Răng Bị Ê Buốt Lung Lay Là Do Đâu? Biện Pháp Khắc Phục

Răng bị ê buốt lung lay nếu không được điểu chỉnh có khả năng rụng mất răng vĩnh viễn. Trường hợp viêm nhiễm, hư hỏng răng nghiêm trọng còn có nguy cơ biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do đó, bạn không nên chủ quan, thay vào đó hãy chủ động kiểm tra, xác định nguyên nhân gây ê buốt lung lay răng và sớm có biện pháp khắc phục phù hợp.

Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt lung lay

Cơn ê buốt răng khó chịu có thể xảy ra khi bạn ăn đồ nóng, lạnh đột ngột khiến khoang miệng chưa thích nghi kịp gây phản ứng ê buốt. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác gây nên hiện tượng này. Đây không phải là vấn đề quá nguy hiểm nếu tình trạng ê buốt diễn ra trong thời gian ngắn rồi tự thuyên giảm.

Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt lung lay
Cơn ê buốt răng xuất hiện bất thường, kèm theo hiện tượng lung lay răng

Tuy nhiên cũng nên thận trọng bởi đây cũng có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề nha khoa, trong đó có các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, bệnh viêm nướu,… Đặc biệt là khi bạn nhận thấy hiện tượng răng bị ê buốt lung lay kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm.

Chủ động đến gặp bác sĩ nha khoa, tùy bệnh lý mà bạn gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp khắc phục phù hợp và an toàn. Xác định yếu tố nguy cơ và điều trị sớm giúp bạn phòng tránh nhiều rủi ro. Dưới đây là một số yếu tố tác động khiến răng có khả năng bị ê buốt lung lay, bạn đọc tham khảo:

Nguyên nhân bên ngoài

Những yếu tố tác động từ bên ngoài có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ê buốt răng kéo dài kèm theo hiện tượng lung lay răng. Theo đó, răng có cấu trúc chắc chắn, bám chặt vào hàm không dễ bị lung lay. Chỉ khi nướu răng bị tổn thương, lợi tụt sâu hoặc các vấn đề khác khiến răng bị nứt nẻ, khó ăn nhai.

Một số trường hợp răng bị ê buốt lung lay xảy ra do tác động từ bên ngoài có thể kể đến như:

– Vệ sinh răng miệng không đúng cách: 

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề nha khoa, trong đó có hiện tượng răng bị ê buốt lung lay. Thói quen dùng lực mạnh đánh răng, sử dụng nhiều dung dịch nước súc miệng chứa chất tẩy mạnh,… khiến men răng bị bào mòn, trở nên nhạy cảm hơn.

Ngoài ra nhiều trường hợp lười đánh răng, không vệ sinh cẩn thận khiến nướu bị tổn thương, hình thành mảng bám dày trên răng khiến chức năng của răng suy yếu, tăng nguy cơ mắc bệnh nha khoa và nhiều vấn đề khác.

– Do các chấn thương cơ học bên ngoài:

Một số trường hợp gặp tai nạn, té ngã, chấn thương do chơi thể thao, tham gia giao thông, tai nạn lao động,… ảnh hưởng đến khớp hàm, tổn thương răng lợi thường xuyên bị ê buốt sau điều trị. Ngoài ra, chân răng cũng trở nên yếu hơn khiến cho răng còn kèm theo hiện tượng lung lay.

Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt lung lay
Cắn những vật cứng khiến răng bị tổn thương có thể là nguyên nhân gây ê buốt răng và lung lay

Bên cạnh các tác nhận cơ học mạnh như tai nạn, chấn thương vùng mặt, răng còn dễ bị hư hỏng do bạn cắn nhai những vật cứng thường xuyên. Lúc này răng có nguy cơ bị sứt mẻ, lung lay, khi ăn những món có khả năng kích thích sẽ làm răng bùng phát các cơn ê buốt vô cùng khó chịu.

– Thói quen sinh hoạt và ăn uống:

Ăn uống không đủ chất, ăn nhiều thức ăn cay nóng, đồ ăn quá lạnh, quá chua,… khiến răng yếu hơn, dễ lung lay. Đây là yếu tố gây nên nhiều bệnh lý nha khoa, các vấn đề răng miệng như răng bị ê buốt lung lay, nhiệt miệng, sâu răng, bào mòn men răng,…

Trường hợp bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ, hay xỉa răng bằng tăm tre hoặc dùng vật nhọn cứng khiến cho răng bị tổn thương. Những vết nứt, hư hỏng răng tạo điều kiện cho hại khuẩn lưu trú, xâm nhập gây ê buốt răng, đau nhức, răng nướu yếu dễ lung lay và rụng hoàn toàn.

Nguyên nhân bên trong

Ngoài các yếu tố tác động bên ngoài, cơn ê buốt răng khó chịu kèm theo hiện tượng lung lay rất có khả năng liên quan đến yếu tố bệnh lý trong cơ thể. Dưới đây là những căn bệnh thường gặp, bạn đọc không nên chủ quan:

  • Bệnh sâu răng: Đây là vấn đề nhiều người gặp phải, vi khuẩn lưu trú trong mảng bám, thức ăn thừa tấn công men răng cứng, dần dần khiến răng bị hư hỏng. Trường hợp không điều trị, răng sâu bị hỏng nghiêm trọng có thể dễ bị lung lay và rụng mất. Ngoài ra khi ăn đồ nóng, đồ quá lạnh hay chua,… răng dễ bị nhạy cảm ê buốt khá khó chịu.
  • Viêm nha chu: Viêm nhiễm xảy ra tổ chức quanh răng khiến cho răng ngày càng yếu dần. Đây là một trong những yếu tố khiến bạn nhận thấy răng bị ê buốt lung lay bất thường. Cần khám và chữa viêm nha chu cũng như các vấn đề nha khoa khác để phòng tránh rủi ro, nhất là các biến chứng nguy hại sức khỏe.
  • Viêm nướu răng: Nướu răng sưng viêm khiến cho bạn ăn uống các món quá cay quá nóng, lạnh có cảm giác ê buốt khá khó chịu. Trường hợp viêm nhiễm nặng, nướu có nguy cơ bị teo tụt khiến chân răng ngày càng lộ rõ. Điều này diễn ra thời gian dài có nguy cơ khiến răng yếu dần, dễ bị lung lay, ê buốt khi ăn uống.
  • Tiêu xương răng: Nguy cơ lung lay và ê buốt răng có thể dẫn đến tình trạng mất răng nếu nguyên nhân liên quan đến tiêu xương răng. Xương hàm bị tiêu biến khiến cho cấu trúc hàm bị tác động, yếu dần và khiến cho răng yếu, không bám chắc, dễ lung lay và thậm chí là rụng mất răng.
  • Bệnh loãng xương: Ngoài các vấn đề nha khoa, tình trạng loãng xương cũng là yếu tố nguy cơ khiến răng bị ê buốt lung lay. Đặc biệt là khi bệnh nhân không phát hiện và chữa trị sớm. Cơ thể không
  • .đủ canxi khiến răng, xương yếu. Lúc này răng dễ bị lung lay, chất giòn, dễ gãy rụng.

Đối với trường hợp răng bị ê buốt lung lay liên quan đến các bệnh lý trong cơ thể nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe. Bởi nếu viêm nhiễm, tổn thương kéo dài có khả năng phát sinh biến chứng khác, nguy hiểm tính mạng.

Răng bị ê buốt lung lay khắc phục như thế nào?

Răng bị ê buốt lung lay khiến nhiều người lo ngại không biết đang gặp vấn đề gì. Một số trường hợp chủ quan, không khắc phục sớm, đồng thời ăn uống không đảm bảo khiến răng yếu hơn có thể bị gãy rụng bất cứ lúc nào. Do đó, bạn nên chủ động kiểm tra, thăm khám bác sĩ và điều trị sớm để phòng tránh rủi ro.

Răng bị ê buốt lung lay khắc phục như thế nào?
Chủ động đến nha khoa uy tín để kiểm tra, thăm khám sớm

Có nhiều phương pháp giảm tình trạng răng ê buốt lung lay, tuy nhiên tốt hơn hết bạn nên đến gặp nha sĩ, kiểm tra và sớm điều trị khắc phục. Trường hợp bệnh nha khoa gây tổn thương răng dẫn đến lung lay, răng yếu dễ rụng có thể sẽ can thiệp các biện pháp điều trị chuyên sâu.

Dưới đây là các hướng hỗ trợ khắc phục tình trạng này:

Biện pháp tại nhà

Áp dụng các biện pháp tại nhà giúp hỗ trợ khắc phục tình trạng răng ê buốt, cải thiện tình trạng rung lay răng. Ngoài ra, việc vận dụng mẹo tại nhà còn giúp làm sạch khoang miệng, ức chế quá trình lan rộng viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị bệnh nha khoa nhẹ.

Bên cạnh dùng nguyên liệu thiên nhiên tại nhà như dùng củ tỏi, lá bàng non, lá lốt, lá ổi,… người bệnh nên chủ động trong việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống giúp cải thiện bệnh nha khoa hiệu quả hơn. Dưới đây là một số cách làm được áp dụng phổ biến:

Cải thiện chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng những thực phẩm giúp cung cấp canxi cho cơ thể giúp xương, răng được nạp đủ dưỡng chất khỏe mạnh hơn.
  • Ăn những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu, kiêng ăn những món có tính cay nóng, đồ ăn quá lạnh, quá chua,…
  • Ưu tiên ăn rau củ quả, trái cây tươi, đồ ăn tự chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Không ăn những món ăn quá cứng, quá khô khiến cho nướu răng bị tổn thương, nhiều nguy cơ mảng thức ăn ghim vào trong răng bị hư hỏng làm tăng cơn ê buốt và đau nhức.
  • Tốt hơn hết bạn nên ăn những món loãng, mềm, dễ nhai, giảm áp lực cho răng đồng thời cũng tốt cho hệ tiêu hóa.

XEM THÊM: Răng Ê Buốt Khi Ăn Đồ Lạnh và Cách Khắc Phục

Thay đổi thói quen xấu:

  • Hạn chế cắn nhai những vật cứng như nước đá, móng tay, túi nilon,… Nếu răng đang gặp vấn đề, lung lay có thể bị ảnh hưởng tăng nguy cơ gãy rụng.
  • Ăn đúng giờ, ngủ đủ và làm việc với tần suất phù hợp, không lao lực dẫn đến hiện tượng suy giảm đề kháng và hệ miễn dịch khiến cho hại khuẩn có nguy cơ xâm nhập sâu gây hại cho răng miệng.
  • Không nên cắn những vật dụng không đảm bảo vệ sinh để tránh nguy cơ hại khuẩn xâm nhập vào khoang miệng làm tình trạng viêm nhiễm, bệnh nha khoa trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không nên hút thuốc lá, hạn chế việc lạm dụng bia rượu, đồ uống chứa cồn để tránh nguy cơ bệnh nha khoa hoặc các vấn đề liên quan tiến triển nặng và phát sinh biến chứng.

Áp dụng mẹo dân gian:

Chữa bệnh nha khoa nhẹ cũng như các vấn đề như đau buốt, ê nhức răng, lung lay răng nhẹ bằng các nguyên liệu thiên nhiên. Thường dùng những loại chứa chất chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ chẳng hạn như lá lốt, lá trầu không, lá bàng non, lá ổi,…

Dùng thường xuyên, kiên trì, các cách đơn giản gồm nấu nước súc miệng, nhai hoặc cắn vào vị trí bị đau nhức, ê buốt để diệt khuẩn, phòng rủi ro tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Kết hợp theo dõi y tế để đạt hiệu quả chữa trị tốt và an toàn nhất.

Điều trị tại nha khoa

Trường hợp răng bị ê buốt lung lay nặng, nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý nha khoa tốt hơn hết nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là các biện pháp can thiệp thường được áp dụng nhằm xử lý tình trạng lung lay răng, bạn đọc có thể tham khảo:

Răng bị ê buốt lung lay khắc phục như thế nào?
Điều trị răng bị ê buốt lung lay bằng thủ thuật nha khoa phù hợp
  • Lấy cao răng: Cao răng đóng nhiều khiến cho chân răng bị bào mòn, lộ dần ra cũng là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị ê buốt, lung lay răng. Do đó, trước khi tiến hành điều trị chuyên sâu thông thường người bệnh sẽ được cạo vôi răng sạch sẽ.
  • Cấy ghép xương: Áp dụng cho các đối tượng bị bệnh nha khoa nặng, vi khuẩn lưu trú, phá hủy răng và ảnh hưởng đến xương ổ răng. Trong đó có thể kể đến như bệnh viêm nha chu, viêm chóp răng,… Nướu răng khi đó bắt đầu tụt sâu, làm tiêu xương ổ răng. Lúc này người bệnh cần phải thực hiện ghép nướu để xử lý viêm nhiễm, đồng thời cố định lại chân răng.
  • Nẹp cố định răng: Phương pháp giúp đảm bảo răng không tiếp tục bị lung lay, giảm nguy cơ gãy rụng khi gặp phải tác động lực mạnh từ bên ngoài. Thông thường sau một thời gian nẹp, răng sẽ dần ổn định trở lại.
  • Phương pháp trồng răng: Nếu tình trạng lung lay kéo dài, tổn thương khiến răng không thể bảo tồn phải nhổ bỏ để giảm thiểu rủi ro. Khi đó, người bệnh sẽ được tư vấn đề thực hiện phương pháp trồng răng, nhất là trồng răng implant để duy trì khả năng nhai, tính thẩm mỹ tốt nhất cho người bệnh.

Răng bị ê buốt lung lay thường là hiện tượng đáng báo động, nhất là khi răng yếu, có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài. Trường hợp nướu không bám chặt vào răng, lung lay dữ dội có nguy cơ gây mất răng vĩnh viễn. Do đó, tốt hơn hết bạn hãy chủ động đến gặp bác sĩ nha khoa sớm để được hỗ trợ.

Biện pháp chăm sóc, phòng ngừa răng bị ê buốt lung lay

Răng bị ê buốt lung lay ảnh hưởng đến chất lượng đời sống, trường hợp răng tổn thương rụng mất còn làm mất thẩm mỹ, tác động đến khớp cắn, tăng nguy cơ xê lệch các răng xung quanh do mất răng. Để giảm thiểu rủi ro tổn thương răng nghiêm trọng, bạn cần chủ động điều chỉnh, bảo vệ chăm sóc khoang miệng.

Dưới đây là một vài lưu ý bạn đọc cần thận trọng:

  • Duy trì thói quen đánh răng hàng ngày, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày giúp loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa tình trạng tích tụ thức ăn thừa khiến vi khuẩn có cơ hội lưu trú.
  • Định kỳ đi lấy cao răng, khám chữa ngay khi bị chấn thương, té ngã có va đập phần khung răng, xuất hiện tình trạng lung lay răng.
  • Ăn uống đầy đủ, bổ sung rau củ quả, trái cây, nước ép tươi, uống đủ nước, ưu tiên những thực phẩm tươi, sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cân bằng dinh dưỡng hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, phòng bệnh nha khoa.
  • Điều trị bệnh nha khoa theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ răng yếu dễ lung lay, nhạy cảm. Trường hợp nhận thấy bất thường diễn ra ngày càng nghiêm trọng bạn nên thông báo để được bác sĩ kiểm tra, hỗ trợ khắc phục bằng biện pháp phù hợp.
  • Không cố cắn hoặc nhai những vật quá cứng, nhọn, dễ làm tổn thương khoang miệng.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh về tiêu hóa, hầu họng để giảm rủi ro vi khẩn từ các bộ phận khác lan rộng ảnh hưởng đến răng, gây viêm nhiễm và nhiều hệ lụy khác.

Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng răng bị ê buốt lung lay và các phương pháp hỗ trợ khắc phục, bạn đọc có thể tham khảo. Để giảm thiểu rủi ro, ngay khi nhận thấy bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ, đồng tời điều trị theo phác đồ để tổn thương sớm phục hồi, phòng ngừa biến chứng.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Bị ê buốt răng sau sinh là gì? Nguy hiểm không?

Bị Ê Buốt Răng Sau Sinh và Cách Chữa Trị An Toàn Cho Mẹ

Bị ê buốt răng sau sinh là một trong những vấn đề thường gặp của chị em phụ nữ. Nguyên...

Nguyên nhân gây ê buốt răng và chảy máu chân răng

Ê Buốt Răng và Chảy Máu Chân Răng: Xử Lý Như Thế Nào?

Ê buốt răng và chảy máu chân răng có thể xảy ra do các yếu tố tác động từ bên...

Có nên dùng thuốc khi bị ê buốt răng?

Ê Buốt Răng Uống Thuốc Gì? 5 Loại Thuốc An Toàn

Ê buốt răng uống thuốc gì? Theo khuyến cáo của chuyên gia, bệnh nhân nên đến bệnh viện, phòng khám...

Uống Nước Lạnh Bị Buốt Răng – Cách Khắc Phục Đơn Giản

Uống nước lạnh bị buốt răng gây khó chịu, ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống. Tình trạng này xảy...

Răng Ê Buốt Kéo Dài Do Đâu? Nguy Hiểm Chớ Coi Thường

Răng ê buốt kéo dài là triệu chứng thường gặp khi bạn thường xuyên ăn đồ lạnh, đánh chải răng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *