Đau khớp gối có đi bộ được không? – Giải đáp thắc mắc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đi bộ là bài tập vận động đem lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là có thể cải thiện sức khỏe của hệ thống xương khớp. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị đau khớp gối thì việc đi bộ có được khuyến khích hay không? Lúc này, cần đi bộ như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và giảm thiểu tình trạng đau nhức?

đau khớp gối có đi bộ được không
Liệu bạn có nên thực hiện việc đi bộ thể dục mỗi ngày khi khớp gối đang bị đau

Đau khớp gối có đi bộ được không?

Bạn có thể bị đau khớp gối do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Đây là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối… Bên cạnh đó, đau khớp gối còn cjos thể do di chứng chấn thương, tuổi tác, áp lực từ trọng lượng cơ thể.

Khi bạn vận động mạnh hay làm việc quá sức, tình trạng đau nhức sẽ thường diễn ra dữ dội hơn. Chính vì vậy mà nhiều người lo lắng rằng, việc đi bộ thể dục cũng có thể khiến cho các triệu chứng nặng nề thêm.

Bác sĩ Jemima Albayda cho biết: “Nếu bị đau khớp gối, bạn thường sẽ thấy khó chịu khi di chuyển nhiều. Tuy nhiên, đi bộ đúng cách lại có thể khiến các triệu chứng được cải thiện. Mỗi tuần đi bộ khoảng 150 phút là thời gian thích hợp để bạn ức chế sự phát sinh của những cơn đau khớp gối.”

Bạn bị đau khớp gối vì bất cứ nguyên do gì thì việc đi bộ thể dục mỗi ngày vẫn luôn được khuyến khích. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện bài tập đi bộ một cách khoa học. Điều này sẽ giúp các triệu chứng đau nhức thuyên giảm và tránh những rủi ro.

Lợi ích từ việc đi bộ thể dục cho người đau khớp gối

Đi bộ thể dục đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp, ngay cả khi bạn bị đau khớp gối.

1. Nuôi dưỡng sụn khớp

Đi bộ với cường độ phù hợp sẽ tăng cường lưu thông máu của cơ thể. Do đó có thể làm tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng sụn khớp, giúp sụn khớp khỏe mạnh hơn.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, những người đi bộ hơn 3 ngày 1 tuần, mỗi ngày khoảng 1 giờ sẽ có sụn khớp gối khỏe mạnh hơn những người không thực hiện điều này.

2. Kiểm soát cân nặng

Đi bộ thể dục là cách tốt để đốt cháy lượng calorie dư thừa, nhất là khi bạn đang có một thân hình quá khổ. Bạn nên biết rằng, trọng lượng cơ thể lớn sẽ gây ra rất nhiều áp lực cho hệ thống xương khớp, nhất là khớp gối.

đau khớp gối có nên đi bộ không
Đi bộ giúp bạn kiểm soát tốt cân nặng để tránh áp lực cho khớp gối

Việc đi bộ đều đặn sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn. Từ đó có thể làm giảm áp lực cho khớp gối. Hạn chế sự xuất hiện tình trạng đau nhức khi di chuyển nhiều.

3. Tăng cường cơ bắp

Cơ bắp sẽ chắc khỏe hơn khi mà bạn vận động với một cường độ vừa phải. Khi cơ chắc khỏe sẽ chịu được áp lực nhiều hơn từ trọng lượng cơ thể cũng như các yếu tố bên ngoài.

Bên cạnh đó, cơ chân khỏe mạnh sẽ hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động của khớp. Điều này cũng làm giảm sự hao mòn ở sụn, khiến cho các tổn thương nhanh lành hơn.

4. Tăng tính linh hoạt

Những cơn đau khớp gối diễn ra thường xuyên sẽ khiến bạn phải đối mặt với tình trạng cứng khớp, nhất là khi ngủ dậy. Việc đi bộ mỗi ngày sẽ khiến cho khớp gối của bạn có độ đàn hồi tốt hơn.

Ngoài ra, đi bộ cũng kích thích quá trình sản sinh dịch nhầy bôi trơn khớp. Từ đó giúp tăng cường tính linh hoạt cho khớp gối của bạn.

 XEM THÊM: Các bài tập thể dục chữa đau khớp gối rất dễ thực hiện

Hướng dẫn cách đi bộ an toàn cho người đau khớp gối

Khi đang bị đau khớp gối, việc đi bộ chỉ phát huy tác dụng khi bạn thực hiện nó đúng cách. Đi bộ sai cách khi đang bị đau khớp gối có thể khiến bạn đối mặt với nhiều rủi ro.

Dưới đây là một số khuyến cáo giúp bạn có được bài tập đi bộ tốt mỗi ngày, hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau khớp gối.

1. Một số lưu ý trước khi đi bộ

Đối với những người bình thường, việc đi bộ thường rất đơn giản. Tuy nhiên, khi khớp gối của bạn đang gặp vấn đề thì hãy chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu bài tập của mình.

Bạn nên chọn một đôi giày vừa vặn với đôi chân của mình. Giày chuyên dụng cho đi bộ sẽ rất phù hợp với bạn lúc này.

Nên chọn những khu vực có địa hình bằng phẳng. Tránh những nơi dốc hay gồ ghề bởi sẽ khiến khớp gối của bạn chịu nhiều áp lực. Việc đi bộ trên địa hình không bằng phẳng còn khiến bạn dễ gặp phải các chấn thương.

Để có năng lượng cho hoạt động đi bộ, trước đó bạn có thể ăn nhẹ và uống một ít nước. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị nước mang theo để bổ sung khi cơ thể đào thải quá nhiều mồ hôi.

2. Khởi động làm nóng cơ thể

Dù bạn có bị đau khớp gối hay không thì việc khởi động trước khi đi bộ cũng là cần thiết. Hãy bỏ ra khoảng 5 phút để làm nóng cơ thể của bạn. Bạn có thể thực hiện bài tập xoay tròn khớp gối trước khi đi bộ.

Việc khởi động không chỉ giúp khớp gối linh hoạt hơn mà còn hạn chế gặp phải chấn thương khi tăng cường độ đi bộ.

3. Thời gian đi bộ

Nếu hệ xương khớp của bạn khỏe mạnh thì việc đi bộ có thể duy trì từ 1 – 2 giờ mỗi ngày tùy thuộc vào thể trạng. Tuy nhiên, khi khớp gối của bạn đang gặp vấn đề thì cần chú ý đến thời gian đi bộ. Cố gắng thực hiện hoạt động này quá lâu cũng không tốt cho đầu gối của bạn.

đi bộ nhiều bị đau khớp gối
Khi đang bị đau khớp gối bạn cần chú ý đến thời gian đi bộ để tránh những rủi ro ngoại ý

Các chuyên gia xương khớp cho rằng, nếu bị đau đầu gối, việc đi bộ của bạn chỉ nên kéo dài từ 20 – 30 phút, mỗi tuần 4 – 5 buổi. Và bạn có thể tăng thời gian lên tùy theo mức độ thuyên giảm của triệu chứng. Buổi sáng được xem là thời gian vàng để bạn thực hiện việc đi bộ.

Khi đầu gối có dấu hiệu mỏi, bạn nên đi chậm lại hoặc ngưng nghỉ trong vài phút rồi mới tiếp tục lộ trình. Trong trường hợp bạn gặp phải tình trạng đau nhức dội, bạn hãy ngừng hẳn việc đi bộ ngay cả khi mới bắt đầu.

4. Cường độ và kỹ thuật đi bộ

Khi khớp gối đang bị đau, bạn nên đi bộ nhẹ nhàng, tránh việc chạy hay đi quá nhanh. Việc di chuyển quá nhanh sẽ khiến bạn dễ gặp phải những rủi ro ngoại ý. Duy trì với cường độ 50 – 60 bước/phút là phù hợp để bạn nhận được kết quả tốt.

Bên cạnh đó, bạn không nên thực hiện việc sải bước quá dài bởi có thể tạo áp lực không cần thiết lên khớp gối. Khoảng cách giữa các bước di chuyển chỉ nên dài tối đa 2 bàn chân.

Việc kết hợp giữa đi bộ cùng với phương pháp điều trị chuyên sâu là cách tốt giúp bạn cải thiện tình trạng đau khớp gối. Tuy nhiên, bạn nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa để nhận được khuyến cáo về thời gian và tần suất đi bộ phù hợp với tình trạng bạn đang gặp phải.

Thông tin mà bài viết mang đến chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho chỉ dẫn từ chuyên gia.

XEM THÊM

nguyên nhân gây viêm khớp háng

11 Nguyên nhân gây viêm khớp háng hàng đầu bạn nên biết

Tuổi tác cao, béo phì, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng,… là những nguyên nhân gây viêm khớp háng thường...

Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Các loại thực phẩm phù hợp có thể hỗ trợ sức khỏe của xương khớp, dây thần kinh và các...

Những thông tin cần biết về phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ

Những điều cần biết trước khi cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ

Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ là một phương pháp đặc biệt, được xem là bước tiến lớn...

Chữa trị bệnh gout bằng thảo dược tự nhiên là một phương pháp hiệu quả

Bật mí cách chữa bệnh Gout bằng thảo dược tự nhiên

Bệnh Gout thường xảy ra do lượng axit uric trong cơ thể quá cao gây tích tụ lại ở các...

Đau khớp háng khi mang thai

Đau khớp háng khi mang thai và những điều cần biết

Đau khớp háng là tình trạng phổ biến mà phụ nữ có thể gặp phải trong thời gian thai kỳ. Bạn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *