Khi nào nên thay khớp háng nhân tạo sẽ hợp lý

Thay khớp háng nhân tạo là phương pháp được chỉ định trong quá trình điều trị thoái hóa khớp háng, hoại tử khớp, viêm khớp háng,… Tuy nhiên phương pháp này chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định.

Khi nào nên thay khớp háng nhân tạo
Khi nào nên thay khớp háng nhân tạo ?

Khi nào nên thay khớp háng nhân tạo?

Thay khớp háng nhân tạo được thực hiện khi khớp bị tổn thương nặng nề và không thể khắc phục bằng các phương pháp điều trị nội khoa.

Hầu hết, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật thường gặp khó khăn khi vận động, vì lúc này sụn khớp hầu như đã bị bào mòn hoàn toàn. Trước khi được chỉ định phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị nội khoa như dùng thuốc, vật lý trị liệu,… để làm giảm cơn đau và cải thiện chức năng vận động của khớp. Trong trường hợp các phương pháp này không đem lại hiệu quả, người bệnh sẽ được cân nhắc thực hiện phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo.

phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo
Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo được chỉ định khi bệnh nhân điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu không có hiệu quả

Mặc dù quyết định phẫu thuật là ở người bệnh nhưng bác sĩ sẽ là người cân nhắc phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Bạn nên xem xét giữa lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định phương pháp này.

Về cơ bản, phương pháp này có tỷ lệ thành công khá cao. Người bệnh có thể vận động thoải mái hơn khi thay khớp nhân tạo. Tuy nhiên, tuổi thọ khớp chỉ kéo dài từ 10 – 20 năm , thời gian chính xác phụ thuộc vào chất liệu khớp, mức độ hoạt động và độ tuổi của người bệnh. Ngoài ra, một số biến chứng có thể xuất hiện sau phẫu thuật.

Trước đây, phẫu thuật thay khớp háng là một lựa chọn chủ yếu cho những người trên 60 tuổi. Vì người già ít vận động và áp lực lên khớp háng nhân tạo sẽ thấp hơn so với những người trẻ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,  phẫu thuật thay khớp háng được thực hiện ở những người trẻ tuổi hơn. Công nghệ mới đã giúp cải thiện các bộ phận nhân tạo, cho phép chúng chịu được áp lực lớn hơn trước.

Thay khớp háng được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Thoái hóa khớp háng
  • Hoại tử vô khuẩn xương
  • Gãy xương ở người già
  • Viêm khớp háng
  • Trật khớp háng nghiêm trọng
  • Rối loạn khớp háng di truyền
  • Khối u ở xương khớp háng

Ngoài ra, những đối tượng không nên thực hiện thay khớp háng bao gồm: người bị yếu cơ nghiêm trọng, bệnh Parkinson,…Những người mắc các bệnh lý trên thường có sức khỏe yếu, dễ nhiễm trùng nên khả năng phục hồi rất thấp, bác sĩ có thể không đề nghị thực hiện thay khớp háng cho các trường hợp này.

Cần chuẩn bị gì trước phẫu thuật thay khớp háng?

1. Đánh giá sức khỏe

Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kiểm tra thể chất để chắc rằng bạn có đủ sức khỏe để thực hiện phương pháp này.

Nếu bạn mắc bệnh tim, bạn sẽ được điều trị bệnh lý này trước khi thực hiện phẫu thuật. Ngoài ra, nếu cân nặng của bạn quá cao, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn giảm cân để tránh áp lực lên khớp nhân tạo.

2. Xét nghiệm

Xét nghiệm hình ảnh

Bác sĩ thường sẽ yêu cầu kiểm tra hình ảnh để tìm hiểu thêm về tình trạng khớp háng của bạn. Các xét nghiệm hình ảnh bao gồm:

phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo
Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm hình ảnh để quan sát rõ tình trạng khớp háng của bạn
  • Tia X – quang
  • Các xét nghiệm hình ảnh khác: quét hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT).

Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm

Bác sĩ thường yêu cầu xét nghiệm máu, chọc hút dịch khớp và sau đó được phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định xem bạn có nhiễm trùng hay mắc các vấn đề sức khỏe khác hay không.

Trong trường hợp có nhiễm trùng, bác sĩ sẽ điều trị tình trạng này trước khi thực hiện phẫu thuật.

3. Phòng ngừa biến chứng trước phẫu thuật

Nhiễm trùng và hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch là hai biến chứng thường gặp nhất do phẫu thuật khớp háng gây ra.

Nếu bác sĩ nhận thấy bạn có nguy cơ gặp phải những biến chứng này, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống đông máu và kháng sinh trước khi phẫu thuật.

Ngoài ra, trước khi phẫu thuật, bạn phải ngưng hút thuốc và sử dụng một số loại thuốc có khả năng tập kết tiểu cầu để đảm bảo an toàn khi thực hiện.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi quyết định trong quá trình điều trị đều phải thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa!

THAM KHẢO THÊM:

viêm khớp háng

Bệnh viêm khớp háng là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm khớp háng là bệnh lý xương khớp thường gặp ở những người từ độ tuổi trung niên. Bệnh lý này làm tổn thương sụn khớp, gây đau đớn và...
Đau khớp háng bên trái

Đau khớp háng bên trái: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Tình trạng đau khớp háng bên trái có thể do khớp hoạt động quá nhiều hoặc có thể là dấu...

Điều trị viêm khớp háng

Các phương pháp điều trị viêm khớp háng phổ biến hiện nay

Sử dụng thuốc, phẫu thuật, chườm nóng/lạnh,… là những phương pháp điều trị viêm khớp háng phổ biến. Mỗi phương...

nguyên nhân gây viêm khớp háng

11 Nguyên nhân gây viêm khớp háng hàng đầu bạn nên biết

Tuổi tác cao, béo phì, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng,… là những nguyên nhân gây viêm khớp háng thường...

bài tập vận động sau khi thay khớp háng

Nên áp dụng các bài tập vận động sau khi thay khớp háng

Sau khi thực hiện thay khớp háng, bạn nên áp dụng các bài tập để cải thiện và tăng cường...

Phẫu thuật khớp háng bằng phương pháp nội soi

Nội soi khớp háng là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện với bệnh nhân thoái hóa khớp,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *