kích thích do chịu tác động bởi thủ thuật nạo túi nha khoa. Đây là nguyên nhân khiến cho tủy răng bị hư hại, dẫn đến hiện tượng áp xe.

Ngoài các yếu tố liên quan đến kỹ thuật nha khoa không phù hợp làm cho răng bị sâu tổn thương ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến tụ mủ hình thành ổ áp xe, nguyên nhân gây áp xe quanh chóp răng có thể do tai nạn, té ngã, chấn thương đến chân răng. Người bệnh không chăm sóc tốt một thời gian dài khiến cho chân răng bị nhiễm trùng, tích tụ mủ.

Phương pháp điều trị áp xe quanh chóp răng

Tình trạng áp xe quanh chóp răng kéo dài không có biện pháp kiểm soát phù hợp lâu dần có khả năng phát sinh biến chứng. Trường hợp vi khuẩn tấn công lan rộng có thể gây áp xe nha chu, viêm xương hàm,…

Đặc biệt nên thận trọng nếu thai phụ bị áp xe răng nói chung và áp xe quanh chóp răng nói riêng. Nếu không kịp thời kiểm soát có thể gây biến chứng ảnh  hưởng đến mẹ và thai nhi. Đây là một trong những bệnh lý nha khoa có mức độ nguy hại cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Điều trị tình trạng áp xe tại nhà bằng biện pháp dân gian, dùng thuốc Đông y thực tế chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng, không thể loại bỏ hoàn toàn ổ áp xe. Do đó, hầu hết các trường hợp phát hiện bệnh đều cần khám chữa nha khoa bằng các biện pháp chuyên sâu, mục đích hút hết dịch ứ động, tránh viêm nhiễm lan rộng.

Phương pháp điều trị áp xe quanh chóp răng
Khi nhận thấy bất thường bạn nên đến nha khoa khám và điều trị sớm

Hiện nay, có nhiều phòng khám nha khoa được thành lập nhằm điều trị các bệnh lý răng miệng, trong đó có áp xe quanh chóp răng. Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng khi lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh để tránh “tiền mất tật mang”.

Các phương pháp điều trị được áp dụng giúp loại bỏ ổ áp xe, phòng biến chứng và tái phát bệnh. Dưới đây là một số biện pháp điều trị áp xe quanh chóp răng được áp dụng:

Sử dụng thuốc

Ổ áp xe mới hình thành, nướu răng chỉ bị sưng nhẹ, dịch mủ ứ đọng không quá nhiều, hoặc nhiều trường hợp chưa tụ dịch mủ. Để kịp thời ngăn chặn và điều trị tránh làm ổ áp xe phát triển lớn hơn, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống nhiễm trùng.

Trong đó, các loại kháng sinh đường uống được kê đơn giúp người bệnh phòng ngừa rủi ro vi nhiễm lan rộng, chẳng hạn như amoxicillin, penicillin. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê kết hợp thuốc kháng viêm lysozyme, dexamethasone,… thuốc giảm đau, hạ sốt.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc khi chưa được hướng dẫn để giảm thiểu các rủi ro gặp tác dụng phụ hại sức khỏe. Trường hợp trong thời gian uống thuốc, bệnh nhân gặp phải các biểu hiện bất thường nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ khắc phục.

Tham khảo thêm: Áp Xe Răng Kiêng Ăn Gì và Ăn Gì Để Tránh Gây Đau Nhức?

Loại bỏ ổ mủ

Trường hợp ổ mủ đã phát triển kích thước lớn, để tránh tình trạng vỡ áp xe răng, người bệnh được chỉ định chọc hút dịch mủ ra ngoài. Phương pháp được thực hiện bằng cách dùng dao rạch ổ mủ và dẫn lưu chúng ra ngoài. Đối với bệnh nhân bị áp xe nằm dưới lớp màng xương sẽ được tiểu phẫu để tiếp cận đến ổ mủ.

Phương pháp điều trị áp xe quanh chóp răng
Trường hợp ổ mủ lớn sẽ được loại bỏ bằng biện pháp phù hợp nhằm ngăn nguy cơ nhiễm trùng lan rộng

Dịch mủ sẽ được nhanh chóng đưa ra ngoài để phòng ngừa rủi ro cho người bệnh. Sau khi loại bỏ hết dịch, vị trí tác động sẽ được khử trùng, làm sạch thận trọng. Trường hợp bên trong buồng tủy có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng cho bệnh nhân.

Trẻ em bị áp xe quanh chóp răng sữa điều trị dễ dàng hơn người trưởng thành do răng mới có thể mọc lại sau khi răng sữa bị loại bỏ. Bên cạnh đó, việc điều trị duy trì nhằm bảo tồn răng sữa thực tế cũng không mang lại hiệu quả, ngoài ra còn có nguy cơ biến chứng cao. Do đó, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sữa để trị áp xe quanh chóp răng cho bé.

Điều trị tủy

Đối với trường hợp đã loại bỏ áp xe bằng phương pháp rạch dẫn lưu dịch ra ngoài tuy nhiên vẫn có nguy cơ tái phát cần được điều trị tủy duy trì. Nhất là đối với bệnh nhân có lỗ hỏng trên răng. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch buồng tủy, ống tủy và trám lại răng bằng cao su trơ, vật liệu nha khoa chuyên dụng.

Biện pháp điều trị duy trì giúp bảo vệ răng, ngăn nguy cơ vi khuẩn có điều kiện lưu trú và tiếp tục gây hại cho hệ thống răng hàm. Trường hợp sau khi can thiệp các thủ thuật nha khoa, người bệnh nhận thấy biểu hiện áp xe tái phát nên nhanh chóng đến bệnh viện, phòng khám uy tín để kiểm tra và sớm can thiệp khi cần thiết.

Phòng ngừa nguy cơ áp xe quanh chóp răng

Áp xe quanh chóp răng là một trong những vấn đề nha khoa xảy ra phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của nhiều bệnh nhân. Trường hợp không phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời có thể khiến ổ áp xe ngày càng lớn, dễ phát sinh biến chứng.

Mặc dù hiện nay có nhiều phương pháp can thiệp loại bỏ ổ viêm nhiễm, điều trị áp xe răng. Tuy nhiên nguy cơ bệnh tái phát cao nếu người bệnh không biết cách chăm sóc, bảo vệ răng đúng cách. Ngoài ra, chuyên gia cũng khuyến khích việc chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Phòng ngừa nguy cơ áp xe quanh chóp răng
Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách phòng các vấn đề nha khoa

Tham khảo thêm: Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ Răng Không? [Bác Sĩ Lý Giải]

Vì thế, bạn đọc nên chăm sóc răng miệng đúng cách, bảo vệ và phòng tránh các bệnh lý liên quan để giảm rủi ro gặp phải tình trạng áp xe quanh chóp răng. Một số lưu ý dành cho bạn đọc:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách. Dùng kem đánh răng, bàn chải đánh răng phù hợp. Chải răng 2 – 3 lần mỗi ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Không lạm dụng kem đánh răng, không nên dùng sản phẩm chứa nhiều chất tẩy. Súc miệng sạch sẽ, có thể sử dụng kèm dung dịch súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng tốt hơn, tránh nguy cơ hại khuẩn lưu trú.
  • Việc sử dụng tăm xỉa răng thường xuyên có thể gây hại cho cấu trúc răng. Do đó, bạn có thể thay tăm xỉa răng thông thường bằng chỉ nha khoa, tăm nước.
  • Không nên ăn nhiều đồ ngọt, đồ cay nóng, chua,… nhất là vào ban đêm. Hạn chế các món quá cứng, dai, dễ bám vào kẽ răng.
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, hạn chế các thức uống chứa cồn, chứa ga như rượu bia, nước ngọt đóng chai, lon,…
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng một lần, trường hợp phát hiện bất thường nên chủ động đến gặp bác sĩ nha khoa để được hỗ trợ.

Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh áp xe quanh chóp răng, bạn đọc có thể tham khảo. Đây là bệnh lý thường gặp, có thể điều trị bằng các cách như dùng thuốc, chọc hút dịch, trám răng,… Tuy nhiên nếu bạn đọc phát hiện bệnh càng muộn, tỷ lệ răng bị hư hại càng cao. Do đó, ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên khám chữa càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm

Áp xe răng sữa là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ Răng Không? [Bác Sĩ Lý Giải]

Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi hiện...

Áp Xe Răng Uống Thuốc Gì? 7 Loại Thuốc Điều Trị Tốt Nhất

Bệnh áp xe răng sẽ được chữa khỏi nhanh hơn nếu lựa chọn và sử dụng đúng thuốc. Do vậy,...

Mức độ nguy hiểm của bệnh áp xe răng

Áp Xe Răng Có Tự Khỏi Không? [Nhận Định Từ Chuyên Gia]

Áp xe răng có tự khỏi không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, việc phát...

Các yếu tố liên quan đến chi phí điều trị áp xe răng

Chi Phí Điều Trị Áp Xe Răng Hết Bao Nhiêu? [Nha sĩ chia sẻ]

Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu chắc hẳn là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan...

Áp xe răng khôn nguy hiểm không?

Áp Xe Răng Khôn (Răng Số 8) Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp]

Áp xe răng khôn cần được phát hiện và điều trị để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *