Hội chứng cổ vai cánh tay là gì? Chẩn đoán, điều trị

Hội chứng cổ vai cánh tay có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến khả năng vận động, cũng như đời sống và sức khỏe của người bệnh nếu không được điều trị. Trường hợp bệnh chuyển biến nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vì sao gọi là hội chứng cổ vai cánh tay?

Hội chứng cổ vai cánh tay hay còn gọi là hội chứng vai cánh tay hay bệnh lý rễ tủy cổ. Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ các biểu hiện lâm sàng hình thành bởi những tổn thương tại đốt sống cổ hoặc dây thần kinh xung quanh. Theo đó, rễ thần kinh ở vị trí thứ 6, thứ 7 là hai vị trí chịu nhiều ảnh hưởng nhất.

Vì sao gọi là hội chứng cổ vai cánh tay?
Hội chứng cổ vai cánh tay là gì?

Khi xuất hiện, hội chứng gây ra một hoặc nhiều rối loạn ở các rễ thần kinh, dây thần kinh của tủy sống, cột sống cổ. Tình trạng này không có mối liên hệ nào với các bệnh lý viêm. Người bệnh lúc này sẽ có những biểu hiện lâm sàng như:

  • Đau vùng vai 
  • Đau vùng cổ
  • Đau một bên cánh tay

Bên cạnh đó, một số biểu hiện kèm theo như rối loạn vận động hoặc khiến người bệnh bị rối loạn cảm giác. Nguyên nhân là vì hội chứng nằm trên khu vực mà hệ thống cũng như rễ thần kinh cột sống cổ giữ nhiệm vụ chi phối, điều khiển.

Nguyên nhân gây ra hội chứng cổ vai cánh tay

Hội chứng cổ vai cánh tay xuất hiện do một số nguyên nhân như sau:

Thoái hóa đốt sống cổ

Theo thống kê, có khoảng 70% cho đến 80% người mắc phải bệnh lý rễ tủy cổ hay hội chứng cổ vai cánh tay từ việc đốt sống cổ bị thoái hóa. Bên cạnh đó, hiện tượng liên đốt khiến lỗ tiếp hợp thu hẹp, các khớp liên mỏm xuất hiện biểu hiện thoái hóa cũng là yếu tố khiến hội chứng này bùng phát. Trong thời gian người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ, rễ thần kinh cột sống cổ bị chèn ép trong lỗ tiếp hợp.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng cổ vai cánh tay còn do đĩa đệm đốt sống cổ bị thoát vị gây ra. Theo thống kê cho thấy, số người bệnh gặp phải tình trạng này là từ 20% cho đến 25%.

Nguyên nhân gây ra hội chứng cổ vai cánh tay
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ khiến khối thoát vị đề lên rễ thần kinh, cơ gây nên bệnh lý rễ tủy cổ

Khi đĩa đệm cột sống cổ bị thoát vị, nhân nhầy bên trong chảy ra ngoài. Chúng sẽ gây ảnh hưởng đến dây chằng dọc, rễ dây thần kinh bằng cách chèn ép lên trên. Chính vì điều này mà người bệnh xuất hiện các cơn đau nhức khó chịu, đồng thời cũng từ đó bệnh lý rễ tủy cổ hình thành.

Các nguyên nhân khác

Ngoài hai nguyên nhân “bệnh lý kéo theo bệnh lý” kể trên, tình trạng đau nhức vai, cổ, dài xuống cánh tay còn hình thành bởi các nguyên nhân như:

  • Bệnh loãng xương
  • Bệnh về cột sống
  • Do chấn thương, nhiễm khuẩn
  • Khối u ở cổ vai cánh tay
  • Đau thần kinh tọa

Và nhiều chứng bệnh về xương khớp khác cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý rễ tủy cổ.

Biểu hiện khi mắc hội chứng cổ vai cánh tay

Bệnh gây ra triệu chứng, biểu hiện nhận biết ở từng trường hợp bệnh nhân khác nhau. Theo đó, tùy vào nguyên nhân hình thành, vùng đang chịu tổn thương, mức độ tiến triển, giai đoạn bệnh mà người mắc hội chứng này sẽ có những biểu hiện cụ thể. Điển hình như:

Hội chứng cột sống cổ

Vị trí tổn thương nằm ở cột sống cổ, người bệnh sẽ gặp các biểu hiện:

  • Xuất hiện các cơn đau nhức ở khu vực cổ gáy. Bắt đầu từ những cơn đau âm ỉ, sau đó dần dữ dội hơn. Vào buổi sáng, thời điểm này người bệnh dễ dàng cảm nhận được chúng thông qua việc cơn đau xuất hiện đột ngột. 
  • Cơn đau càng trở nên nặng nề khi người bệnh khiêng vác nặng. Ngoài ra, khi thực hiện các chuyển động mạnh, người bệnh cũng cảm nhận thấy rõ rệt cơn đau tại vùng cổ.
  • Chính vì đau đớn nên người bệnh dần trở nên lười vận động, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Một số trường hợp người bệnh phải đối mặt với tình trạng vẹo cổ.
  • Sử dụng tay ấn vào khu vực cột sống ở thắt lưng, gáy người bệnh sẽ bị đau.

    Biểu hiện khi mắc hội chứng cổ vai cánh tay
    Tùy vào vị trí tổn thương mà người bệnh xuất hiện cơn đau và các triệu chứng khác nhau

Hội chứng rễ thần kinh

Rễ thần kinh bị chèn ép bởi các yếu tố bệnh lý kể trên sẽ khiến cho người bệnh gặp các triệu chứng rõ ràng như:

  • Khi mới khởi phát, khu vực vai gáy xuất hiện những cơn đau nhẹ. Sau một thời gian, người bệnh bắt đầu cảm nhận các cơn đau lan rộng ra hai bên vai, vùng chẩm. Ngoài ra, lúc này hai cánh tay, bàn tay cũng bắt đầu tê nhức, khó chịu.
  • Cơn đau dữ dội hơn khi người bệnh cố thực hiện một vài động tác như ngửa cổ, gập cổ, nghiêng đầu sang hai bên hoặc xoay đầu,…
  • Cơ thể gặp phải tình trạng rối loạn vận động, cơ yếu dần, một số bệnh nhân bị rối loạn cảm giác. Ngoài ra, theo nghiên cứu, bệnh nhân còn có biểu hiện kèm theo như khó chịu tại khu vực bị tổn thương, cảm giác như có kiến bò, rát bỏng, tê bì. Nhất là khu vực hai cánh tay, bàn tay và ở các ngón tay.
  • Sử dụng tay ấn vào vị trí lỗ tiếp hợp – cạnh sống sẽ cảm nhận rõ rệt cơn đau nhức âm ỉ.

Hội chứng tủy cổ

Tương tự như hai trường hợp trên, khi mắc phải hội chứng này người bệnh sẽ có những biểu hiện như:

  • Teo cơ, hai tay bị tê bì, vụng về, đi lại khó khăn.
  • Trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể bị rối loạn phản xạ, mất kiểm soát việc đại – tiểu tiện, liệt ngoại vi hai tay, tứ chi.

Một số biểu hiện khác

Bên cạnh những dấu hiệu tùy thuộc vào vị trí tổn thương, khi mắc hội chứng cổ vai cánh tay, người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như:

  • Mất cân bằng, giảm thị lực, chóng mặt thường xuyên, vùng chẩm bị đau, hoa mắt, tai ù, mệt mỏi cơ thể.
  • Rối loạn vận mạch khu vực chẩm vai, rối loạn thị giác,…
  • Ban đêm tiết nhiều mồ hôi, nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột, rét, run, cân nặng tụt giảm không lý do,…

    Biểu hiện khi mắc hội chứng cổ vai cánh tay
    Các triệu chứng của bệnh lý rễ tủy cổ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống

Khi nhận thấy những biểu hiện kể trên, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm. Mặc dù bệnh không phải là hội chứng phổ biến nhưng có tỷ lệ biến chứng cao nếu không kịp thời can thiệp khắc phục.

Hội chứng cổ vai cánh tay có nguy hiểm không?

Khi mắc phải hội chứng cổ vai cánh tay, người bệnh sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu kể trên. Tình trạng đau nhức, tê ngứa tay, hạn chế vận động khớp cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống. Chính vì điều này mà nhiều người rơi vào trạng thái lo âu, suy giảm chất lượng cuộc sống.

Trường hợp không được điều trị, về lâu dài bệnh có thể kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thậm chí, khi tiến triển sang giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng. Các biến chứng nặng nề có thể kể đến như hẹp ống sống cổ, liệt vĩnh viễn, thiếu máu não, đột quỵ, tủy bị chèn ép, tàn tật suốt đời,…

Chính vì mức độ nguy hại mà bệnh gây ra, chuyên gia trong ngành khuyến cáo bệnh nhân nên sớm thăm khám và điều trị. Tránh tình trạng biến chứng của bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Việc phát hiện kịp thời và có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, phòng tránh được nhiều nguy cơ.

Chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay

Người bệnh sẽ được thực hiện một số xét nghiệm, kiểm tra để chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay. Một số phương pháp có thể kể đến như:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X quang thường quy
  • Chụp cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính
  • Xạ hình xương, điện cơ

Thông qua đó, bác sĩ chuyên khoa có thể nhận định mức độ bệnh để đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp với từng đối tượng.

Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay

Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay tốt nhất tiến hành theo nguyên tắc kết hợp điều trị từ nguyên nhân cho đến khắc phục các triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và nhận định mức độ bệnh lý. Sau đó, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc cùng với thực hiện các liệu pháp nhằm phục hồi chức năng cho khu vực bị tổn thương. Cụ thể như sau:

Điều trị bệnh không sử dụng thuốc

Trường hợp người mắc hội chứng cổ vai cánh tay nhẹ, vẫn chưa cần thiết phải sử dụng thuốc. Khi đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh biện pháp khắc phục thông qua:

Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay
Vật lý trị liệu chữa đau nhức cổ vai cánh tay là biện pháp điều trị bệnh không cần sử dụng thuốc
  • Thay đổi những thói quen có hại trong cuộc sống, nhất là tư thế khi ngồi làm việc, sử dụng máy tính. Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp thực hiện xoa bóp, bấm huyệt. 
  • Nếu người bệnh gặp phải những cơn đau kéo dài không dứt hoặc cơn đau hình thành bởi những chấn thương, người bệnh sẽ được cố định cột sống bằng nẹp hoặc đai cổ mềm.
  • Thực hiện một số bài tập giúp cải thiện tình trạng cứng khớp, kém vận động. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đi lại thường xuyên, củ động hai cánh tay, cổ, vai.
  • Vật lý trị liệu là phương pháp hữu hiệu giúp người bệnh phục hồi chức năng tại khu vực tổn thương. Bệnh nhân tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trị liệu để việc trị liệu diễn ra suôn sẻ.

Sử dụng thuốc điều trị

Thông quá các biện pháp thăm khám, bác sĩ sẽ giúp người bệnh xác định tình trạng, nguyên nhân gây nên hội chứng cổ vai cánh tay. Một số loại thuốc được chỉ định sử dụng với từng trường hợp như:

Thuốc giảm đau: Người bệnh nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, một vài loại phổ biến:

  • Loại thông thường là paracetamol mỗi viên 0,5g đến 0,65g. Mỗi ngày uống 2 – 4 viên.
  • Thuốc kháng viêm non – steroid các loại như diclofenac, piroxicam, meloxicam,…
  • Thuốc dạng phối hợp được chỉ định sử dụng giữa paracetamol với codein/tramadol.

Thuốc giãn cơ: Trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng này kèm theo tình trạng cứng cơ sẽ được chỉ định sử dụng thuốc giúp giãn cơ. Một vài dạng thường gặp như: eperisone, tolperisone, mephenesin,…

Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay
Dựa theo tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc phù hợp

Thuốc khác: Ngoài hai loại kể trên, tùy theo tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định để người bệnh sử dụng loại phù hợp. Điển hình như thuốc giảm đau thần kinh, thuốc có tác dụng chống trầm cảm, corticosteroid,…

Thuốc tân dược mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ. Do đó, để đảm bảo quá trình điều trị an toàn, thuận lợi, người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tình trạng tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa được hướng dẫn.

Điều trị bằng biện pháp ngoại khoa

Hội chứng cổ vai cánh tay cũng giống như một số bệnh xương khớp khác. Nếu trường hợp người bệnh không còn đáp ứng điều trị bằng biện pháp nội khoa, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng biện pháp ngoại khoa để điều trị. 

Một số phương pháp có thể được tiến hành như phẫu thuật đĩa đệm để lấy nhân nhầy thoát vị, phẫu thuật khắc phục tình trạng chèn ép thần kinh,…Tuy nhiên, khi áp dụng các thủ thuật ngoại khoa, người bệnh cũng có nguy cơ gặp phải nguy cơ tiềm ẩn. Do đó, trước khi thực hiện, thông thường bác sĩ sẽ trao đổi cụ thể cũng như chỉ dẫn các biện pháp chăm sóc hậu phụ cho người thân và người bệnh.

Phòng ngừa nguy cơ mắc hội chứng cổ vai cánh tay

Hội chứng cổ vai cánh tay hay bệnh lý rễ tủy cổ nếu không được điều trị kịp thời và bằng biện pháp phù hợp có thể gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc chủ động phòng tránh bệnh sẽ giúp bạn tránh được các nguy cơ đối với sức khỏe. Dưới đây là một vài lưu ý dành cho bạn đọc:

  • Giữ tư thế ngồi đúng, lưng thẳng, phần đầu và cổ không nên để nghiêng vẹo. Tránh thực hiện các động tác ảnh hưởng đến khu vực đốt sống cổ. Nhất là các động tác như ưỡn – gập – nghiêng cổ sang hai bên, xoay cổ.
  • Trường hợp do tính chất công việc phải ngồi trong thời gian dài, bạn nên dành thời gian di chuyển, đi lại để máu huyết lưu thông, thay đổi tư thế khi làm việc,…Việc lưu thông máu là rất quan trọng nếu bạn muốn phòng ngừa bệnh lý rễ tủy cổ. Đồng thời, khi các bộ phận được tiếp nhận đủ lượng máu sẽ tránh được tình trứng cứng khớp, hoạt động kém linh hoạt,…

    Xây dựng lối lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường lưu thông máu, phòng ngừa hội chứng cổ vai cánh tay
  • Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức, phù hợp giúp xương khớp dẻo dai, tăng cường hệ thống miễn dịch. Một số bộ môn được khuyến khích như đạp xe, đi bộ, bơi,…
  • Đảm bảo chế độ ăn uống được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết giúp cơ thể có sức khỏe, chống lại một vài vấn đề về xương khớp.

Hội chứng cổ vai cánh tay trên thực tế không phải là tình trạng phổ biến nên nhiều người vẫn còn chủ quan trước mức độ nguy hiểm của bệnh. Bên cạnh đó, do các triệu chứng rất dễ bị nhầm lẫn nên việc điều trị có thể đi sai hướng, dẫn đến bệnh có điều kiện tiến triển nặng nề hơn. Do đó, để phòng tránh các nguy cơ, ngay khi thấy những biểu hiện bất ổn của cơ thể, bạn nên nhanh chóng thăm khám và điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Tin bài nên đọc

Lợi ích của ngải cứu trong việc chữa đau vai gáy

6 cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu hiệu quả nhanh

Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu là mẹo chữa nhân gian được nhiều người tin tưởng, áp dụng. Với...

Chữa đau vai gáy theo cách của người Nhật là phương pháp đơn giản, tiện lợi

Học cách chữa đau mỏi vai gáy theo cách của người Nhật

Chữa đau mỏi vai gáy theo cách của người Nhật là phương pháp đơn giản, dễ làm. Nó mang lại...

Đau vai gáy uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng?

Đau vai gáy ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu triệu chứng không thuyên...

Viên vai gáy Thái Dương có tốt không? Công dụng, giá bán

Trên thị trường hiện nay xuất hiện không ít các sản phẩm hỗ trợ triệu chứng đau vai gáy, cứng...

Đau bả vai (trái, phải) lan xuống cánh tay – Điều cần biết

Đau bả vai (trái, phải) lan xuống cánh tay thường liên quan đến những chấn thương, lạm dụng cơ bắp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.