Răng Mẻ Bị Ê Buốt Là Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?

Răng mẻ bị ê buốt khiến bạn gặp khó khăn khi ăn uống, nói chuyện. Điều này khiến chất lượng cuộc sống của bạn ngày càng suy giảm. Trường hợp viêm nhiễm vị trí hư hỏng trên răng có thể gây ra các vấn đề nha khoa khác. Nhanh chóng đến nha sĩ nếu các tổn thương trên răng kéo dài không khỏi.

Răng mẻ bị ê buốt là do đâu?

Răng bị sứt mẻ có thể xảy ra do ảnh hưởng từ tác động từ bên ngoài như bị té ngã, tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao,… Trường hợp tổn thương nặng cần khám chữa, phục hình răng để tránh các tác động ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống, sức khỏe thể chất, tinh thần.

Răng mẻ bị ê buốt là do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt, mẻ răng

Ngoài nguyên nhân chấn thương, còn nhiều yếu tố khác dẫn đến hiện tượng răng bị mẻ như thói quen nghiến răng, cắn nhai vật cứng, răng bị mài mòn theo thời gian do ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ chua,… Đặc biệt một số trường hợp mẻ răng do bệnh lý, do cơ thể không được nạp đủ dinh dưỡng.

Khi răng bị sứt mẻ khá nhạy cảm, khi gặp phải tác nhân gây kích thích có thể gặp phải các biểu hiện bất thường. Chẳng hạn như răng bị mẻ ê buốt, đau nhức, sưng mạch máu, đau răng,… Thậm chí một số trường hợp tổn thương răng dẫn đến sốt cao.

Trong đó đặc biệt là tình trạng răng mẻ bị ê buốt. Hiện tượng này nếu kéo dài khiến cho bạn cảm thấy khó khăn trong việc ăn nhai. Tùy vào vị trí mẻ răng, mức độ hư hỏng răng mà cơn ê buốt có thể xảy ra ở một hoặc nhiều chiếc răng, đôi khi ảnh hưởng đến cả hàm khiến việc cử động, cắn nhai thức ăn tương đối khó khăn.

Theo cấu tạo bình thường, răng được bao bọc bởi lớp men răng cứng, lớp ngà răng và bên trong là lớp tủy răng. Khi bị tác động bởi các lực bên ngoài có thể khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Trường hợp răng bị ê buốt khó chịu xuất hiện có thể là do:

  • Răng mẻ khiến phần ngà răng lộ rõ. Phần ngà này mặc dù không chứa nhiều dây thần kinh như tủy nhưng khi bị tác động có thể làm bùng phát cơn ê buốt khó chịu. Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn khi bạn ăn nhai, nói chuyện.
  • Khi nhai, vị trí răng bị sứt mẻ tiếp xúc với thực phẩm dẫn đến hiện tượng kích ứng gây ê buốt, đau nhức. Cơn đau nghiêm trọng hơn nếu bạn ăn những món quá cứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, quá lạnh,…
  • Nếu răng bị mẻ, bào mòn sâu vào ngà răng ảnh hưởng đến tủy có thể khiến bạn đối mặt với cơn ê buốt kéo dài, kèm theo đau nhức dữ dội. Bởi tủy răng là nơi chứa đựng hệ thống dây thần kinh dẫn truyền cảm giác và mạch máu giúp nuôi dưỡng răng. Khi tủy bị tác động khiến răng bị ê buốt và kèm theo nhiều dấu hiệu khác.
Răng mẻ bị ê buốt là do đâu?
Răng mẻ bị ê buốt là biểu hiện mà nhiều người gặp phải

Trường hợp răng mẻ bị ê buốt diễn ra trong thời gian ngắn có thể thuyên giảm mà không cần can thiệp chuyên sâu. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan khi thấy răng mẻ, nứt sau tai nạn, chấn thương, bởi vết thương không được chăm sóc, điều trị đúng cách có thể khiến vi khuẩn tấn công, gây ra nhiều triệu chứng bất thường.

Tham khảo thêm: Top 8 Thuốc Giảm Đau Răng Cho Bà Bầu Tốt và An Toàn

Tình trạng ê buốt răng bị mẻ có nguy hiểm không?

Tình trạng răng bị mẻ ê buốt có thể xảy ra khi ăn uống, nói chuyện. Ngoài ra, cơn ê buốt cũng có thể đột ngột xuất hiện do răng đang bị tổn thương. Nếu bạn không có biện pháp bảo vệ, chăm sóc hoặc điều trị răng hư hỏng sớm có thể gây ra nhiều vấn đề khác.

Chẳng hạn việc ăn uống không kiêng khem khi răng vừa mới tổn thương. Tiếp tục sử dụng thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, quá chua, quá lạnh,… khiến răng bị kích thích làm bùng phát cơn ê buốt, đau nhức khó chịu.

Ngoài ra, trường hợp vệ sinh răng không đảm bảo, mảng bám trên răng ngày càng nhiều, thức ăn thừa mắc vào kẽ răng có thể tạo điều kiện cho hại khuẩn sinh sôi, tiếp tục phát triển gây viêm nhiễm. Bệnh nha khoa hình thành không điều trị là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra, cơn ê buốt răng mẻ khiến việc ăn uống của bạn trở nên khó khăn. Lâu dần cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ảnh hưởng công việc và đời sống hàng ngày. Nguy cơ viêm nhiễm kéo dài, nặng nề gây mất răng, chân răng nướu, hoại tử tủy răng,… và nhiều vấn đề khác.

Các phương pháp khắc phục tình trạng mẻ răng

Răng mẻ bị ê buốt có thể xảy ra trong thời gian đã điều trị hoặc chưa điều trị. Cảm giác khó chịu này xuất hiện là do răng bị tác động lực lớn, đang trong thời gian nhạy cảm. Nhằm phòng ngừa các rủi ro, tốt hơn hết bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ.

Các phương pháp khắc phục tình trạng mẻ răng
Xử lý ngay khi răng bị chấn thương, nứt mẻ sau đó nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa

Ngoài ra, với tình trạng mẻ răng khi vừa diễn ra, bạn cần biết cách xử lý để giúp răng phục hồi tốt hơn, phòng tránh các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là các cách xử lý khi bị mẻ răng:

Cách xử lý tại nhà

  • Khạc nhổ mảnh vỡ và giữ lại chúng: Răng vỡ có thể xảy ra khi đang cắn nhau thức ăn, bạn cần khạc nhổ toàn bộ ra ngoài nhằm tránh nguy cơ mảnh vỡ khiến nướu răng, cổ họng bị tổn thương. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ lại mảnh răng vỡ và đến nha khoa để gắn lại vào răng. Tại nha khoa, bác sĩ sẽ dùng các thiết bị, vật liệu chuyên dụng giúp cố định mảnh vỡ lại vị trí ban đầu.
  • Tránh động chạm vị trí răng mẻ: Không nên dùng lưỡi kiểm tra răng mẻ để tránh mảnh răng nhọn làm tổn thương lưỡi. Ngoài ra bạn cũng ko nên dùng tay chạm vào vết vỡ nứt để tránh nguy cơ vi khuẩn từ tay xâm nhập vào vùng tổn thương gây viêm nhiễm.
  • Súc miệng, làm sạch khoang miệng: Việc này cần thực hiện để tránh nguy cơ viêm nhiễm xảy ra. Bạn cần dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để làm sạch khoang miệng, rồi dùng bông gòn cắn chặt vào vị trí răng vỡ nếu có hiện tượng chảy máu xảy ra.
  • Đến gặp bác sĩ: Nhanh chóng đến nha khoa gần nhất để kiểm tra và chữa trị sớm. Tuy nhiên hãy lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng nhằm giảm thiểu rủi ro gặp phải các vấn đề không mong muốn khác. Dựa vào tình trạng sức khỏe, mức độ mẻ răng và các tổn thương thực thể đang xảy ra, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp khác phục phù hợp.

Xử lý mẻ răng tại nha khoa

Tùy mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị tương ứng. Theo đó, việc điều trị răng sứt mẻ sẽ giúp bạn phục hình răng, đảm bảo tính thẩm mỹ và duy trì chức năng răng. Dưới đây là các biện pháp được áp dụng:

  • Trám răng: Trám răng mẻ là biện pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Vị trí bị hư hỏng sẽ được bịt kín bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng, có độ bám dính cao. Biện pháp thường được chỉ định cho những lỗ hỏng nhỏ. Thời gian thực hiện nhanh chóng, không gây đau và giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí.
  • Trồng răng sứ: Phương pháp áp dụng cho đối tượng bị hư hỏng, sức mẻ răng mức độ nghiêm trọng. Răng bị mẻ, hư hỏng sau khi mài được bao phủ bởi lớp răng sứ giúp phục hình răng như trạng thái bình thường. Cách làm này giúp bạn ăn nhai tốt hơn, chất lượng răng tốt, dùng trong thời gian dài.

Xử lý, khắc phục răng bị mẻ đúng cách, chăm sóc tốt giúp bạn phòng tránh được nhiều biểu hiện bất thường. Trong đó đặc biệt là hiện tượng răng bị ê buốt, đau nhức răng. Trường hợp chủ quan, tổn thương răng kéo dài có khả năng phát sinh biến chứng khác.

Tham khảo thêm: Đau Răng Ngậm Nước Muối Có Tốt Đúng Như Lời Đồn Không?

Phải làm sao khi răng mẻ bị ê buốt?

Vậy làm thế nào nếu răng mẻ bị ê buốt xảy ra thường xuyên? Bạn có thể áp dụng các biện pháp làm giảm cơn ê buốt khó chịu, đồng thời khắc phục các vấn đề nha khoa liên quan. Dưới đây là các cách thường được áp dụng:

Súc miệng bằng nước muối

Sử dụng nước muối súc miệng khi cơn ê buốt xuất hiện là một trong những biện pháp đơn giản, bạn có thể áp dụng tại nhà. Phương pháp an toàn cho người bị mẻ răng, răng nhạy cảm, thường xuyên gặp phải tình trạng ê buốt răng.

Phải làm sao khi răng mẻ bị ê buốt?
Xoa dịu cảm giác khó chịu bằng nước muối

Muối còn có tính kháng khuẩn, sát trùng giúp bảo vệ khoang miệng được sạch sẽ, hạn chế nguy cơ vi khuẩn lưu trú, tấn công khiến răng bị tổn thương, viêm nhiễm. Pha loãng nước muối hoặc có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý bán sẵn tại các nhà thuốc.

Đánh răng, kết hợp súc miệng bằng nước muối hàng ngày là cách bảo vệ răng được chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng và các bệnh nha khoa khác. Dùng với nồng độ phù hợp, không dùng nước muối quá đậm đặc có thể gây bào mòn men răng và phát sinh nhiều hệ lụy khác.

Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các loại kem đánh răng, nước súc miệng chứa thành phần giúp kiểm soát cơn ê buốt đang được bán trên thị trường. Các sản phẩm thích hợp với răng nhạy cảm thường có chiết xuất từ thiên nhiên.

Dùng theo hướng dẫn ghi trên bao bì, kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống để cơn ê buốt răng thuyên giảm. Tuyệt đối không nên lạm dụng, không sử dụng sản phẩm có hoạt chất mạnh khiến răng đang nhạy cảm bị kích thích sản sinh các phản ứng bất thường khác.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Khi răng mẻ bị ê buốt bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống, đồng thời giữ vệ sinh răng miệng đúng cách để sớm kiểm soát triệu chứng khó chịu này. Đồng thời, việc làm sạch răng tối ưu giúp phòng tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm nặng nề, kéo theo nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng đời sống và sức khỏe.

Theo đó, bạn nên lựa chọn bàn chải đánh răng có đầu lông chải phù hợp. Đánh nhẹ nhàng không dùng sức quá mạnh cũng không nên đánh quá nhẹ. Vệ sinh răng bằng bàn chải đánh răng kết hợp nước súc miệng. Để loại bỏ thức ăn thừa, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước thay tăm xỉa răng truyền thống.

Tham khảo thêm: Đau răng khi uống nước lạnh – Tìm hiểu cách điều trị và phòng ngừa

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Răng mẻ bị ê buốt rất có thể xảy ra trong quá trình ăn uống. Nguyên nhân thường do bạn ăn phải thực phẩm không phù hợp, thực phẩm hoặc thức uống khả năng kích thích. Do đó, để giảm nguy cơ cơn ê buốt trở nên nặng nề, tốt hơn hết bạn nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp hơn.

Phải làm sao khi răng mẻ bị ê buốt?
Điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe

Lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe, bổ sung vitamin và khoáng chất. Đồng thời loại bỏ nhóm thực phẩm có khả năng kích thích răng bị tổn thương như hạn chế ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn chế biến nhiều dầu mỡ, quá chua, quá lạnh,…

Thay vào đó, bạn nên ăn những thực phẩm mềm, giảm kích thích răng. Hạn chế hoặc tốt hơn hết nên kiêng uống bia rượu, không nên hút thuốc lá, uống nước ngọt có ga, đồ uống chứa chất kích thích để bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến răng miệng.

Hy vọng qua bài viết bạn đọc có thêm thông tin về tình trạng răng mẻ bị ê buốt. Nếu bạn nhận thấy biểu hiện bất thường này kéo hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân gây ê buốt răng khi ăn đồ lạnh

Răng Ê Buốt Khi Ăn Đồ Lạnh và Cách Khắc Phục Tình Trạng

Răng ê buốt khi ăn đồ lạnh xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó, tình trạng ê buốt có...

12 Cách Trị Ê Buốt Răng Tại Nhà – Các Mẹo Hay Dân Gian

Những cách trị ê buốt răng tại nhà thường được dân gian áp dụng để khắc phục cho các trường...

Uống Nước Lạnh Bị Buốt Răng – Cách Khắc Phục Đơn Giản

Uống nước lạnh bị buốt răng gây khó chịu, ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống. Tình trạng này xảy...

Biểu hiện nhận biết ê buốt răng hàm dưới

Ê Buốt Răng Hàm Dưới: Biểu Hiện và Giải Pháp Chữa Trị

Ê buốt răng hàm dưới có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Tình trạng này có thể...

Nguyên nhân gây ê buốt răng

Răng Ê Buốt: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị và Khắc Phục

Răng ê buốt do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm các yếu tố tạm thời, bệnh lý và các...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *