Mổ thoái hóa khớp gối – Giải đáp những thắc mắc thường gặp
Phẫu thuật thoái hóa khớp gối là giải pháp cuối cùng được áp dụng nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Theo Cơ quan Nghiên cứu và Chất lượng (AHRQ), đã có hơn 600.000 trường hợp đã tiến hành thủ tục phẫu thuật thực hiện vào năm 2009. Vậy mổ thoái hóa khớp có để lại vấn đề gì nghiêm trọng không? Cùng giải đáp những thắc mắc thường gặp sau đây.
Mổ thoái hóa khớp gối và những vấn đề thường gặp
Thoái hóa khớp gối biểu thị cho những tổn thương nghiêm trọng tại đầu sụn và làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động. Hiện nay, phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối được xem là kịp thời và nhanh chóng nhất có thể kể đến đó là làm phẫu thuật. Tuy nhiên, có không ít bệnh nhân đã tỏ ra băn khoăn trước giải pháp điều trị này.
1. Khi nào chúng ta nên phẫu thuật thoái hóa khớp gối?
Không có thời điểm cụ thể nào cho việc phẫu thuật thoái hóa khớp gối bởi mức độ phát bệnh của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, khi bạn gặp phải một số khó khăn trong việc vận động, thường tê cứng khớp gối vào buổi sáng, cơn đau tại khớp gối âm ỉ và kéo dài thì cần phải lập tức đến bệnh viện ngay.
Bác sĩ chuyên khoa tiến hành kiểm tra cụ thể tình trạng và đưa ra phác đồ điều trị. Những trường hợp không có tác dụng với phương pháp điều trị nội khoa thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật điều trị và đưa ra lời khuyên hữu ích. Hãy nhanh chóng điều trị thoái hóa khớp gối để duy trì khả năng vận động và hạn chế các biến chứng không mong muốn, càng sớm càng tốt.
2. Có nên thay thế phẫu thuật thoái hóa khớp gối bằng phương pháp điều trị khác không?
Câu trả lời là có thể, nhưng chỉ áp dụng cho tình trạng thoái hóa chưa biến chứng. Các phương pháp điều trị nội khoa như vật lý trị liệu, điều chỉnh lối sống, sử dụng thuốc và điều trị bằng phương pháp thay thế (tiêm chất lỏng) có thể giúp kiểm soát được các vấn đề về đầu gối, nhưng khả năng dứt điểm bệnh thường không cao.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ về các phương pháp như tiêm steroid hoặc axit hyaluronic trước khi nói đến việc phẫu thuật, phẫu thuật nội soi giải quyết sụn bị tổn thương (nếu cần thiết). Tuy nhiên, việc trì hoãn mổ thoái hóa khớp gối có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng hoặc khiến cho việc điều trị sau này không được thuận lợi. Hãy cân nhắc kĩ trước khi có ý định kết hợp điều trị hoặc áp dụng phương pháp phẫu thuật đầu gối của bạn.
3. Quá trình mổ thoái hóa khớp gối được thực hiện thế nào? Thời gian mổ khoảng bao lâu?
Sau khi thực hiện các bước chuẩn bị cơ bản, bác sĩ bắt đầu rạch một đường trên đỉnh đầu gối để lộ vùng khớp gối bị tổn thương. Mặc dù quy trình xâm lấn tối thiểu có thể dẫn đến vết mổ ngắn khoảng 10,5cm nhưng kích thước vết mổ tiêu chuẩn có thể dài đến 25cm.
Tiếp đến, bác sĩ phẫu thuật tiến hành di chuyển xương bánh chè sang một bên để loại bỏ các xương, sụn bị hỏng và dùng một khớp giả có khả năng tương thích sinh học để thế vào. Khớp gối nhân tạo bắt chước các hoạt động của đầu gối giúp cho việc di chuyển dễ dàng hơn.
Hầu hết, các thủ tục mổ thoái hóa khớp gối và thay thế khớp gối mất khoảng 1,5 – 2 tiếng để hoàn thành. Dựa vào từng trường hợp cụ thể.
4. Làm thế nào để khớp gối nhân tạo được cố định?
Thủ thuật phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối yêu cầu kỹ năng thực hiện và kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ rất cao. Để cố định khớp gối nhân tạo vào phần xương của bạn, bác sĩ thường sử dụng một hoặc 2 phương pháp đó là: dùng xi măng xương (mất khoảng 15 phút để thực hiện) hoặc phủ xốp (kích thích mô phát triển và phủ vào xương). Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ ứng dụng cả 2 phương pháp để giữ cho khớp nhân tạo chắc chắn hơn.
5. Kỹ thuật gây mê trong phẫu thuật thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?
Bất cứ hình thức gây mê trong phẫu thuật nào cũng đều có tỷ lệ rủi ro. Tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng và gây tử vong do gây mê toàn thân là cực kỳ thấp. Đối với việc mổ điều trị thoái hóa khớp gối, bác sĩ chỉ tiến hành gây mê trên khối thần kinh cột sống, ngoài màng cứng để bệnh nhân cảm thấy bớt đau đớn khi phẫu thuật mà thôi. Nhưng nhìn chung, các phương pháp gây mê hiện đại đều khá an toàn. Ở một số trường hợp khá hiếm, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như phản ứng tiêu cực, tử vong do phản ứng thuốc. Các tác dụng phụ thường gặp đó là:
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Lạnh, rùng mình
- Viêm họng
- Nhức mỏi và đau nhức
- Cảm thấy không thoải mái
- Buồn ngủ
- Sưng khí quản
- Chấn thương răng
- Khò khè
- Gặp phải các vấn đề về dạ dày
- Làm tổn thương động mạch, tĩnh mạch và dây thần kinh
- Xuất hiện triệu chứng nhịp tim không đều ở một số người.
Hãy trao đổi với bác sĩ gây mê nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc, mới hút thuốc hoặc uống nhiều bia rượu. Vì những điều này khiến cho bạn dễ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc gây mê.
6. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối là bao lâu?
Sau khi hết thuốc mê, cơ thể bạn sẽ bắt đầu rơi vào trạng thái đau nhức dữ dội nhưng đừng quá lo lắng, cơn đau sẽ nhanh chóng giảm đi sau khoảng 4 – 5 ngày. Nếu cơn đau làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ điều trị có thể sử dụng thuốc gây tê liều thấp để làm giảm triệu chứng đau đớn sau phẫu thuật.
Việc sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Bệnh nhân có thể được tiêm tĩnh mạch hoặc sử dụng thuốc bằng đường uống. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn được hướng dẫn vật lý trị liệu phục hồi sau phẫu thuật để làm giảm đi các triệu chứng đau nhức. Nhưng tùy vào mức độ phục hồi và cơ địa mỗi người để xác định. Có nhiều trường hợp, bệnh nhân phải mất hơn 1 năm để phục hồi vết thương và vận động như bình thường.
Hãy tự giác tham gia vật lý trị liệu và điều chỉnh lối sống phù hợp để hạn chế tốt hơn tình trạng thoái hóa khớp gối và làm giảm đau đớn tối thiểu sau phẫu thuật.
Tham khảo thêm: Phương pháp vật lý trị liệu phục hồi thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật
7. Điều gì sẽ xảy ra nếu kỹ thuật mổ thoái hóa khớp gối bị thất bại?
Năm 2014, một nhóm nghiên cứu từ Đại học McMaster tiết lộ thông tin trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Canada, tỷ lệ thất bại sau phẫu thuật thoái hóa khớp gối rất hiếm, chiếm khoảng 0,07% bệnh nhân. Một trong số những rủi ro thường gặp trong quá trình phẫu thuật điều trị thoái hóa đó là khớp gối nhân tạo không phù hợp với khớp tự nhiên, điều này làm cho đầu gối không được uốn cong đúng cách.
Một vấn đề khác khi khớp gối nhân tạo không phù hợp nữa đó là nó dễ dàng bị nới ra khỏi xương đầu gối hoặc bị bào mòn, phá vỡ. Tuy nhiên, những thất bại này chiếm tỷ lệ rất hiếm. Hầu như, các biểu hiện thất bại sẽ xảy ra sau phẫu thuật khoảng vài tuần.
Một bản sửa đổi cũng được yêu cầu bởi những nguyên nhân khác ngoài lỗi cơ học, trong đó bao gồm:
- Nhiễm trùng đầu gối
- Đau đầu gối
- Cứng khớp
Theo một phân tích tổng hợp của các cơ sở dữ liệu đăng ký chung trên toàn thế giới được công bố trên Tạp chí The Bone & Joint năm 2011, tỷ lệ sửa đổi dài hạn là 6% sau năm năm và 12% sau 10 năm. Trong khi đó, tỷ lệ phẫu thuật chỉnh sửa trung bình 90 ngày chiếm khoảng 0,2% tăng lên 3,7% trong vòng 18 tháng.
Để hạn chế những thất bại sau phẫu thuật thoái hóa khớp gối, bệnh nhân nên chủ động duy trì cân nặng và hạn chế những hoạt động làm căng thẳng khớp. Điều quan trọng là hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi tiến hành phẫu thuật.
8. Sau khi mổ thoái hóa khớp gối có nên vận động không? Những hoạt động nào phù hợp?
Đối với phương pháp phẫu thuật nội soi, bệnh nhân có thể tập vận động sau 3 – 5 ngày, còn đối với phương pháp mổ hở thì thời gian thường kéo dài hơn, khoảng 7- 10 ngày để vết thương không bị chảy máu. Sau khi vết thương phục hồi, bệnh nhân có thể thực hiện các hoạt động bình thường như đi bộ, đi tắm.
Tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của chuyên gia vật lý trị liệu trước khi thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phục hồi. Sau phẫu thuật, bệnh nhân nên kiêng chạy, lên cầu thang, xuống đồi, nhảy nhót tránh làm cho vết thương tái phát.
9. Thời hạn của khớp gối nhân tạo là bao lâu? Khi nào nên thay khớp gối lần 2?
Tiến sĩ Shaw-Ruey Lyu cho biết, có khoảng 85% những người trải qua phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo và các khớp gối này vẫn hoạt động tốt trong vòng 15 – 20 năm. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp tuổi thọ của khớp gối nhân tạo chỉ kéo dài khoảng vài năm gây do bào mòn trên khớp. Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo ở người trẻ tuổi thì khả năng các khớp bị ăn mòn và yêu cầu sửa đổi trong cuộc đời thường rất cao. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
10. Biến chứng thường gặp trong quá trình phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo
Đây là vấn đề khiến cho nhiều bệnh nhân lo lắng nhất. Đừng quá lo lắng, biến chứng trong quá trình phẫu thuật chiếm tỷ lệ rất thấp.
– Gây đông máu:
Thuật ngữ y khoa xác định, đông máu (huyết khối tĩnh mạch sâu) được hình thành do thuyên tắc phổi. Quá trình đông máu được kích thích để cầm máu, ngăn chặn dòng chảy và làm lành vết thương. Nhưng nếu quá trình phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo luôn gặp phải các cục máu đông sẽ làm trì hoãn quá trình phẫu thuật và xuất viện của bệnh nhân. Theo một số thống kê cho thấy có ít hơn 3% bệnh nhân bị báo cáo đông máu và cần được theo dõi trong tổng số bệnh nhân được phẫu thuật.
Các cục máu đông tích tụ trong chân không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng nếu các cục máu di chuyển ngược lên phổi sẽ gây nguy hại rất nghiêm trọng về sức khỏe. Nếu không được điều trị đúng cách, nó có nguy cơ dẫn đến tử vong nhưng thường chiếm tỷ lệ rất thấp.
– Nhiễm trùng:
Có khoảng 1,8% bệnh nhân phẫu thuật thoái hóa khớp gối được báo cáo nhiễm trùng. Bởi vì, phẫu thuật xâm lấn gây vết thương lớn trên da nên việc nhiễm trùng không phải là trường hợp hiếm gặp. Ngoài đầu gối, nếu bạn gặp phải các nhiễm trùng ở miệng, thận hoặc tuyến tiền liệt vài năm sau đó thì hãy nhanh chóng trao đổi với bác sĩ để tìm ra hướng giải quyết cụ thể.
– Biến chứng khi truyền máu:
Loại biến chứng này phổ biến khi bệnh nhân được sử dụng một loại máu không tương thích và dẫn đến các rủi ro. Mặc dù các ngân hàng máu thường xuyên sàng lọc kỹ trước khi cho truyền nhưng trong trường hợp máu cực kỳ hiếm thì tình trạng này rất khó nhận biết.
Các triệu chứng do dị ứng truyền máu phát tác trong vòng 24 giờ với các biểu hiện như:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Khó thở
- Nước tiểu màu đỏ
– Dị ứng với một số thành phần trong khớp gối nhân tạo:
Một số khớp gối nhân tạo không tương thích có nguy cơ gây ra hiện tượng kích ứng. Bởi khớp gối nhân tạo được hình thành từ nhiều nhóm kim loại khác nhau như hợp kim titan hoặc coban-crom,…
– Biến chứng vết thương và chảy máu:
Mổ thoái hóa khớp gối bằng phương pháp mổ hở có diện tích tổn thương lớn. Nó làm cho vết thương khó lành miệng và dễ bị chảy máu khi vô tình va vào một vật gì đó hoặc tập luyện mạnh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng xuất hiện mủ hoặc u nang Baker tụ bên trong gây nhức nhối, bác sĩ cần phải thực hiện dẫn lưu dịch lỏng này ra ngoài.
– Tổn thương thần kinh, mạch máu:
Các dây thần kinh hoặc mạch máu có liên quan đến các cơ dẫn đến bàn chân, nên khi mạch máu tổn thương cơ bàn chân có biểu hiện tê liệt. Vấn đề này thường biến mất sau khoảng vài tháng, khi các dây thần kinh, mô và mạch máu lành lại.
– Cứng khớp gối:
Mô sẹo hình thành gây ảnh hưởng đến chuyển động của khớp gối. Tuy nhiên nó có thể được giải quyết khi bệnh nhân vật lý trị liệu phục hồi. Các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng mô sẹo để điều chỉnh khớp gối nhân tạo phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì tốt?
11. Phẫu thuật thoái hóa khớp gối có hiệu quả không?
Như đã giải thích trên, phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo là giải pháp cải thiện tạm thời và không có khả năng dứt điểm thoái hóa hoàn toàn. Đây là biện pháp điều trị cuối cùng nhằm làm giảm các biến chứng nguy hiểm do thoái hóa gây ra.
Hầu hết các trường hợp bệnh nhân đều được vật lý trị liệu phục hồi sau vài ngày phẫu thuật để làm quen dần với việc vận động. Bác sĩ trị liệu hướng dẫn các bài tập uốn cong, duỗi thẳng đầu gối để hạn chế tình trạng cứng khớp. Các bài tập vận động có mức độ tăng dần, kể cả khi bệnh nhân đã xuất viện. Kết quả điều trị và phục hồi sau khi mổ thoái hóa khớp gối tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Trên đây là một số giải đáp về phương pháp mổ thoái hóa khớp gối. Hãy thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và sớm có hướng giải quyết cụ thể. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.
HỮU ÍCH
- Phương pháp mới điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc
- Người bị thoái hóa khớp gối kiêng ăn gì để điều trị bệnh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!