Những kỹ thuật mới trong phẫu thuật thay khớp háng
Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, phẫu thuật thay khớp háng đã có nhiều bước tiến lớn. Tiến bộ y học kỹ thuật trong những năm gần đây không chỉ giúp cho việc phẫu thuật ít gặp phải biến chứng mà còn tạo điều kiện cho bệnh nhân có thời gian phục hồi tốt hơn.
Vài nét về phẫu thuật thay khớp háng
Phẫu thuật thay khớp háng là một trong những hướng điều trị giúp cải thiện các vấn đề về xương khớp có liên quan trực tiếp đến hệ thống khớp háng. Đây là một trong những khớp quan trọng, phức tạp, nằm sâu bên trong cơ thể. Cấu tạo của hệ thống khớp háng gồm có:
- Chỏm xương đùi.
- Ổ chảo của khung chậu.
- Các dây chằng khớp háng.
- Tổn thương tại vùng sụn khớp.
- Một số tổn thương khác quanh khớp háng.
Những vấn đề thường gặp ở khớp háng cần áp dụng phẫu thuật thay khớp bao gồm:
- Tình trạng hoại tử chỏm xương đùi thường ảnh hưởng đến khớp háng gây đau, ảnh hưởng đến việc di chuyển. Đây là một trong những tổn thương nặng khiến cho khớp không thể phục hồi. Đối với dạng tổn thương này, thay thế khớp được xem là biện pháp duy nhất để giúp cải thiện tình trạng thương tổn.
- Thoái hóa khớp háng cũng là một trong những bệnh gây đau, thương tổn các khớp. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở người cao tuổi, những người thường xuyên vận động các khớp với cường độ cao. Tùy theo mức độ thoái hóa khớp mà hướng điều trị cũng khác nhau. Trong đó, phẫu thuật là giải pháp để điều trị đối với những trường hợp thương tổn nặng, không thể phục hồi.
- Bong sụn viền khớp háng cũng là một tổn thương khá nặng thường gặp ở chấn thương thể thao của cả người trẻ tuổi và người cao tuổi. Tùy theo mức độ thương tổn mà có thể được điều trị bằng các biện pháp khác nhau. Nếu thương tổn quá nặng, bệnh nhân có thể phải tiến hành thay khớp háng.
Những kỹ thuật mới trong phẫu thuật thay khớp háng
Hiện tại, có hai kỹ thuật tiên tiến thường được áp dụng trong thay khớp háng được đánh giá cao và áp dụng phổ biến ở nhiều bệnh viện lớn, bao gồm:
- Kỹ thuật thay khớp háng toàn phần: kiểu omnifit và ceramic.
- Phẫu thuật thay khớp háng bán phần: hay gọi là thay pibolar (có xi và không xi).
1. Thay khớp háng toàn phần
Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần là một trong những phẫu thuật được áp dụng để loại bỏ toàn bộ khớp háng bị thương tổn, sụn khớp bị hư hại, các vùng bị hoạt tử và thay thế bằng một hệ thống khớp nhân tạo khác đầy đủ các bộ phận như khớp thật. Tác dụng chính của việc thay thế khớp háng toàn phần nhằm đảm nhiệm các hoạt động, vận động bình thường của khớp.
Khớp háng bình thường có hình dạng chỏm hình cầu tương ứng với một ổ khớp hình cái chén, bao bọc vừa với chỏm khớp háng. Khi gặp phải những tổn thương không thể hồi phục, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thay khớp háng toàn phần với các bước thực hiện bao gồm:
- Tiến hành đánh giá ban đầu và các biện pháp gây tê, gây mê.
- Cắt bỏ vùng chỏm xương đùi và ổ khớp bị hư hại, thương tổn.
- Tiến hành thay thế vào ổ khớp và chỏm xương đùi cũ bằng ổ khớp, một cái chui để cắm vào thân xương đùi, chỏm xương đùi nhân tạo.
- Thông thường, chỏm xương đùi và ổ khớp nhân tạo có thể được làm từ chất liệu hợp kim không rỉ hoặc làm bằng chất liệu gốm sứ. Một số trường hợp bệnh nhân kích ứng với kim loại có thể sử dụng vật liệu nhựa tổng hợp.
- Khi tiến hành gắn kết giữa phần xương đùi với phần chỏm xương đùi, bệnh nhân có thể được thực hiện ráp nối nhờ xi măng, tuy nhiên đôi khi không cần xi măng.
- Quá trình thay khớp nhân tạo nếu thực hiện đúng cách, tương thích với bệnh nhân có thể đem đến nhiều lợi ích như: tạo thuận lợi cho các hoạt động hằng ngày trong đời sống như đi đứng chạy nhảy.
- Việc thay khớp háng cũng giúp làm cho bệnh nhân hết đau do những tổn thương trên nền khớp cũ gây ra.
Việc phẫu thuật thay thế khớp háng toàn phần cần phải được thực hiện tại những phòng mổ được trang bị các thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn cần thiết, có độ chính xác cao do đây là một trong những kỹ thuật phức tạp. Do đó những tiêu chuẩn trong kỹ thuật rất quan trọng khi thực hiện các phẫu thuật thay thế khớp háng toàn phần.
2. Thay khớp háng bán phần
Thay khớp háng bán phần thường được tiến hành đối với một trong hai phần: phần chỏm thuộc xương đùi hoặc phần ổ cối tại xương chậu. Nếu tổn thương tại khớp háng xảy ra tại một trong hai phần kể trên thì bác sĩ có thể chỉ định chỉ thay thế phần khớp háng bị tổn thương và giữ lại phần không bị thương tổn, không cần thay toàn bộ như phẫu thuật thay khớp háng toàn phần.
Các bước thay khớp háng bán phần bao gồm:
- Áp dụng các biện pháp đánh giá trước khi phẫu thuật, tiến hành các biện pháp gây tê hoặc gây mê.
- Bác sĩ tiến hành rạch da tại vị trí thương tổn, để lộ vùng xương háng bị gãy.
- Tiến hành cắt lấy chỏm xương đùi bị thương tổn, hư hại của bệnh nhân, giữ lại các vị trí còn nguyên vẹn.
- Thực hiện thay khớp háng bán phần nhân tạo có sử dụng xi măng hoặc không sử dụng xi măng.
- Sau khi thực hiện, các bác sĩ tiến hành đặt lại khớp sau đó đóng lại vết mổ.
Đặc điểm kỹ thuật:
Trong điều trị thay thế khớp háng toàn phần, khớp háng bán phần, có một số đặc điểm cần lưu ý như:
- Sản phẩm ổ khớp, chỏm xương đùi nhân tạo tùy theo chất liệu mà có thời gian sử dụng trong khoảng 10 năm cho đến 20 năm. Sau thời gian này, bệnh nhân cần được thăm khám lại và đánh giá độ bền của vật liệu thay thế để quyết định có cần thay thế khớp nhân tạo mới hay không.
- Góc của sản phẩm thay thế cần đạt được các góc độ tương tự như kết cấu thật của bộ phận cơ thể người (kết cấu khoảng 132 độ).
- Phương thức liên kết của sản phẩm ổ khớp, chỏm xương đùi nhân tạo là tỳ vào phần trên của đầu xương được phủ một lớp chất liệu giúp gắn kết chặt vào xương.
ĐỌC NGAY: Hiểu hơn về kỹ thuật thay khớp háng nhân tạo bán phần và toàn phần
3. Phẫu thuật khớp dưới sự hỗ trợ của robot
Ứng dụng phẫu thuật khớp dưới sự hỗ trợ của robot được xem là một trong những phẫu thuật tiên tiến nhất cho đến thời điểm hiện nay. Về cơ bản, phẫu thuật vẫn tuân thủ quy trình phẫu thuật khớp trước đây, kết hợp với sự trợ giúp của hệ thống robot phẫu thuật để giúp đem lại những ưu điểm vượt trội so với phẫu thuật truyền thống như:
- Giúp xâm lấn tối thiểu tại vị trí cần phẫu thuật.
- Đem đến độ chính xác cao tại vị trí phẫu thuật, hạn chế sai sót.
- Kéo giảm nguy cơ tai biến sau phẫu thuật và giúp cho bệnh nhân mau hồi phục, sớm lành vết thương.
- Mang lại hiệu quả cao hơn trong điều trị, đem đến sự an toàn cao hơn cho bệnh nhân.
- Giúp bệnh nhân hạn chế tình trạng chảy máu diện rộng, ít mất máu, giảm đau tại vị trí phẫu thuật.
Tuy nhiên, ứng dụng robot trong phẫu thuật khớp háng cần thận trọng. Không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng cần được sàng lọc bệnh lý và phân loại những bệnh nhân mắc các bệnh lý khác, không đảm bảo an toàn trong điều trị bằng phẫu thuật. Ngoài ra, do phẫu thuật thay khớp háng bằng robot là một kỹ thuật còn mới nên hiện tại vẫn chưa có nhiều cơ sở, đơn vị y tế có thể tiến hành phẫu thuật này còn khá ít.
4. Phẫu thuật nội soi khớp háng
Phương pháp mổ mở truyền thống vốn có nhiều nhược điểm như có khả năng cao gây tổn thương những vùng xung quanh háng, đặc biệt là cấu trúc thần kinh, mạch máu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến bệnh nhân gặp nhiều đau đớn sau mổ. Đồng thời, mổ mở cần phải cắt rộng gân cơ để lộ khớp nên thời gian hồi phục cũng tương đối lâu.
Phẫu thuật nội soi khớp háng là một trong những giải pháp giúp hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân. Thiết bị nội soi có thể giúp cho bác sĩ phẫu thuật chỉ cần rạch da với một đường nhỏ vừa phải, đủ để thực hiện. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu các biến chứng sau phẫu thuật mà còn giúp cho khả năng phục hồi của bệnh nhân tối ưu hơn.
Một số nguy cơ sau phẫu thuật khớp háng
Sau khi phẫu thuật thay khớp háng, bệnh nhân có thể gặp phải một số ảnh hưởng không mong muốn sau điều trị. Mặc dù các phương pháp phẫu thuật hiện đại đã giảm đáng kể nguy cơ biến chứng nhưng cũng có thể để lại những ảnh hưởng như:
Xuất hiện cục máu đông
Sự hình thành cục máu đông là một trong những vấn đề có thể xuất hiện sau phẫu thuật, trong đó có phẫu thuật thay khớp háng. Những cục máu đông có thể hình thành sau phẫu thuật bên trong mạch máu của bệnh nhân.
Sử dụng thuốc chống đông máu cho bệnh nhân trong và sau phẫu thuật có thể giúp ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể hướng dẫn thêm các biện pháp tăng áp lực dòng chảy của tĩnh mạch.
Nhiễm trùng vết mổ
Với bất kỳ phẫu thuật nào cũng có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau khi thực hiện. Vị trí nhiễm trùng có thể xuất hiện ngay trên vết mổ hoặc xảy ra nhiễm trùng bên trong xương tại vị trí đã loại bỏ khớp cũ và cấy ghép khớp háng mới nhân tạo.
Có nhiều mức độ nhiễm trùng sau khi phẫu thuật. Trong đó, phần lớn những trường hợp nhiễm trùng đều có thể tiến hành điều trị cho bệnh nhân bằng các loại kháng sinh khác nhau. Tuy nhiên nếu xảy ra nhiễm trùng nặng tại vị trí cấy ghép do không tương thích với vật cấy ghép, bệnh nhân có thể phải mổ để lấy vật cấy ghép ra ngoài.
Toác tại vị trí cấy ghép, gãy xương đùi
Trong và sau thời điểm tiến hành phẫu thuật thay khớp háng, phần xương lành của bệnh nhân có thể gặp phải những tổn thương không mong muốn. Đặc biệt là tình trạng bị gãy hay toác rộng vết thương.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng toác vị trí ghép, gãy xương đùi mà sẽ có những hướng điều trị phù hợp. Đối với những tổn thương nhỏ, các vết nứt gãy có thể tự lành sau một thời gian nghỉ ngơi, bổ sung thêm các loại thuốc, dinh dưỡng,… Trong trường hợp vết thương toác rộng hoặc xuất hiện các vết gãy lớn thì bác sĩ có thể tiến hành một số can thiệp bên ngoài. Phổ biến nhất là các biện pháp:
- Sử dụng các loại dây thép néo ép vào vị trí thương tổn.
- Bắt vít vào vị trí vết thương bị ảnh hưởng.
- Tiến hành thực hiện biện pháp ghép xương.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
THAM KHẢO THÊM
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!