Răng Ê Buốt Khi Ăn Đồ Lạnh và Cách Khắc Phục Tình Trạng

Răng ê buốt khi ăn đồ lạnh xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó, tình trạng ê buốt có thể xuất hiện do bạn đột ngột ăn đồ lạnh, do răng nhạy cảm khi mắc bệnh nha khoa, tổn thương, suy yếu,… Cần tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.

Nguyên nhân gây ê buốt răng khi ăn đồ lạnh

Ê buốt răng là tình trạng răng miệng đã không còn xa lạ với nhiều người. Cơn ê buốt có thể xuất hiện đột ngột khi răng bị kích thích, điển hình nhất là lúc bạn ăn hoặc uống đồ quá lạnh, quá nóng. Trong đó, trường hợp răng ê buốt khi ăn đồ lạnh là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay.

Nguyên nhân gây ê buốt răng khi ăn đồ lạnh
Cơn ê buốt xuất hiện khi bạn ăn đồ lạnh do nhiều nguyên nhân gây ra

Tình trạng này có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống, tạo cảm giác ăn không ngon, chán ăn,… Ngoài ra, trường hợp ê buốt kéo dài còn có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng khác.

Việc khắc phục sẽ hiệu quả hơn nếu bạn xác định được nguyên nhân khiến răng ê buốt khi ăn đồ lạnh, đặc biệt là có phải liên quan đến bệnh lý nha khoa hay không. Tùy mỗi trường hợp cụ thể để giải quyết vấn đề an toàn và hiệu quả hơn. Nếu ê buốt mang tính tạm thời và thuyên giảm trong thời gian ngắn, bạn có thể không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, không nên chủ quan bởi cảm giác khó chịu này có khả năng là triệu chứng của bệnh nha khoa, tổn thương đang dần phát triển. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ê buốt răng khi ăn đồ lạnh điển hình, bạn đọc nên lưu ý:

  • Đánh răng quá mạnh khiến cho men răng cứng bị tác động, lâu dần bị bào mòn làm lộ ngà răng, ảnh hưởng tủy khiến răng nhạy cảm hơn khi ăn uống, nhất là ăn đồ lạnh hoặc đồ nóng.
  • Sử dụng kem đánh răng, dung dịch súc miệng chứa nhiều hoạt chất mạnh như chất tẩy trắng, kháng khuẩn cao,… Lạm dụng trong thời gian dài làm mòn men răng.
  • Thói quen nghiến răng khi ngủ, khi tập trung cũng là nguyên nhân khiến răng ê buốt khi ăn đồ lạnh. Mặt nhai bị mòn men răng làm ngà răng ngày càng lộ ra, khi nhai đồ lạnh làm bùng phát cảm giác tê buốt khó chịu.
  • Ăn uống không khoa học, ăn nhiều món có tính axit, nhiều đường, tinh bột,… lâu dần gây ảnh hưởng đến men răng, dễ làm răng yếu, nhạy cảm, mắc bệnh nha khoa.
  • Viêm nướu răng, tổn thương răng do chấn thương té ngã, sâu răng,… và nhiều bệnh lý răng miệng liên quan khác là nguyên nhân gây nên tình trạng ê răng khi ăn đồ lạnh. Trường hợp này người bệnh cần chủ động thăm khám để phòng tránh biến chứng răng miệng hại sức khỏe.

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, tình trạng ê buốt răng có thể xuất hiện do tác động từ bên ngoài và bên trong cơ thể. Xác định nguyên nhân và áp dụng phương pháp khắc phục phù hợp giúp bạn phòng tránh được rủi ro, bảo vệ răng miệng chắc khỏe.

Tham khảo thêm: Ê Buốt Răng Hàm Dưới: Biểu Hiện và Giải Pháp Chữa Trị

Răng ê buốt khi ăn đồ lạnh khắc phục như thế nào?

Dựa vào nguyên nhân khiến răng ê buốt khi ăn đồ lạnh để áp dụng biện pháp khắc phục tương ứng. Trường hợp ê buốt tạm thời do ăn đồ quá lạnh đột ngột, sau một thời gian cảm giác khó chịu sẽ thuyên giảm.

Răng ê buốt khi ăn đồ lạnh khắc phục như thế nào?
Xác định nguyên nhân gây ê buốt và áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp

Tuy nhiên trường hợp ê buốt là triệu chứng của bệnh nha khoa, người bệnh cần xác định mức độ tổn thương răng và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là các cách điều trị khắc phục thường được sử dụng:

Dùng mẹo dân gian

Sử dụng một số phương pháp điều trị bằng thảo dược được nhiều người áp dụng. Mẹo dân gian giúp xoa dịu tình trạng ê buốt khó chịu, hỗ trợ khắc phục các vấn đề răng miệng liên quan. Phương pháp thích hợp cho đối tượng bệnh nhẹ, trường hợp viêm nhiễm nặng nên kết hợp thăm khám và điều trị y tế.

Thăm khảo một vài mẹo chữa đơn giản dưới đây:

  • Sử dụng đinh hương: Tinh dầu đinh hương chứa các chất giúp sát trùng, kháng khuẩn mạnh. Mẹo chữa ê buốt răng với nguyên liệu này được nhiều người biết đến. Sử dụng theo cách đơn giản, dùng nụ đinh hương rửa sạch rồi mang phơi khô. Sau đó bảo quản sử dụng dần, lấy 2 – 3 nụ hoa khô nhai khi thấy răng bị ê buốt, nhai ngậm 5 – 10 phút để các hoạt chất phát huy tác dụng, ngày 2 lần.
  • Dùng hạt gấc: Hạt gấc được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, đây là vị thuốc dân gian quen thuộc. Sử dụng hạt gấc trị ê buốt răng được dân gian lưu truyền rộng rãi. Trong loại hạt này có chứa chất giúp kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện cảm giác khó chịu. Dùng hạt đã chín già, nướng trên bếp cho cháy xém vỏ ngoài, đập lấy lõi bên trong, sau đó giã nhỏ. Ngâm rượu hạt gấc trong 1 tháng, ngậm khi răng bị ê.
  • Sử dụng nghệ: Tinh bột nghệ chứa chống oxy hóa giúp bảo vệ men răng, tiêu diệt hại khuẩn, giảm tình trạng ê buốt khó chịu. Mẹo chữa hiện đang được nhiều người truyền tai nhau thực hiện. Áp dụng theo cách đơn giản, hòa một ít tinh bột nghệ vào nước, bôi lên răng và giữ lại trong vòng 5 phút. Đánh răng lại cho sạch sẽ.

Phương pháp tại nhà dùng các nguyên liệu tự nhiên lành tính, giúp hỗ trợ khắc phục các vấn đề nha khoa. Ngoài các mẹo kể trên, bạn có thể sử dụng các dược liệu khác, chẳng hạn như lá lốt, lá trầu không,… Tình trạng ê buốt sau một thời gian được kiểm soát an toàn, ít nguy cơ gây tác dụng phụ cho người bệnh.

Điều trị nha khoa

Trường hợp răng nướu bị tôn thương nặng, áp dụng mẹo tại nhà nhưng không thấy kết quả, bạn nên thăm khám để được bác sĩ nha khoa hướng dẫn cách điều trị phù hợp. Tùy tình trạng mà người bệnh gặp phải, phương pháp được chỉ định khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp:

Răng ê buốt khi ăn đồ lạnh khắc phục như thế nào?
Thăm khám nha khoa, điều trị bệnh răng miệng giảm ê buốt theo chỉ định bác sĩ
  • Điều trị tổn thương răng: Bác sĩ thực hiện tái khoáng, bù men nhân tạo trong trường hợp răng bị tổn thương, mòn men răng cứng trong thời gian dài. Nhờ đó, cảm giác khó chịu được kiểm soát đáng kể. Ngoài ra, nếu tình trạng tổn thương nghiêm trọng gây mất răng, bác sĩ sẽ điều trị tủy cho người bệnh và dùng răng sứ để thay thế cho răng bị hỏng.
  • Điều trị viêm tủy: Loại bỏ tủy chết, bị viêm nhiễm nặng, làm sạch và trám răng hoặc bọc răng sứ giúp phục hình răng cho người bệnh. Ngoài ra, việc này cũng giúp ngăn chặn sự tấn công của hại khuẩn giúp răng được bảo tồn.
  • Điều trị viêm lợi, viêm nha chu: Sử dụng thuốc trong trường hợp viêm nhiễm nhẹ. Trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể tư vấn ghép nướu, cấy mô mềm giúp phục hồi nướu răng, giảm ê buốt khi ăn đồ lạnh.

Còn nhiều phương pháp can thiệp khác được áp dụng tương ứng với tình trạng răng miệng mà bệnh nhân đang gặp phải. Hiện tượng răng ê buốt khi ăn đồ lạnh một thời gian sẽ được cải thiện đáng kể. Bạn đọc nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ thăm khám nha khoa uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Tham khảo thêm: Bị Ê Buốt Răng Hàm Trên: Nguyên Nhân và Cách Xử Lý

Chăm sóc và phòng ngừa ê buốt răng khi ăn đồ lạnh

Bên cạnh áp dụng các cách điều trị tại nhà, chữa bệnh nha khoa theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn đọc nên chủ động trong việc phòng ngừa tình trạng răng ê buốt khi ăn đồ lạnh. Một số lưu ý như sau:

  • Món ăn, thức uống quá lạnh có thể gây hại cho răng, tăng nguy cơ kích thích hình thành cơn ê buốt, đau nhức khó chịu. Do đó, bạn nên hạn chế ăn lạnh đột ngột để bảo vệ răng miệng, đồng thời phòng tránh các rủi ro liên quan đến tim mạch, huyết áp,…
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách, tránh đánh răng quá mạnh. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn kem đánh răng, nước súc miệng, bàn chải đánh răng phù hợp, tránh dùng sản phẩm chứa quá nhiều chất tẩy, làm trắng khiến tăng nguy cơ bào mòn men răng.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, tuy nhiên nên hạn chế ăn nhiều thực phẩm quá chua, quá ngọt thường xuyên. Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích gây hại cho men răng.
  • Tránh ăn những món quá cứng, dai, khó nhai, sửa thói quen nghiến răng, lấy cao răng định kỳ. Thăm khám nha khoa để kiểm tra và vệ sinh cao răng giúp phòng sâu răng, ê buốt và các vấn đề nha khoa khác.

Răng ê buốt khi ăn đồ lạnh là một trong những biểu hiện thường gặp hiện nay, ai cũng có thể gặp phải. Cảm giác khó chịu cải thiện nhanh chóng nếu nguyên nhân là do các yếu tố tạm thời. Tuy nhiên đối với bệnh nhân gặp vấn đề nha khoa nên chủ động thăm khám và chữa trị theo hướng dẫn, giảm nguy cơ gặp biến chứng không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

Đau Răng Kiêng Ăn Gì và Nên Ăn Gì Để Không Bị Đau Nhức?

Sử dụng một số thực phẩm, đồ uống nhất định có thể làm tăng nặng cơn đau nhức răng. Vậy...

12 Cách Trị Ê Buốt Răng Tại Nhà – Các Mẹo Hay Dân Gian

Những cách trị ê buốt răng tại nhà thường được dân gian áp dụng để khắc phục cho các trường...

Có nên dùng thuốc khi bị ê buốt răng?

Ê Buốt Răng Uống Thuốc Gì? 5 Loại Thuốc An Toàn

Ê buốt răng uống thuốc gì? Theo khuyến cáo của chuyên gia, bệnh nhân nên đến bệnh viện, phòng khám...

Lưu ý khi sử dụng kem đánh răng chống ê buốt 

Top 10 Loại Kem Đánh Răng Chống Ê Buốt Được Ưa Chuộng

Kem đánh răng chống ê buốt ngày càng được nhiều người tin dùng. Hiện nay trên thị trường có đa...

Răng mẻ bị ê buốt là do đâu?

Răng Mẻ Bị Ê Buốt Là Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?

Răng mẻ bị ê buốt khiến bạn gặp khó khăn khi ăn uống, nói chuyện. Điều này khiến chất lượng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *