Đau lưng có phải dấu hiệu của bệnh thận không?
Chúng ta thường rất dễ nhầm lẫn bởi các biểu hiện của chứng đau lưng vùng thận vì không biết chắc chắn chúng là dấu hiệu của bệnh lý cụ thể nào. Trong bài thông tin tuần này, thuocdantoc.vn sẽ giải đáp thông tin cho thắc mắc “Đau lưng có phải dấu hiệu của bệnh thận không?”.
Cả đau lưng và suy thận đều xuất hiện triệu chứng đau tức vùng thắt lưng kèm theo một số dấu hiệu đặc trưng mà không ai cũng có kinh nghiệm để nhận biết. Do đó, khi đau lưng, đa số bệnh nhân đều tỏ ra khá hoang mang và không biết bệnh gì đang tấn công. Và cũng rất khó để nhận ra sự khác biệt giữa cơn đau bắt nguồn từ lưng và cơn đau đến từ thận của bạn. Để nhận biết chính xác từng tình trạng, tốt hơn hết, bạn nên thăm khám y khoa để được chẩn đoán chính xác hơn. Bài chia sẻ thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Đau lưng có phải bị thận không?
Để phân biệt cụ thể tình trạng đau thận và đau lưng, bạn cần xác định vị trí cụ thể của cơn đau, mức độ đau và những triệu chứng kèm theo. Nhưng hãy trao đổi điều đó với bác sĩ của bạn để được giải đáp tận tình. Bác sĩ Sarah Gehrke, GM khẳng định rằng đau lưng và đau thận là 2 bệnh lý phổ biến và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chưa có bất cứ tài liệu nào khẳng định đau lưng có phải bệnh thận hay không. Bởi nó tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Thận gây đau lưng thường xuất hiện những cơn đau có ảnh hưởng đến vùng lưng dưới và những vùng mô mềm. Đây có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng thận nếu tại đó có sự tiếp xúc trực tiếp. Tùy vào từng biểu hiện bệnh cũng như vị trí phát bệnh để chẩn đoán. Thông thường, để phân biệt chứng đau lưng bình thường và đau lưng vùng thận, chúng ta cần dựa vào các triệu chứng kèm theo chẳng hạn như sốt, cảm lạnh, đi tiểu có máu, đau tức vùng lưng dưới hoặc xương khớp khó cử động, cúi gập người khó khăn để phân biệt. Ở những trường hợp bệnh biểu hiện nguy hiểm hoặc triệu chứng bệnh mờ nhạt, khó xác định thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để thực hiện các phương pháp X-quang, ội soi bằng MRI để được chẩn đoán cụ thể.
Đau lưng còn là dấu hiệu của một số chứng bệnh cụ thể về xương khớp như thoái hóa, thoát vị. Vì vậy, để ngăn ngừa các biến chứng phức tạp gây khó khăn trong việc điều trị. Sau đây là một vài dấu hiệu chứng tỏ thận của bạn đang gặp phải vấn đề, cụ thể đó là:
- Đau lưng xuất hiện từng cơn, cơn đau lan từ vùng thận ra sau lưng, lan xuống hố chậu, hông, bàn chân, mông,…
- Kèm theo triệu chứng đái rắt, cảm sốt, tiểu đau, tiểu ra máu,…
- Đau lưng kể cả khi thời tiết thay đổi.
- Nước tiểu bị đổi màu đột ngột.
Khi phát hiện một trong số những dấu hiệu bất thường này kéo dài hơn 2 tuần, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu đây là biểu hiện của hội chứng thận hư, sỏi thận bệnh nhân có thể điều trị ngay để dứt điểm nhanh và hạn chế biến chứng.
Làm thế nào để phân biệt đau lưng đau thận?
Cột sống lưng đóng vai trò nâng đỡ toàn bộ cơ thể nhưng trong quá trình phát triển và lão hóa tự nhiên của cơ thể mà các đốt sống bắt đầu có biểu hiện yếu đi. Điều này làm cho việc nâng đỡ cơ thể bị giảm thiểu đáng kể và gây nên hiện tượng thoái hóa. Đây cũng chính là tác nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về xương khớp như gai xương, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…
Khi có biểu hiện mắc các bệnh lý xương khớp, cơ thể bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn đau âm ỉ từ nhẹ sang nặng, nhất là khi bệnh nhân vận động mạnh hoặc chơi thể thao quá sức. Không chỉ gây đau đớn vùng khớp bị tổn thương, bệnh nhân còn gặp phải rất nhiều triệu chứng khác như đau âm ỉ, nhói, cơn đau lan tỏa xuống mông, đầu gối và cuối cùng là xuống tới bàn chân. Một số trường hợp, bệnh nhân còn cảm thấy cơ tay bị suy yếu, khả năng vận động suy giảm do các dây thần kinh bị chèn ép.
Để xác định chính xác đau lưng có phải suy thận không, bạn nên tham khảo một số nhận biết sau:
1. Xác định vị trí đau:
- Cơn đau lan rộng từ lưng xuống các vị trí khác thì nguy cơ bạn mắc bệnh xương khớp do chấn thương. Nếu cơn đau nghiêm trọng, hãy nhờ đến sự chăm sóc y tế.
- Đau lưng bệnh thận xuất hiện cơn đau vùng lưng dưới giữa xương sườn và vùng hông. Bởi vì thận nằm ở bên cạnh sườn, phía sau lưng. Nếu cơn đau biểu hiện ở vùng khác của lưng hoặc lưng trên thì chắc hẳn đây không phải là bệnh lý do thận.
- Thường đau bụng dưới kèm theo đau lưng thì khả năng bệnh nhân mắc bệnh thận khá cao. Đây là hiện tượng thận mở rộng nhiễm trùng về phía trước. Trường hợp bệnh nhân đau bụng nhưng không đau lưng thì có thể không liên quan đến thận.
2. Đánh giá cơn đau:
Đau lưng liên quan đến thận được đánh giá là cơn đau dai dẳng, trong nhiều trường hợp đau thận không thay đổi. Cơn đau thường phát triển dai dẳng và tăng dần mỗi ngày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cơn đau lưng vùng thận thường không thể tự biến mất hoàn toàn và rất dễ tái phát ngay sau đó. Trong khi đó, các triệu chứng đau lưng thông thường dễ mất đi, kể cả khi không được điều trị đúng cách.
3. Xác định triệu chứng
- Hãy tìm hiểu nguyên nhân của cơn đau lưng bất thường của bạn. Nếu bạn có môi trường làm việc nặng nhọc, thường xuyên ngồi một vị trí hoặc khiêng vác quá sức trong thời gian dài, bị chấn thương thì có thể bạn đang gặp phải vấn đề về xương khớp.
- Quan sát các vấn đề về tiểu tiện khi bạn nghi ngờ mình gặp vấn đề về thận. Bởi vì các triệu chứng của nhiễm trùng thận thường biểu hiện rõ ràng khi tiểu. Nước tiểu vàng, màu đục hoặc xuất hiện cơn đau thì có thể thận bạn đang gặp phải một số vấn đề cần được cải thiện.
- Đau vùng thắt lưng thận không gây hiện tượng chèn ép dây thần kinh mà chúng chỉ được thể hiện cụ thể bằng đường tiểu tiện.
Mẹo cải thiện bệnh đau lưng thận mà bạn đọc nên biết
Bệnh nhân đau lưng bệnh thận nên tham khảo các mẹo cải thiện sau đây:
– Nghỉ ngơi đúng cách: Tư thế nằm nghỉ nằm thẳng lưng để phần xương cột sống không bị áp lực, nằm gối thấp.
– Chườm nóng: Dùng túi chườm thảo dược đắp lên vùng lưng bị đau nhức.
– Massage: Triệu chứng thận gây đau lưng không dễ dàng biến mất, vì vậy ngoài việc điều trị thì bệnh nhân có thể massage nhẹ nhàng vùng lưng để giảm thiểu triệu chứng đau nhức.
– Tập thể thao: Việc luyện tập thể thao giúp cho hệ cơ xương phát triển mạnh mẽ, tăng cường các cơ. Nhưng đối với người đau lưng thận yếu thì việc luyện tập cần phải hết sức lưu ý. Nếu luyện tập không đúng cách, chúng có thể để lại các biến chứng vô cùng nghiêm trọng.
– Cải thiện chế độ ăn uống: Người được chẩn đoán đau lưng suy thận, đau lưng thận yếu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để phòng tránh bệnh tốt hơn. Cụ thể như sau:
- Tăng cường lượng rau xanh, hoa quả tươi và uống đủ 2,5 – 3 lít nước/ngày.
- Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, nội tạng động vật.
- Kiêng đồ ăn mặn, quá nhiều gia vị.
- Ăn nhiều trứng, cá, sữa, tôm,…
- Kiêng thực phẩm giàu đạm như thịt chó, thịt bò hoặc các loại thịt màu đỏ,…
- Tránh làm các công việc nặng nhọc, quá sức.
- Không ngồi lâu ở một tư thế hoặc ngồi xổm.
Bạn muốn tìm hiểu thêm:
- Thường xuyên đau lưng trên là bị bệnh gì? Làm thế nào để khắc phục?
- Đau lưng và ung thư phổi có mối liên hệ như thế nào?
Những thông tin trên đây đã vừa giải đáp cho thắc mắc “Suy thận có đau lưng không?”. Hy vọng những thông tin này giúp ích cho việc tham khảo thông tin của bạn đọc. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!