Đau lưng dưới coi chừng dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Bị đau lưng dưới có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng, đau thần kinh tọa, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, viêm ruột thừa… Nếu không được chữa trị sớm, chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. 

Tìm hiểu các bệnh lý có thể gặp khi bị đau lưng dưới
Tìm hiểu các bệnh lý có thể gặp khi bị đau lưng dưới

Bị đau lưng dưới có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Còn được gọi với cái tên đau thắt lưng, đau lưng dưới là tình trạng vùng ngang thắt lưng của cơ thể bị đau. Các cơn đau này có thể kéo xuống cả mông và chân.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng dưới. Nó có thể chỉ kết quả của một chấn thương vùng lưng, do ngồi sai tư thế, lười vận động… Tuy nhiên, có đến hơn 75% các trường hợp bị đau lưng dưới lại là biểu hiện của nhiều bệnh lý. Nó thường là biểu hiện của những căn bệnh sau đây:

1. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Theo thống kê, có khoảng hơn 60% bị đau lưng dưới là do mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Đây là hiện tượng các dịch nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát ra bên ngoài. Chúng chèn ép lên các cơ quan xung quanh như tủy sống, rễ thần kinh… gây đau lưng dưới. Ngoài triệu chứng đặc trưng là bị đau lưng dưới, người bệnh còn có các biểu hiện khác như đau chân, hệ thống thần kinh bị rối loạn. Những cơn đau có thể tăng lên khi di chuyển, cúi gập người làm hạn chế sự vận động của chân.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh khá phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, những người trong độ tuổi từ 35 – 50 thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

2. Viêm ruột thừa

Đây cũng là một nguyên nhân có thể khiến bạn bị đau lưng dưới bên phải. Cường độ của những cơn đau này sẽ tăng dần lên, đi kèm theo đó là triệu chứng sốt, buồn nôn và nôn. Nếu không được điều trị sớm, ruột thừa bị vỡ sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm phúc mạc, áp xe bụng, tắc ruột…. Chúng đều là các vấn đề nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Do đó, cần được cấp cứu ngay lập tức.

3. Đau thần kinh tọa

Tình trạng thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống sẽ chèn ép lên hệ thần kinh, gây đau thần kinh tọa. Bởi lúc này, những dây thần kinh tọa bị chèn ép khiến bạn bị đau vùng lưng dưới. Những cơn đau này có thể lan xuống cả 2 chân.

4. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống lưng là bệnh có liên quan đến quá trình lão hóa, do đó bệnh chủ yếu xảy ra ở những người cao tuổi. Tình trạng thoái hóa sẽ làm tăng áp lực lên những bộ phận gần với cột sống. Các bộ phận này có thể là đĩa đệm, sụn khớp, dây thần kinh…từ đó làm lưng dưới của bạn bị đau. Ngoài ra, các cơn đau  cũng có thể lan xuống cả vùng hông và 2 chân.

5. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có thể gây đau vùng lưng dưới
Viêm đường tiết niệu có thể gây đau vùng lưng dưới

Ngoài các triệu chứng như ngứa, đau vùng kín, nước tiểu có màu lạ, nặng mùi, đau bụng… Viêm đường tiết niệu cũng có thể gây đau vùng lưng dưới cho bạn.

6. Sỏi thận

Đau lưng dưới cũng có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi thận. Bởi chúng sẽ làm tắc, không cho nước tiểu từ thận xuống bàng quang và gây ra các cơn đau vùng lưng dưới.

Sỏi thận hình thành do tình trạng chất khoáng trong cơ thể tăng cao. Chúng lắng đọng lại ở thận, lâu ngày nó sẽ làm hình thành nên sỏi thận. Ngoài ra, nước tiểu quá ít cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

7. Hội chứng ruột kích thích

Bị đau lưng dưới cũng có thể là bạn đã bị hội chứng ruột kích thích. Đây là hiện tượng đại tràng bị kích thích, làm tăng tần suất co bóp của cơ quan này. Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có các triệu chứng như đau bụng, tần suất đi cầu thay đổi, buồn nôn và nôn, khó tiêu, đau lưng, cơ thể mệt mỏi.

8. Viêm loét dạ dày tá tràng

Nghe có vẻ khá vô lý, nhưng bị viêm loét dạ dày cũng có thể khiến bạn bị đau lưng dưới. Vì bệnh sẽ làm các dây chằng co thắt, hạn chế quá trình nhu động ruột, làm cho cơ hoành và chân cơ không được thư giãn. Chính vì lý do này mà gây ra hiện tượng đau lưng dưới.

Ngoài đau lưng, người bị viêm loét dạ dày tá tràng cũng có thể có các biểu hiện khác như nôn và buồn nôn, đau thượng vị, rối loạn hệ tiêu hóa.

9. Lạc nội mạc tử cung

Đây là bệnh có thể gây đau lưng dưới ở phụ nữ. Bởi lạc nội mạc tử cung chỉ xảy ra ở nữ giới. Ngoài đau lưng, bệnh còn có thể gây ra những cơn đau ở vùng bụng, vùng xương chậu.

9. Do thiếu chất

Một chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu các chất canxi, magie, vitamin và các chất khác sẽ làm cho xương không được chắc khỏe như trước. Nó dễ bị tổn thương bởi các tác nhân từ bên trong và cả bên ngoài gây đau vùng lưng dưới.

Trên đây là nhưng bệnh lý bạn có thể gặp phải khi bị đau lưng dưới. Dù là mắc bệnh gì thì tình trạng này cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho người bệnh. Do đó, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường, hãy đi khám để được điều trị sớm. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm do các chứng bệnh trên gây ra.

Tin bài nên đọc

Các nguyên nhân gây đau thắt lưng bạn nên biết để phòng tránh

Đau thắt lưng là tình trạng thường gặp ở những người trẻ và người cao tuổi. Đau thắt lưng có...

Cách làm món ăn chữa đau lưng nhức mỏi không hề khó

Để trị đau lưng, không nhất thiết lúc nào bạn cũng phải dùng thuốc. Những món ăn chữa đau lưng...

Châm cứu chữa đau lưng

Liệu châm cứu chữa đau lưng có hiệu quả không?

Một số tài liệu y khoa khẳng định rằng, châm cứu chữa đau lưng là phương pháp sử dụng kim...

Đau lưng giữa và những điều bạn nên biết để khắc phục

Rất nhiều bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng đau lưng giữa làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức...

Tìm hiểu về bệnh đau lưng mỏi gối và cách điều trị

Bị đau lưng mỏi gối do nguyên nhân nào? Làm thế nào để đối phó?

Đau lưng mỏi gối có thể là do ít vận động, vận động quá sức, chấn thương, hoạt động tình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.