Tìm hiểu phương pháp bấm huyệt chữa gai cột sống

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Biện pháp xoa bóp bấm huyệt chữa gai cột sống có tác dụng giảm đau, cứng cổ, kích thích tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên cách chữa này không thích hợp với phụ nữ mang thai, bệnh nhân tiểu đường, rối loạn đông máu hoặc người đang sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu.

xoa bóp bấm huyệt chữa gai cột sống
Tìm hiểu phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa gai cột sống

Tác dụng của bấm huyệt đối với bệnh gai cột sống

Bấm huyệt là phương pháp trị bệnh không sử dụng thuốc có nguồn gốc từ Trung Hoa. Phương pháp này có cơ chế tương tự như châm cứu. Tuy nhiên thay vì dùng kim, bấm huyệt sử dụng lực từ các đầu ngón tay để tác động cụ thể vào các điểm trên cơ thể.

Theo y học cổ truyền Trung Hoa, những dây thần kinh và mạch máu trong cơ thể giữ vai trò tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và ổn định các cơ quan.

Khi những dây thần kinh và mạch máu này bị chặn hoặc tắc nghẽn, cơn đau và những triệu chứng khác sẽ phát sinh. Chính vì vậy để cải thiện cơn đau, các lương y đã sử dụng lực để nhấn vào huyệt vị nhằm giải phóng khí huyết trì trệ.

bấm huyệt chữa gai cột sống
Bấm huyệt có tác dụng cải thiện và kiểm soát triệu chứng đau của nhiều bệnh lý

Ngoài ra, khoa học hiện đại cũng đã chứng minh bấm huyệt có khả năng giải phóng endorphin – một hoạt chất giảm đau tự nhiên có trong vỏ não. Do đó phương pháp này có tác dụng cải thiện, kiểm soát triệu chứng đau của nhiều bệnh lý và được áp dụng nhiều nhất cho các bệnh về xương khớp.

Bệnh gai cột sống là một trong những tình trạng xương khớp mãn tính phổ biến ở người cao tuổi. Các gai xương hình thành bất thường gây chèn ép lên dây thần kinh, đĩa đệm và làm phát sinh triệu chứng đau nhức, tê bì.

Hiện tại bệnh lý này vẫn chưa thể điều trị dứt điểm. Vì vậy bạn có thể kết hợp các phương pháp an toàn như xoa bóp, bấm huyệt để hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau.

Tác dụng giảm đau của xoa bóp bấm huyệt đã được chứng minh về hiệu quả lâm sàng. Tuy nhiên để phương pháp này đem lại kết quả điều trị cao, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện.

Xem thêm: 7+ Bài thuốc đông y chữa gai cột sống hiệu quả, lành tính

Thực hiện bấm huyệt chữa gai cột sống

Quá trình bấm huyệt chữa gai cột sống diễn ra theo những bước sau:

  • Bạn nên thư giãn bằng cách hít thở sâu. Tránh kích động, lo lắng, bồn chồn trong thời gian bấm huyệt.
  • Sử dụng lực từ ngón tay tác động đến huyệt vị. Nên xoay ngón tay theo chuyển động tròn từ 3 – 4 phút để làm giảm cơn đau. Nên sử dụng lực từ nhẹ đến mạnh để tránh tình trạng đau đớn quá mức.
  • Cuối cùng, thực hiện xoa bóp để cải thiện tuần hoàn máu và hạn chế bầm tím tại huyệt vị.

Các huyệt vị thường được áp dụng trong phương pháp bấm huyệt chữa gai cột sống:

Huyệt Jian Jing (GB21): Huyệt nằm ở cơ vai, tại trung điểm giữa đường nối từ cổ đến cánh tay. Huyệt đạo này có tác dụng giảm co cứng, mệt mỏi và tê bì ở vai gáy, cổ. Tuy nhiên huyệt Jian Jing có thể kích thích chuyển dạ, do đó không nên thực hiện cho phụ nữ mang thai.

bấm huyệt chữa gai cột sống lưng
Huyệt Jian Jing (GB21) nằm ở cơ vai, tại trung điểm giữa đường nối từ cổ đến cánh tay

Huyệt He Gu (L14) hay còn lại là huyệt Hợp Cốc: Huyệt nằm ở nếp gấp giữa ngón tay cái và ngón trỏ. Huyệt vị này có khả năng cải thiện nhiều cơn đau trên cơ thể như đau vai, cổ, đau răng,…

chữa gai cột sống bằng bấm huyệt
Huyệt He Gu(L14) hay còn lại là huyệt Hợp Cốc nằm ở nếp gấp giữa ngón tay cái và ngón trỏ

Huyệt Feng Chi (GB20) hay còn lại huyệt Phong Trì: Huyệt Phong Trì nằm ở phía sau dái tay. Tác động đến huyệt vị này có tác dụng giảm đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi, cứng cổ sau khi ngủ dậy.

bấm huyệt trị bệnh gai cột sống
Huyệt Feng Chi (GB20) hay còn lại huyệt Phong Trì nằm ở phía sau dái tay

Huyệt Zhong Zu (TE3) hay còn lại là huyệt Trung Chử: Nằm ở giữa đường nối giữa cổ tay và ngón áp út. Huyệt vị này có tác dụng kích hoạt thần kinh trung ương, thúc đẩy lưu thông máu và giải phóng căng thẳng.

bấm huyệt chữa gai cột sống
Huyệt Zhong Zu (TE3) hay còn lại là huyệt Trung Chử nằm ở giữa đường nối giữa cổ tay và ngón áp út

Lưu ý khi bấm huyệt chữa gai cột sống

Phương pháp bấm huyệt có thể gây ra một số triệu chứng không mong muốn. Do đó bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không nên thực hiện bấm huyệt cho bệnh nhân có nguy cơ loãng xương, đang điều trị gãy xương, ung thư, rối loạn chảy máu, huyết áp không ổn định, bệnh tiểu đường, bệnh tim,…
  • Phương pháp này có thể gây chảy máu bất thường ở bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc Aspirin.
  • Không tự ý bấm huyệt cho phụ nữ đang mang thai.
  • Không thực hiện bấm huyệt vào những vết bầm tím, khu vực giãn tĩnh mạch hoặc những vết thương hở.
  • Các huyệt vị có mối liên hệ với nhiều cơ quan khác nhau. Khi bấm huyệt những cơ quan lân cận có thể bị kích thích và gây cảm giác khó chịu.

Bấm huyệt không có khả năng thay thế những phương pháp điều trị chuyên sâu. Vì vậy bạn nên kết hợp cách chữa này với việc dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật,… để đạt được kết quả điều trị như mong đợi.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Bài thuốc trị gai cột sống bằng khế chua giúp giảm đau hữu hiệu

Đau vùng cổ, thắt lưng, khó khăn trong vận động là một trong những biểu hiện thông thường của bệnh...

Bị gai cột sống có nguy hiểm không?

Gai cột sống hay còn gọi là thoái hóa cột sống do quá trình lão hóa gây ra. Khi lớn...

Gai đôi cột sống S1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Gai đôi cột sống s1 (Spina bifida) là khuyết tật bẩm sinh gây ảnh hưởng đến cột sống và tủy...

Phương pháp chữa gai cột sống bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu thường được chỉ định cho các tình trạng gai cột sống lưng hoặc cổ để tăng...

Thông tin về bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh và cách điều trị

Bệnh học gai đôi cột sống bẩm sinh

Gai đôi cột sống bẩm sinh là một dạng dị tật bẩm sinh, xảy ra do sự phát triển bất...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *