Mẹo trị đau thần kinh tọa bằng lá lốt quanh nhà
Lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, vị hơi the,có tính kháng khuẩn, giảm đau nên thường được dùng nhiều trong việc điều trị bệnh xương khớp, viêm, nhiễm trùng. Nhiều nghiên cứu y học hiện đại cho biết, lá và thân cây lá lốt có chứa ancaloit giảm đau, gây tê nên có thể cải thiện cơn đau nhức do bệnh xương khớp, thần kinh tọa.
Công dụng của lá lốt trong việc điều trị đau thần kinh tọa
Lá lốt là cây thân thỏa, mọc hoang tại nhiều vùng đồng cỏ, bờ mương trên khắp cả nước. Ngoài việc được dùng trong chế biến món ăn, dân gian còn dùng lá lốt để trị bệnh đường tiêu hóa, da liễu, xương khớp…
Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, tính ấm, có công dụng chỉ thống (giảm đau), tán hàn (trừ lạnh), ôn trung (làm ấm bụng), kháng khuẩn, hạ khí (đẩy khí đi xuống) nên được dùng để điều trị nhiều bệnh như nôn mửa, khó tiêu, đầy hơi, lạnh bụng, đau nhức xương khớp…
Như đã biết, đau thần kinh tọa (còn được gọi là đau dây thần kinh hông) là bệnh thường gặp ở đối tượng trung niên, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa chủ yếu là do sự chèn ép của xương, khối đĩa đệm bị thoát vị lên dây thần kinh tọa, gây đau, nhức vùng lưng, hông, mông tỏa xuống chân kèm cảm giác tê bì, ngứa, châm chích, nóng các khớp.
Một số nghiên cứu của y học hiện đại cho biết, trong lá lốt có chứa các hoạt chất quan trọng, có khả năng khắc phục triệu chứng bệnh thần kinh tọa như: ancaloit, beta – caryophylen và benzyl axetat. Đây là chất có công dụng giảm đau, sưng, kháng viêm, kháng khuẩn nên có thể cải thiện cơn đau nhức, tê bì do dây thần kinh tọa bị chèn ép.
Hướng dẫn bài thuốc trị đau thần kinh tọa bằng lá lốt
Bạn có thể tham khảo cách chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt ngay sau đây:
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 12 gam rễ lá lốt
- 12 gam thiên niên kiện
- 16 gam cẩu tích
- 8 gam quế chi
- 8 gam ngải cứu
- 8 gam chỉ xác
- 8 gam trần bì
- 12 gam ngưu tất
- 12 gam xuyên khung
Cách thực hiện: Đem sắc tất cả những vị thuốc trên, ngày uống một thang.
Tham khảo thêm: Danh sách 10 Bác sĩ chữa đau thần kinh tọa giỏi hiện nay
Bài thuốc 2: Lá lốt và muối hột
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 200 gam lá lốt tươi
- 400 gam muối hột
Cách thực hiện bài thuốc:
- Lá lốt đem rửa sạch, để ráo nước, giã nhuyễn.
- Đun nóng chảo, cho lá lốt và muối hột vào rang nóng.
- Bọc hỗn hơn trên vào một túi vải mỏng, sạch rồi đắp lên vùng lưng bị đau.
- Thực hiện 3 lần một ngày để thấy được hiệu quả giảm đau của bài thuốc.
Bài thuốc 3: Lá lốt và rượu gạo
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1.5 lít rượu gạo
- 200 gam rễ cây lá lốt
Cách thực hiện hiệu quả:
- Ngâm rễ lá lốt với rượu trắng trong một bình thủy tinh, sau một tháng là có thể dùng được.
- Bôi rượu lá lốt lên vùng lưng bị đau, xoa bóp nhẹ nhàng để dược chất thẩm thấu đều, tan biến cơn đau.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm lá lốt vào trong món ăn hằng ngày như: thịt bò lá lốt, lá lốt trộn rau sống… cũng rất tốt cho sức khỏe và bệnh thần kinh tọa.
Tham khảo thêm: Khám đau thần kinh tọa ở đâu tốt và uy tín?
Một số lưu ý khi dùng lá lốt chữa bệnh đau thần kinh tọa
Trong quá trình dùng lá lốt trị thoát vị đĩa đệm, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Lưu ý trong điều trị
- Các dược chất trong lá lốt cần mất nhiều thời gian mới phát huy công dụng trị bệnh. Do đó, bạn cần thực hiện kiên trì, tránh ngắt quảng.
- Bài thuốc chỉ có tác dụng giảm đau cho những trường hợp đau thần kinh tọa vừa và nhẹ, mới chớm bệnh, không có khả năng điều trị bệnh tận gốc. Đối với trường hợp đau nghiêm trọng, âm ỉ, kéo dài, chân tê bì mất cảm giác, bài thuốc hầu như không phát huy tác dụng. Do đó, người bệnh nên tìm kiếm phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.
Lưu ý trong sinh hoạt
- Đối với trường hợp bị đau thần kinh tọa do thoát hóa cột sống thắt lưng, viêm đốt sống, thoát vị đĩa đệm…, bệnh nhân nên thường xuyên thăm khám, tái khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình hình và có phương pháp khắc phục phù hợp.
- Bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm chức nhiều vitamin A, B, C, đạm, khoáng chất.
- Thực hành vận động bằng những bài tập nhẹ nhàng để co giãn các cơ, tăng sự linh hoạt của các khớp.
- Vào mùa đông, lạnh, ẩm ướt, cơn đau thần kinh tọa có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, vì thế cần chú ý giữ ấm cho cơ thể.
- Không nằm nệm cứng, không mang vác vật nặng, vận động sai tư thế hay giữ một tư thế trong thời gian dài. Người bệnh cần chú ý ngồi thằng lưng hay có những tư thế gây lệch xương sống.
- Hạn chế đi giày cao gót ở đối tượng nữ giới.
- Khi cơn đau nghiêm trọng, dữ dội, cần nằm yên, hạn chế cử động hay đấm bóp vào chỗ đau.
Mẹo trị đau thần kinh tọa bằng lá lốt chỉ là cách hỗ trợ điều trị giúp giảm nhẹ một số triệu chứng đau khi bệnh chưa nghiêm trọng. Do đó, để điều trị đau thần kinh tọa từ gốc bệnh, chấm dứt triệu chứng, phục hồi vận động hiệu quả, người bệnh cần đến những bài thuốc y học cổ truyền kết hợp nhiều vị thuốc có dược tính mạnh mẽ.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!