Thường xuyên đau lưng trên là bị bệnh gì? Làm thế nào để khắc phục?

Đau lưng trên xảy ra có thể là do yếu tố cơ học tác động nhưng cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý nào đó. Cho dù là nguyên nhân nào gây bệnh, người bệnh cũng nên thăm khám và chữa trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Đau lưng trên là bệnh gì?
Đau lưng trên thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

I. Nguyên nhân gây đau lưng trên

Đau lưng trên là triệu chứng bệnh lý thường gây đau ở vùng cột sống dưới cổ chảy dọc theo chiều dài xương sườn. Dựa vào vị trí phần lưng bị đau mà đau lưng trên được chia thành 2 loại chính đó là đau lưng trên bên phải và đau lưng trên ở giữa, đau lưng trên bên trái.

Đau lưng trên có thể là dấu hiệu nhận biết của tình trạng căng cơ hoặc cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý sau đây.

1. Thoát vị đĩa đệm

Một trong những bệnh lý xương khớp gây đau lưng trên đó là thoát vị đĩa đệm.  Là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí ban đầu và gây chèn ép dây thần kinh sống. Đĩa đệm có thể bị thoát vị ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống.

Tuy nhiên, thường gặp nhất vẫn là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh cảm thấy đau nhức ở vùng thắt lưng. Để khắc phục triệu chứng này, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Tránh trường hợp bệnh chuyển nặng gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là căn bệnh liên quan đến quá trình lão hóa xương khớp. Theo thuật ngữ y khoa, bản chất của thoái hóa cột sống là những biến đổi liên quan đến thoái hóa đĩa đệm và gai cột sống. Triệu chứng nhận biết dễ dàng của bệnh thoát hóa cột sống là đau nhức.

Thông thường, đau có thể xuất hiện âm ỉ từ ngày này qua ngày khác. Đau không chỉ xảy ra ở một vị trí mà có thể lan rộng từ vùng cổ đến thắt lưng và gây ra hiện tượng đau nhức lưng trên. Ngoài ra, theo các chuyên gia, thoái hóa cột sống nếu không điều trị kịp thời có thể biến chứng gây thoát vị đĩa đệm. Đây cũng chính là nguyên nhân gây đau lưng trên.

3. Loãng xương

Loãng xương là hậu quả của sự mất cân bằng trong quá trình tái tạo và hủy xương. Thông thường, loãng xương thường xuất hiện từ từ một cách tự nhiên hoặc sau chấn thương. Ngoài ra, bệnh cũng có thể phát hiện tình cơ khi bệnh nhân được chỉ định chụp X – quang.

Đau, đặc biệt là đau vùng thắt lưng trên chính là triệu chứng nhận biết điển hình của loãng xương. Ngoài triệu chứng này ra, bệnh nhân còn gặp phải tình trạng xương khớp kêu lục cục, khó khăn trong vận động.

4. Bệnh phổi, ung thư phổi

Đau 2 bên lưng trên
Đau lưng trên có thể là triệu chứng của bệnh phổi hoặc ung thư phổi.

Theo các chuyên gia, vị trí của phổi nằm ngay trong lồng ngực. Đây chính là nguyên nhân gây đau nhức lưng trên và gây ra triệu chứng tức ngực, khó thở. Theo các chuyên gia sức khỏe, đau lưng do bệnh phổi, ung thư phổi thường có nhiều điểm giống với biểu hiện đau lưng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác. Chính vì vậy, khi bị đau lưng trên kèm theo một số triệu chứng như ho ra máu, sụt cân, mệt mỏi,… bệnh nhân nên tiến hành thăm khám ngay lập tức.

5. Một số bệnh lý khác

Đau lưng trên có thể còn do một số bệnh lý sau:

  • Gai cột sống: Theo các nhà nghiên cứu, gai cột sống có thể hình thành các xương gai ngay tại cột sống. Các gai xương này sẽ cọ xát vào rễ dây thần kinh và gây xuất hiện những cơn đau nhức, khó chịu ở vùng thắt lưng trên.
  • Suy tim hoặc nhồi máu cơ tim: Bệnh nhân bị suy tim và nhồi máu cơ tim thường phải đối mặt với chứng đau thắt ở lồng ngực. Cơn đau tức ngực thường đau lan rộng sang 2 bên và gây đau lưng trên.
  • Trào ngược acid dạ dày
  • Viêm loét dạ dày

Ngoài các bệnh lý nêu trên, đau lưng trên có thể là do gân, cơ bắp, mô mềm hay dây chằng trên lưng bị tổn thương. Nguyên nhân có thể là do:

  • Hoạt động sai tư thế trong thời gian dài: Nếu thường xuyên thực hiện các tư thế như gập người về phía trước hoặc ngồi khoanh tròn chân sẽ khiến các cơ bắp chịu áp lực lớn. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng đau lưng trên. Thông thường, những người làm việc văn phòng thường xuyên tiếp xúc với máy tính và không hoạt động thường có nguy cơ bị đau lưng trên cao.
  • Nâng vật không đúng cách: Nếu bạn biết cách nâng vật đúng cách sẽ giúp bảo vệ cột sống khỏi chấn thương. Tuy nhiên, đa phần chúng ta đều không biết tư thế nâng vật đúng dẫn đến hậu quả là cột sống bị tổn thương và gây đau nhức.
  • Do chấn thương: Là một trong những nguyên nhân cơ học gây nên chứng đau lưng trên. Chấn thương cột sống thường xảy ra trong quá trình luyện tập thể thao hoặc do tai nạn xe cộ.
  • Đeo ba lô quá nặng: Đeo ba lô không đúng cách hoặc quá nặng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị chấn thương lưng. Nếu hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài, trẻ không những bị đau nhức phần lưng trên mà nguy cơ bị vẹo cột sống thường khá cao.

II. Triệu chứng nhận biết của chứng đau lưng trên

Đau nhức lưng trên nói chung hay đau lưng trên bên trái hoặc đau lưng trên bên phải nói riêng thường tập trung chủ yếu ở những đối tượng như:

  • Người lười vận động
  • Người thừa cân hoặc béo phì
  • Người lao động khuân vác nặng
  • Người thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Người có gia đình có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến hệ cơ xương khớp

Thông thường, khi mắc bệnh những đối tượng này đều gặp chung biểu hiện đau nhức. Khi bệnh mới khởi phát, người bệnh cảm thấy đau nhói ở một điểm duy nhất hoặc đau có thể lan rộng ra xung quanh.

Ban đầu, cơn đau có thể xuất hiện một cách đột ngột nhưng sau đó  chúng diễn ra thường xuyên hơn. Đau có thể khiến cơ bị căng cứng, khó chịu. Tồi tệ hơn đau nhức lưng trên có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Khi nào bạn cần tiến hành thăm khám?

Theo các chuyên gia, triệu chứng đau nhức có thể được cải thiện ngay tại nhà bằng các biện pháp tự nhiên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu đau lưng trên kèm theo các biểu hiện sau đây, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt.

  • Đau lưng kèm theo biểu hiện tê ngứa ở bụng, cánh tay hoặc chân.
  • Tê yếu ở cánh tay và chân
  • Mất kiểm soát ở bàng quang và ruột dẫn đến hội chứng tiểu hoặc đại tiện không tự chủ.

III. Điều trị đau lưng trên như thế nào?

Đau lưng trên có thể là thói quen sinh hoạt sai, không đúng tư thế. Do đó, người bệnh có thể kiểm soát và khắc phục triệu chứng này bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt. Đối với một số trường hợp đau lưng trên do chấn thương nhẹ khi tham gia thể thao, bệnh nhân cần tạm ngưng hoạt động và tiến hành nghỉ ngơi. Giải pháp này sẽ giúp cơ thể phục hồi năng lượng và tái tạo tế bào giúp giảm đau nhức.

Đau giữa lưng trên là bệnh gì?
Bệnh nhân nên tích cực tập luyện một số bài tập kéo giãn cột sống sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau lưng trên.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể điều trị đau lưng trên bằng các cách sau:

1. Chườm lạnh trên lưng

Bệnh nhân có thể sử dụng chườm lạnh cho lưng bằng đá để giảm đau và sưng. Tuy nhiên, liệu pháp trị liệu này thường phát huy tác dụng cao nhất đối với các trường hợp chấn thương xảy ra trong 48 giờ. Khi đó, bệnh nhân nên sử dụng một túi đá chườm lên vùng lưng bị đau khoảng 20 phút. Thông thường, những ngày đầu tiên chấn thương cứ cách 2 – 3 giờ người bệnh nên chườm một lần. Sau khi nơi chấn thương giảm sưng và đau, bệnh nhân nên giảm tần suất chườm lại.

2. Ngâm mình trong nước ấm hòa trộn muối Epsom

Người bệnh cũng có thể giảm đau lưng bằng cách ngâm mình trong bồn tắm nước ấm có chứa muối Epsom. Biện pháp này cũng mang lại kết quả đáng kể trong việc giảm sưng và đau ở lưng trên.

Tuy nhiên, trong quá trình tắm, người bệnh chỉ nên ngâm mình trong nước ấm khoảng 15 phút. Không nên ngâm lâu hơn 30 phút vì nước muối có thể hút ẩm gây mất nước và mất cân bằng độ ẩm trên da.

3. Thực hiện các bài tập hỗ trợ

Người bệnh bị đau lưng trên có thể giảm đau bằng các bài tập kéo giãn cột sống hoặc thực hiện các động tác gập người. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể tập các tư thế chữa đau lưng trên như tư thế con mèo, tư thế rắn hổ mang, tư thế em bé hoặc luồn kim,…

Trong quá trình tập, người bệnh nên lưu ý những điểm sau:

  • Khởi động trước khi tập.
  • Không nên tập quá sức. Tốt nhất nên tập theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

4. Thuốc

Đối với trường hợp đau nhức nhiều, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc, thuốc giãn cơ và thuốc kháng viêm không kê toa như aspirinnaproxen và ibuprofen. Các loại thuốc này đều có tác dụng giúp giảm đau lưng trên. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách điều trị tạm thời, giúp giảm đau trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể gây phản ứng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, thận và gân. Do đó, bệnh nhân không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài. Cách tốt nhất để cải thiện bệnh và đảm bảo an toàn cho sức khỏe là người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

5. Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được chỉ định thực hiện khi tình trạng bệnh trở nên phức tạp và các biện pháp nêu trên không mang lại kết quả trị liệu.

Đau lưng trên do nguyên nhân cơ học gây ra thường không gây nguy hiểm. Người bệnh chỉ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và điều chỉnh thói quen sinh hoạt, đau sẽ khỏi. Tuy nhiên, nếu đau lưng trên là triệu chứng của bệnh lý nào đó, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh bệnh chuyển nặng gây nguy hiểm.

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa nào.

Tin bài nên đọc

Đau lưng mãn tính có thể chữa được nếu biết cách

Đau lưng mãn tính là một bệnh lý vô cùng khó chịu. Bệnh có khả năng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của...

Cách xoa bóp bấm huyệt trị đau lưng bạn đã biết chưa?

Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng nhưng hầu hết các cơn đau thường là do chấn thương hoặc căng...

Đau lưng mỏi cổ vai gáy là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau lưng mỏi cổ vai gáy là dấu hiệu của bệnh gì?

Những thói quen thường ngày như mang vác nặng, làm việc sai tư thế khiến cho các cơ bắp và...

Cách giảm đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu an toàn cho mẹ bầu

Ba tháng đầu thai kỳ là thời gian rất nhạy cảm. Vì vậy nếu áp dụng biện pháp giảm đau...

Các bài tập giảm đau lưng cho dân văn phòng

Các bài tập giảm đau lưng tuyệt vời dành cho dân văn phòng

Việc ngồi liên tục 8 tiếng một ngày trên bàn làm việc rất dễ gây cảm giác nhàm chán cho...

Đau lưng ở trẻ em: Mẹ đã biết gì về chứng bệnh này

Khi thấy trẻ than phiền về chứng đau lưng, các bậc phụ huynh đều lo lắng rằng có một vấn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.