Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị khoa học

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Theo các báo cáo y khoa, thoái hóa khớp gối đang là căn bệnh phổ biến, chiếm khoảng 13% dân số trên toàn thế giới. Thoái hóa khớp gối thường diễn tiến âm thầm và có nguy cơ để lại biến chứng rất cao. Dưới đây là tổng quan về bệnh thoái hóa khớp gối và cách điều trị khoa học.

Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả năng vận động

Bệnh thoái hóa khớp gối thường có biểu hiện âm thầm nên rất ít khi được quan tâm. Thông thường, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như đau mặt trước khớp gối, xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi vận động đầu gối,… Tuy nhiên, những biểu hiện này không quá đặc trưng nên bệnh nhân thường chủ quan.

Thoái hóa khớp đầu gối kéo theo các nguy cơ nghiêm trọng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống, hạn chế vận động và nghiêm trọng hơn là dẫn đến tàn phế.

Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Khớp gối là điểm tiếp giáp giữa 3 xương đó là: Đầu trên của xương chày, mặt sau của xương bánh chè và đầu dưới của xương đùi, được bao phủ bởi một lớp sụn. Vai trò của khớp đầu gối rất quan trọng đó là chịu áp lực từ các bộ phận bên trên cơ thể và đây cũng là vị trí khớp có chức năng vận động nhiều nhất, vì vậy nó rất dễ bị thoái hóa.

Thoái hóa khớp gối là những tổn thương xảy ra đầu tiên từ bề mặt sụn khớp sau đó đến các vị trí xung quanh. Theo thời gian, các đầu sụn bị bào mòn, trở nên mất tính đàn hồi, thô hơn và không thể bảo vệ được các đầu xương. Do đó, những biến đổi ở bề mặt khớp hay làm tăng sự lắng đọng canxi hình thành các gai xương là điều không thể nào tránh khỏi. Lâu dần, chúng tạo nên các biến dạng khớp, làm tổn thương khớp nghiêm trọng.

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối rất đa dạng, có thể bắt nguồn từ một số yếu tố sau:

  • Lão hóa tự nhiên: Sau độ tuổi trưởng thành, khả năng sinh sản và tự tái tạo của tế bào sụn dần mất đi. Cho nên, khi tuổi tác càng cao, quá trình tự tổng hợp của sụn bị suy giảm mạnh.
  • Chấn thương khớp đầu gối: Vận động mạnh, tai nạn, chơi thể thao quá sức là tác nhân khiến cho khớp đầu gối bị tổn thương. Đặc biệt, vùng xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, dây chằng là vị trí chịu ảnh hưởng trực tiếp. Nếu bệnh nhân không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ dẫn đến lệch trục khớp, thoái hóa đầu gối,…
  • Lười vận động: Không thường xuyên thể dục, vận động các cơ sẽ bị lỏng lẻo và cấu trúc khớp, cơ xương, gân, dây chằng cũng trở nên lệch lạc, thiếu linh hoạt. Nếu vận động cơ thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ phát triển thoái hóa khớp gối đến 30%.
  • Vận động quá sức: Lao động nặng, chơi thể thao với cường độ cao hoặc luyện tập quá sức có thể dẫn đến thoái hóa khớp gối nhanh hơn gấp 3 lần so với thông thường.
  • Không kiểm soát được cân nặng: Các nghiên cứu chuyên khoa đã chỉ ra rằng, nếu trọng lượng cơ thể tăng 0.45 kg thì khớp gối phải chịu thêm áp lực khoảng 1.5 kg và 4.5 kg khi chạy. Trọng lượng dư thừa tạo áp lực lên 2 đầu gối khiến cho sụn khớp nhanh hao mòn và lão hóa dần theo thời gian. Dựa trên số liệu khảo sát được, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ cũng đã phân tích, phụ nữ trên 40 tuổi bị thừa cân, béo phì có khả năng bị thoái hóa cao hơn người bình thường gấp 6 lần. Những người béo phì chỉ cần giảm 5 kg sẽ làm giảm nguy cơ viêm khớp và thoái hóa khớp gối đến một nửa.
  • Lạm dụng thuốc có chứa corticoid: Các nhóm thuốc có chứa corticoid phải kể đến thuốc kháng sinh, thuốc điều trị dị ứng và ức chế hệ miễn dịch. Nếu sử dụng corticoid không đúng cách sẽ làm tăng khả năng thoái hóa khớp.
  • Hệ miễn dịch phá hủy: Vốn dĩ, sụn khớp không được nuôi dưỡng từ các mạch máu mà là dịch khớp, thay vì bảo vệ cơ thể tự sản sinh cơ chế hủy hoại sụn khớp khắp nơi khi gặp các tác nhân kích động, bất kể đó là sụn hư hay sụn khỏe. Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể.
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Ăn uống không đủ chất khiến cho túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn. Bên cạnh đó, việc thường xuyên tiếp xúc với bia rượu, thuốc lá có thể khiến cho sụn khớp bị phá hủy nghiêm trọng hơn.
  • Giới tính: Theo một số thống kê, phụ nữ trung niên từ 55 tuổi trở lên thường có xu hướng mắc bệnh viêm và thoái hóa khớp cao hơn nam giới. Bởi vì phần dây chằng trước của khớp gối phụ nữ yếu hơn. Thêm nữa, phụ nữ thường có thói quen đi giày cao gót, điều này gây áp lực trực tiếp lên các sụn và tạo điều kiện cho thoái hóa khớp phát triển mạnh hơn.
  • Bệnh lý khác: Ngoài những nguyên nhân trên thì thoái hóa khớp gối còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như gout, tiểu đường, hội chứng rối loạn chuyển hóa, viêm khớp dạng thấp, bàn chân bẹt,…

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối

Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối không đặc trưng nên thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp khác. Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, bác sĩ thường theo dõi diễn biến của bệnh thông qua việc thăm khám khớp gối và chỉ ra các biểu hiện cơ bản như sau:

Triệu chứng thoái hóa khớp gối
Triệu chứng thoái hóa khớp gối được biểu hiện qua từng giai đoạn
  • Giai đoạn khởi phát: Xuất hiện cơn đau ở mặt trước và mặt trong khớp gối, đồng thời có tiếng chuyển động lạo xạo của khớp gối khi co hoặc duỗi. Cơn đau thoáng qua và biểu hiện rất mơ hồ nên hầu như người bệnh đều chủ quan.
  • Giai đoạn giữa: Cơn đau tăng khi người bệnh vận động, đặc biệt là khi chuyển tư thế đột ngột, lên xuống cầu thang, đi lại nhiều,… Cơn đau giảm lúc nghỉ ngơi. Buổi sáng hoặc ngồi lâu sẽ xuất hiện hiện tượng cứng khớp kéo dài khoảng 30 phút hoặc ít hơn. Hầu hết, bệnh nhân đều không đi khám ngay mà chỉ tự ý sử dụng kháng viêm, giảm đau tại nhà.
  • Giai đoạn tổn thương: Đứng lên, ngồi xuống, di chuyển qua lại cực kỳ khó khăn. Bệnh nhân cũng không thể lên xuống cầu thang do dịch khớp đã khô quá mức nghiêm trọng. Khớp đầu gối phát ra tiếng kêu khi đứng lên, ngồi xuống.

Ấn vào khớp gối có cảm giác sưng, đau. Ngoài ra, khớp cũng có biểu hiện sưng to do tràn dịch, mọc chòi xương hoặc có khối u vùng mặt sau của khớp.

Giải đápThoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không? Chuyên gia nói gì ?

Khám, chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Để chẩn đoán chính xác giai đoạn thoái hóa khớp gối, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số chỉ định sau:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang phản ánh được tình trạng hẹp khe khớp, mọc gai ở xương bánh chè và thân xương, hiện tượng vôi hóa ở gân khoeo sau hoặc làm tăng sự phát triển xương dưới sụn.
  • Siêu âm khớp: Nhằm phát hiện các tổn thương hẹp khe khớp, tràn dịch khớp, gai xương hoặc đánh giá độ dày của sụn khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Phản ánh tình trạng khớp gối trong không gian 3 chiều, nhằm phát hiện tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp, dây chằng,…
  • Nội soi khớp: Giúp quan sát trực tiếp và đánh giá mức độ thoái hóa, phân biệt các bệnh lý về xương khớp rõ ràng.
  • Xét nghiệm máu và sinh hóa, xét nghiệm dịch khớp để kiểm tra dịch nhầy, bạch cầu,…

Giải pháp cải thiện thoái hóa khớp gối tại nhà

Bên cạnh việc điều trị thoái hóa khớp gối, các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên có thói quen sinh hoạt lành mạnh và có những giải pháp hiện thời như sau:

Cải thiện chất lượng cuộc sống:

Thay vì dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, bạn có thể phân chia thời gian để đi bộ, nghe nhạc, đạp xe, trồng cây, đọc sách, đi bơi hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng để thư giãn các cơ và khớp. Các câu lạc bộ aerobic, bơi lội rất phù hợp để bạn thư giãn sau thời gian làm việc mệt nhọc.

Duy trì cân nặng mức tương đối:

Nói rõ ra, cân nặng đóng vai trò rất quan trọng đối với xương khớp, đặc biệt là với khớp đầu gối. Tuy nhiên làm thế nào để duy trì mức cân nặng phù hợp? Hãy có chế độ ăn uống lành mạnh hơn với cơ thể bằng cách cung cấp thường xuyên các loại rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, cung cấp lượng thực phẩm giàu canxi và hạn chế tối đa thực phẩm giàu đạm động vật, thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt,… Không nên để cơ thể tăng cân một cách đột ngột vì nó vô cùng nguy hiểm đối với hệ xương khớp của chúng ta.

Cải thiện thoái hóa khớp gối
Cải thiện thoái hóa khớp gối bằng việc duy trì cân nặng ở mức ổn định

Bổ sung các loại vitamin thiết yếu:

Đa số bệnh nhân đều không tin các chất bổ sung đóng vai trò tối ưu trong việc kiểm soát các cơn đau do viêm khớp hoặc thoái hóa khớp. Mặc dù nó chỉ đóng vai trò cải thiện, nhưng nếu không sử dụng cân bằng, các chất bổ sung này có thể gây phản tác dụng.

  • Vitamin D đóng vai trò làm chắc xương và làm chậm các quá trình lão hóa. Bệnh nhân được khuyến khích cử dụng vitamin D theo liều lượng nhất định và để cho cơ thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng buổi sáng khoảng 15 phút.
  • Curcumin mang đặc tính kháng viêm mạnh, giúp làm giảm nhanh các cơn đau.
  • Dầu cá có chứa các hoạt chất như aspirin hoặc các NSAID với tác dụng làm dịu cơn đau. Tuy nhiên trên các thí nghiệm thực tế cho thấy, dầu cá có khả năng tương tác với nhiều nhóm thuốc kháng viêm. Vì vậy, hãy sử dụng chúng theo lời khuyên để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Glucosamine /chondroitin sulfate: Chondroitin Sulfate là chất bổ sung rất cần thiết đối với hệ xương khớp. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chondroitin sulfate có tác dụng hạn chế được những cơn đau nhưng lại không có khả năng tái tạo sụn khớp.

Đừng bỏ qua:cây thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối tại nhà cực hay

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Bệnh nhân thoái hóa khớp gối thường có biểu hiện sưng viêm niêm mạc khớp gối, gây đau đớn do các mạch máu nhỏ dưới sụn bị sưng lên. Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc loại bỏ có chọn lọc những mạch máu thừa này có thể làm giảm cơn đau tốt hơn.

Bác sĩ chuyên khoa dựa trên mức độ thoái hóa và thể trạng của bệnh nhân mà đưa ra giải pháp điều trị hoàn toàn khác nhau.

Dùng thuốc trị thoái hóa khớp gối

  • Sử dụng thuốc tiêm: Đa số bệnh nhân đều tỏ ra khá ngần ngại với việc tiêm thuốc vì nó rất đau. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ trấn an tinh thần người bệnh và giải thích về những tác dụng của thuốc đối với tình trạng. Một số nhóm thuốc thường được chỉ định để tiêm đó là:
  • Cortisone hoặc steroid: Là nhóm thuốc kháng viêm mạnh được sử dụng trong các trường hợp cơn đau bùng phát đột ngột, đau dữ dội. Tác dụng của thuốc làm giảm nhanh cơn đau. Tuy nhiên, bệnh nhân nên trao đổi kỹ với bác sĩ về các tiềm năng tương tác thuốc hoặc có tiền sử dị ứng thuốc hoặc các nguy cơ có thể mắc phải. Bệnh nhân tiểu đường được khuyến cáo với cortisone SILL vì nó có thể làm cho đường huyết tăng.
  • Hyaluronic Acid: Hay còn được gọi là phương pháp tiêm gel, trong đó bao gồm một số loại thuốc như Synvisc, Orthovisc, Hyalgan,… Nhiều bệnh nhân lầm tưởng rằng đây là loại thuốc giúp bôi trơn sụn nhưng thực tế tác dụng của hyaluronic acid đó chính là cải thiện cơn đau. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể không phù hợp với một số tình huống, hãy trao đổi với bác sĩ về điều này trước khi tiêm.
  • Huyết tương giàu tiểu cầu hoặc PRP: Các tài liệu y khoa cho rằng đây là phương pháp có khả năng cải thiện cơn đau do thoái hóa rất đáng kể. Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao Hoa Kỳ đã chứng minh phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu hoặc PRP có khả năng làm chậm quá trình viêm xương khớp và ngăn chặn tình trạng lão hóa.

Xem chi tiết: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu – Quy trình, chi phí thực hiện

Tập thể dục điều độ

Thể dục thể thao đúng cách làm tăng sức đề kháng của cơ thể và giúp ngăn chặn các bệnh lý làm ảnh hưởng đến xương khớp. Các hoạt động tối thiểu mỗi người có thể thực hiện đó là chèo thuyền, đi bộ, bơi lội làm hạn chế các cơn đau khớp và cải thiện sức mạnh của đôi chân, bên cạnh đó cũng giúp cho tinh thần luôn thoải mái hơn.

Có một số bệnh nhân lo lắng việc vận động có thể khiến cho các triệu chứng đau nhức trở nên bùng phát mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết, nếu người bệnh cảm thấy quá đau đớn trong khi tập luyện thì có thể bạn đang luyện tập quá sức hoặc tập không đúng cách. Hãy thay đổi cách tập và có thời gian luyện tập phù hợp hơn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người vẫn hoạt động và tích cực tập thể dục có thể trì hoãn phẫu thuật do thoái hóa khớp gối.

Vật lý trị liệu

Hầu hết các bài tập trị liệu của bệnh nhân thoái hóa khớp gối đều có sự quan sát và hướng dẫn của bác sĩ. Vật lý trị liệu giúp trì hoãn cơn đau mà không có sự tác động của thuốc. Tuy nhiên, thời gian để vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối thường kéo dài và đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân rất cao.

Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối

Là giải pháp sau cùng để duy trì chức năng vận động của khớp đầu gối. Phương pháp này được áp dụng khi những phương pháp trên không có tác dụng duy trì.

Phẫu thuật thoái hóa khớp gối
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo
  • Nội soi: Phẫu thuật thoái hóa khớp gối bằng phương pháp nội soi chỉ áp dụng cho một phạm vi hẹp. Mặc dù việc phẫu thuật nội soi làm giảm diện tích tổn thương và vị trí xâm lấn tại 1 điểm cố định nhưng hiệu quả của phương pháp này thường không cao. Các triệu chứng thoái hóa cũng chỉ giảm nhẹ chứ không dứt điểm hoàn toàn.
  • Cắt bỏ xương chày: Được áp dụng cho những bệnh nhân thoái hóa khớp gối một bên khi còn trẻ. Phương pháp này liên quan đến việc cắt bỏ phần xương chày và làm giảm áp lực cho đầu gối. Bác sĩ chuyên khoa sẽ trao đổi cụ thể với bệnh nhân về vấn đề này khi thăm khám trực tiếp.
  • Thay khớp gối: Là thủ tục duy nhất để dứt điểm các triệu chứng thoái hóa khớp gối trong thời gian ngắn mà không có bất cứ phương pháp nào có thể thay thế. Bệnh nhân được chỉ định thay khớp gối nhân tạo cần chuẩn bị sức khỏe thật tốt, tinh thần vững vàng và chấp nhận bất cứ rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật. Hãy cân nhắc kỹ trước khi tiến hành phẫu thuật thay khớp gối.

Các phương pháp trên được khuyến nghị với những trường hợp, độ tuổi và mức độ bệnh hoàn toàn khác nhau. Mỗi phương pháp đều mang lại ưu nhược điểm riêng, vì vậy đừng nên tự ý quyết định điều gì khi chưa cân nhắc kỹ lưỡng.

→ Lưu ý: Trước khi có ý định sử dụng thuốc hoặc chất bổ sung cho khớp, các bạn nên nhờ bác sĩ hướng dẫn nhằm tránh những tương tác thuốc hoặc các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa nhận được chỉ định cụ thể.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh thoái hóa khớp gối và một số phương pháp điều trị khoa học mà bạn đọc có thể tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị nào thay thế chỉ định của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin về các phương pháp vật lý trị liệu chữa đau đầu gối

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu chữa đau đầu gối tại nhà

Đau đầu gối là một trong những bệnh xương khớp thường gặp, nhất là ở những người lớn tuổi. Ngoài...

Những người bị thoái hóa khớp gối nên hạn chế đi bộ, chạy bộ

Lý do người bị thoái hóa khớp gối nên hạn chế đi bộ, chạy bộ nhiều

Những người bị thoái hóa khớp gối thường được các bác sĩ khuyên là nên vận động nhẹ nhàng, tập các...

Hiểu hơn về thoái hóa khớp gối nguyên phát và thứ phát

Dựa vào nguyên nhân gây tổn thương mô sụn có thể xác định được thoái hóa khớp gối nguyên phát...

Đau đầu gối là dấu hiệu đầu tiên của thoái hóa khớp gối

Người bị thoái hóa khớp gối phải tuyệt đối kiêng các thực phẩm sau

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh, những người bị thoái hóa khớp...

Bị thoái hóa khớp gối nên luyện tập thể dục thể thao đúng cách

Thoái hóa khớp là một trong những bệnh cơ xương khớp có thể gây ảnh hưởng xấu đến vận động...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *