Đau khớp gối là bị bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đau khớp gối có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm về cơ xương khớp mà bạn cần cảnh giác. Trang bị những kiến thức về chứng đau khớp gối sẽ giúp bạn chủ động hơn trong điều trị, tránh những vấn đề nguy hiểm phát sinh.

đau khớp gối là bệnh gì
Đau khớp gối có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm cần cảnh giác

Đau khớp gối là bị bệnh gì?

Nếu thường xuyên bị đau đầu gối, rất có thể bạn đang sống chung với một số bệnh lý về cơ xương khớp dưới đây.

1. Viêm khớp nhiễm khuẩn

Đôi khi, khớp gối của bạn có thể bị sưng và đau nhức do nhiễm trùng trong khớp. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn.

Bệnh lý này sẽ khởi phát khi khớp bị vi khuẩn xâm nhập. Bạn rất dễ mắc bệnh khi đang bị sốt.

2. Thoái hóa khớp gối

Bệnh lý này hình thành khi các sụn khớp bị bào mòn dẫn tới nứt hoặc mất dần. Điều này dẫn tới các đầu xương ma sát vào nhau trong quá trình vận động.

Chính vì thế mà người bệnh thường cảm thấy đau nhức đầu gối khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Tình trạng đau nhức trở nên dữ dội hơn khi bạn di chuyển hay đứng lên ngồi xuống.

3. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng rối loạn tự miễn mãn tính có thể gây ảnh hưởng đến nhiều khớp trên cơ thể, trong đó có khớp gối.

Khi bạn bị đau cả hai bên khớp gối kèm theo triệu chứng sưng thì có thể bạn đang sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp. Cần sớm thăm khám và điều trị bởi đây là bệnh diễn biến phức tạp tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

4. Viêm khớp gối

Viêm khớp gối là bệnh lý thường gặp về xương khớp. Bệnh xuất hiện do lớp sụn khớp bị hư tổn khiến các gai xương hình thành.

Viêm khớp gối gây ra các phản ứng viêm khiến khớp gối bị sưng và đau nhức. Nhiều trường hợp bạn vẫn có thể bị đau ngay cả khi không vận động. Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng đau đầu gối, bạn hãy cảnh giác với bệnh lý này.

viêm khớp gối
Bệnh viêm khớp gối sẽ khiến triệu chứng đau đầu gối xuất hiện thường xuyên

5. Bệnh Gout

Là một dạng viêm khớp phát sinh khi các tinh thể axit uric tích tụ bên trong khớp. Thông thường bệnh gout sẽ ảnh hưởng đến những khớp nhỏ như khớp ngón tay hay ngón chân. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng có thể để lại triệu chứng ở khớp gối.

Thận trọng với bệnh lý này khi bạn bị đau nhức khớp gối kèm theo biểu hiện sưng đỏ. Tình trạng đau nhức thường dữ dội hơn khi bạn thu nạp nhiều thực phẩm giàu purin.

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ đau khớp gối

Bên cạnh các bệnh lý xương khớp, một số yếu tố sau đây cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau khớp gối. Một số vấn đề trong đó còn khiến cho triệu chứng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.

1. Tuổi tác

Tuổi tác là một trong những kẻ thù của hệ thống xương khớp. Đi kèm với nó là tình trạng lão hóa khiến nguy cơ mắc các bệnh lý về cơ xương khớp tăng lên.

Khớp gối là khớp lớn của cơ thể, phải vận động nhiều trong mọi hoạt động của con người. Khi khớp bị suy yếu thì đau nhức là hiện tượng dễ gặp nếu bạn vận động quá sức.

2. Trọng lượng cơ thể

Một cơ thể quá khổ thường tạo ra rất nhiều áp lực cho hệ thống xương khớp, nhất là khớp gối và cột sống. Chính vì thế mà những người béo phì thường có nguy cơ bị đau khớp gối cao hơn so với những người có thân hình thon gọn.

Bên cạnh đó, những áp lực mà cân nặng tạo ra còn thúc đẩy quá trình phá vỡ sụn khớp. Điều này tạo cơ hội cho nhiều bệnh lý xương khớp khởi phát.

bị đau khớp gối
Béo phì là một nguyên nhân khiến nguy cơ đau khớp gối tăng lên

3. Các chấn thương

Các chấn thương ở đầu gối cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau khớp gối thường xuyên. Dù có thể đã được chữa lành nhưng một số chấn thương có thể khiến khớp gối dễ bị tái tổn thương sau đó.

  • Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL)
  • Gãy xương
  • Viêm gân bánh chè

4. Vận động mạnh

Vận động quá sức cũng sẽ khiến cho đầu gối của bạn dễ nhức mỏi. Nó còn khiến khớp gối yếu dần đi, đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

Một số bộ môn thể thao cũng dễ gây áp lực cho khớp gối của bạn như:

  • Trượt tuyết
  • Chơi bóng rổ
  • Điền kinh
  • Bóng đá

Chẩn đoán tình trạng đau khớp gối

Việc chẩn đoán tình trạng đau khớp gối sẽ được thực hiện nhằm mục đích xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng bằng cách:

  • Kiểm tra các triệu chứng: sưng, đau, nhức mỏi
  • Quan sát xem bạn có bước đi khập khiễng hay không?
  • Kéo khớp để quan sát sự thay đổi của khớp về mặt cấu trúc

Trong một số trường hợp, một số xét nghiệm có thể sẽ được bác sĩ chỉ định:

  • Chụp X-quang: Dựa vào hình ảnh từ tia X, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp hay tình trạng gãy xương.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Sẽ cho hình ảnh rõ ràng hơn nếu hình ảnh tia X không giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác. Đặc biệt, CT scan có thể giúp bác sĩ xác định được bệnh gout ngay cả trong trường hợp khớp không bị viêm.
  • Siêu âm: Sử dụng sóng âm thanh để cho hình ảnh thực của cấu trúc mô mềm cả bên trong và xung quanh khớp gối.
  • Chụp cộng hưởng từ: Rất hữu ích trong việc phát hiện các chấn thường ở mô mềm như gân, dây chằng, cơ và sụn nhờ hình ảnh 3D bên trong đầu gối.

Điều trị đau khớp gối như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và biểu hiện nặng, nhẹ của triệu chứng mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị đau khớp gối phù hợp. Sau đây là một số phương pháp điều trị đau khớp gối được áp dụng phổ biến

1. Sử dụng thuốc Tây

Thuốc chống viêm không steroid là nhóm thuốc kê toa được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị đau đầu gối. Các loại thuộc của nhóm này đặc biệt phù hợp với vấn đề đau đầu gối do viêm khớp, viêm gân hay viêm bao hoạt dịch gây nên.

thuốc điều trị đau khớp gối
Một số thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid thường được chỉ định trong điều trị đau khớp gối

Bên cạnh đó, một số loại thuốc giảm đau khác cũng có thể được bác sĩ chỉ định:

Ngoài ra, một số loại thuốc tiêm cũng có thể được dùng để giảm các triệu chứng đau nhức:

  • Corticosteroid: Tiêm thuốc corticosteroid vào khớp gối có thể giúp giảm đau và giảm triệu chứng viêm khớp khởi phát. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp đau khớp gối nào thuốc corticosteroid cũng phù hợp.
  • Axit hyaluronic: Có tác dụng bôi trơn khớp để giảm đau và cải thiện chức năng vận động. Tác dụng của axit hyaluronic có thể kéo dài đến 6 tháng.
  • Huyết tương giàu tiểu cầu: Khi được tiêm vào khớp gối sẽ phát huy tác dụng giảm viêm. Mũi tiêm này có tác dụng tốt hơn khi bị đau đầu gối do bong gân, rách gân hay chấn thương.

2. Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định trong một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Viêm khớp gối không đáp ứng việc điều trị nội khoa
  • Chấn thương dây chằng chéo cả trước và sau
  • Khớp gối bị nhiễm trùng cần phẫu thuật dẫn lưu
  • Một số trường hợp gãy xương đầu gối

Trước khi chỉ định phẫu thuật, bác sĩ sẽ phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Bởi cả trong và sau phẫu thuật, người bệnh đều có thể gặp phải các rủi ro.

điều trị đau khớp gối
Trong một số trường hợp, phương pháp phẫu thuật sẽ được cân nhắc để điều trị đau khớp gối

Tùy thuộc vào hiện trạng mà người bệnh đang gặp phải, bác sĩ có thể chọn các phương án phẫu thuật sau đây:

  • Phẫu thuật nội soi khớp: Có thể giúp loại bỏ hay sửa chữa sụn khớp bị hư hỏng và tái tạo lại dây chằng bị rách.
  • Thay khớp gối bán phần: Thay thế phần bị tổn thương nhiều nhất ở khớp gối bằng các bộ phận bằng kim loại hay nhựa y tế.
  • Thay toàn bộ khớp gối: Thay thế toàn khớp gối bằng một loại khớp nhân tạo có thể làm bằng hợp kim, polymer hay nhựa cao cấp.

XEM THÊM: Mổ thoái hóa khớp gối – Lợi ích và rủi ro

3. Các phương pháp hỗ trợ khác

Một số biện pháp tự chăm sóc sau cũng sẽ giúp bạn giảm triệu chứng đau đầu gối rất hiệu nghiệm:

  • Chườm đá: Nhiệt độ lạnh có thể giúp khớp gối của bạn bớt sưng và giảm đau. Tuy nhiên, đừng chườm quá 20 phút mỗi lần để tránh tổn thương da và dây thần kinh. Việc chườm đá chỉ nên áp dụng khi xuất hiện triệu chứng sưng.
  • Chườm nóng: Nhiệt độ cao có thể khiến cho các cơ được giãn ra, làm cho đầu gối của bạn bớt đau và thư giãn hơn. Một gói nhiệt hay chai nước nóng chườm lên đầu gối là giải pháp giảm đau tốt cho bạn.
  • Nghỉ ngơi: Sẽ giúp giảm đáng kể áp lực cho khớp gối của bạn. Nhất là khi bạn gặp các chấn thương, nghỉ ngơi vài ngày là cần thiết để sớm khắc phục tình trạng đang gặp phải.

Tốt nhất khi phát hiện các triệu chứng đau nhức hay sưng khớp đầu gối, bạn nên sớm thăm khám để có biện pháp khắc phục kịp thời. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề nguy hiểm gây hại cho cơ thể.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

ĐỌC NGAY

Điều trị đau thần kinh tọa bằng tây y bao gồm các phương pháp nào?

Những phương pháp điều trị đau thần kinh tọa bằng tây y

Điều trị đau thần kinh tọa bằng tây y bao gồm các phương pháp như dùng thuốc tây, phẫu thuật......

Thuốc Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp là gì?

Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp – Điều cần biết

Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp có hiệu quả không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm...

đau thần kinh tọa và quan hệ tình dục

Đau thần kinh tọa có quan hệ được không bác sĩ?

Đau thần kinh tọa là một bệnh lý thường gặp về xương khớp ở người trên 50 tuổi. Căn bệnh...

Vì sao bị đau lưng bên phải, trái gần mông? Cần làm gì?

Theo thống kê có đến 80% bệnh nhân mắc bệnh đau lưng ở bên phải, trái gần mông. Với bệnh...

bài tập thể dục cho người bị thoái hóa cột sống

Hướng dẫn cách tập thể dục khi bị thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên trong những năm gần đây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *