Hiện tượng đau lưng khi mang thai: Mẹ bầu nên làm gì để khắc phục?

Đau lưng khi mang thai chỉ là vấn đề hết sức bình thường nên chị em không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, để cải thiện triệu chứng khó chịu này, mẹ bầu cần xác định nguyên nhân gây đau lưng và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Bị đau lưng khi mang thai
Bị đau lưng khi mang thai có thể là do hay đổi hormone, mẹ tăng cân,…

Theo các bác sĩ Sản phụ khoa, hầu hết phụ nữ sau khi mang thai đều gặp phải biểu hiện đau lưng. Đau không chỉ xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ mà vào những tháng tiếp sau đó chị em vẫn gặp phải tình trạng khó chịu này. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà mức độ đau lưng thường không giống nhau.

Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây đau lưng cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, bà bầu bị đau lưng trong suốt thai kỳ có thể là do:

1. Thay đổi hormone

Trong thời gian mang thai, cơ thể thai phụ sẽ sản sinh ra một loại hormone gọi là relaxin. Loại hormone này được tạo ra với mục đích giúp dây chằng của khung xương chậu giãn nở nhằm chuẩn bị cho bé chào đời. Tuy nhiên, nếu dây chằng khung chậu quá lỏng sẽ khiến khớp xương thiếu sự liên kết trở nên lỏng lẻo. Khi đó, dây chằng hỗ trợ cột sống cũng có thể nới lỏng dẫn đến sự bất ổn và gây đau nhức, khó chịu ở vùng lưng

2. Tăng cân

Suốt quá trình mang thai cùng với sự lớn lên của thai nhi, trọng lượng cơ thể mẹ cũng sẽ tăng dần lên. Theo ước tính mẹ bầu sẽ tăng từ 10 đến 15 kg trong khoảng thời gian mang thai. Khi đó, cột sống sẽ chịu toàn bộ sức nặng. Chưa kể đến, việc thai nhi lớn dần trong tử cung cũng làm tăng thêm áp lực lên dây thần kinh, mạch máu ở lưng và khung xương chậu. Đây chính là nguyên nhân khiến chị em cảm thấy bị đau lưng giữa khi mang thai.

3. Do thay đổi tư thế.

Bị đau lưng khi mang thai có thể là do tử cung lớn dần khiến trọng tâm thay đổi. Thông thường, vào những tháng cuối của thai kỳ, tử cung lớn dần lên và làm thay đổi trọng lượng. Khi đó, trọng tâm của cơ thể mẹ bầu thường có xu hướng ngã về trước. Để giữ thăng bằng trong quá trình đi lại, bà bầu thường ngả người ra phía sau. Chính hành động này đã khiến cột sống lưng bị cong và gây đau nhức.

Ngoài những nguyên nhân này, hiện tượng đau lưng khi mang thai có thể là do:

  • Chế độ ăn uống của mẹ bầu thiếu dưỡng chất, nhất là canxi và magie.
  • Mẹ bầu không có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt phù hợp.
  • Tâm trạng mẹ bầu không thoải mái, stress, căng thẳng,…

Khi nào mẹ bầu nên tiến hành thăm khám?

Hiện tượng đau lưng khi mang thai xảy ra khá phổ biến. Và đau thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu đau lưng diễn ra thường xuyên kèm theo triệu chứng chảy máu âm đạo và sốt. Lúc này, sức khỏe mẹ bầu đang có vấn đề và thai nhi đang gặp rơi vào tình trạng nguy hiểm. Do đó, mẹ bầu cần tiến hành thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra, đau lưng khi mang thai cũng có thể liên quan đến các vấn đề xương khớp như viêm khớp tự hủy, loãng xương thai kỳ hoặc viêm khớp,… Trong trường hợp này, tốt nhất mẹ bầu nên đi khám và nhận sự chăm sóc từ bác sĩ.

ĐỌC NGAY: Bị đau lưng khi mang thai tháng thứ 4 có nguy hiểm không?

Cách làm giảm đau lưng khi mang thai như thế nào?

Để làm giảm đau lưng khi mang thai, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên thay đổi tư thế sinh hoạt. Chẳng hạn như trong quá trình ngủ, bà bầu nên nằm nghiêng qua bên trái. Tư thế này sẽ giúp máu tuần hoàn giữa mẹ và thai nhi diễn ra thuận lợi hơn.

Khắc phục đau lưng khi mang thai
Bộ môn Yoga có thể giúp mẹ bầu cải thiện triệu chứng đau lưng.

Tuy nhiên, thai phụ không nên nằm mãi một tư thế mà hãy luân phiên thay đổi để tránh tình trạng trọng tâm cơ thể dồn về một bên quá lâu gây đau nhức. Đồng thời, khi nằm thai phụ không nên sử dụng gối quá mềm hay quá cứng để nâng đỡ bụng. Điều quan trọng hơn là bà bầu nên hạn chế cúi người về phía trước để giảm đau nhức ở lưng.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường tính linh hoạt và dẻo dai cho hệ xương khớp. Không những thể, tích cực tập luyện còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và giảm bớt áp lực đè nén lên cột sống. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé, thai phụ nên chọn các bài tập nhẹ nhàng. Tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi bắt đầu tập luyện. Một số bộ môn thể thao an toàn cho bà bầu như đi bộ, Yoga, bơi lội,…

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể kiểm soát triệu chứng đau lưng bằng cách luân phiên chườm nóng hoặc chườm lạnh. Chỉ cần 20 phút chườm nóng hay lạnh mỗi ngày sẽ giúp giảm đau lưng. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tác động nhiệt vào bụng, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài các cách giảm đau lưng khi mang thai nêu trên, mẹ bầu cũng có thể thử châm cứu. Mặt khác, mẹ bầu cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau như Efferagan, Paracetamol hoặc một số loại cao dán. Nhưng thuốc thường không được khuyến khích dùng ở phụ nữ mang thai. Bởi chúng có thể gây tác dụng phụ tác động xấu đến cả mẹ và bé. Do đó, thai phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Đau lưng khi mang thai tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng thai nhi. Tuy nhiên, bệnh tác động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của thai phụ. Do đó, mẹ bầu cần tiến hành điều trị sớm để khắc phục triệu chứng khó chịu này.

HỮU ÍCH

7 cách giảm đau lưng sau sinh đơn giản dành cho các mẹ

Đau lưng sau sinh xuất hiện với tần suất dày đặc có thể gây ra cảm giác mệt mỏi và...

Tìm hiểu nguyên nhân gây đau thắt lưng hông và cách chữa

Đau thắt lưng hông thường gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu khiến bệnh nhân không thể đứng thẳng,...

đau nhức lưng khi ngủ ban đêm

Đau nhức lưng khi ngủ có phải dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng?

Nhiều người bị đau nhức lưng khi ngủ nhưng lại không rõ đó có phải là dấu hiệu của các...

Ngày càng nhiều người trẻ tuổi bị đau lưng do nguyên nhân không ngờ

Hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị đau lưng với nguyên nhân xuất phát từ những lý...

Nguyên nhân gây đau lưng ở nam giới và biện pháp chữa trị

Đau lưng là triệu chứng xuất hiện phổ biến ở cánh mày râu đam mê hoạt động thể dục thể...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *