7 Biến chứng nguy hiểm do bệnh Gout gây ra mà bạn nên biết
Bệnh gout để lại cho bệnh nhân những biến chứng khôn lường. Người bệnh cần nắm rõ những biến chứng và có biện pháp phòng ngừa những biến chứng ấy.
7 Biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout bạn nên biết
Bệnh gout là bệnh viêm khớp, đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Triệu chứng của bệnh là đau đột ngột vùng khớp bàn chân, ngón chân cái. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh gout sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm sau đây.
1. Hỏng khớp, dị tật, bại liệt
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh gout là dị tật và bại liệt. Đến giai đoạn cuối của bệnh, khớp bàn chân của bệnh nhân sẽ bị hư hỏng nặng nề. Bệnh nhân bị mất khả năng cử động, điều khiển bàn chân. Từ đó, bệnh nhân sẽ bị lâm vào tình trạng bại liệt phần chân. Thậm chí xương bàn chân sẽ biến dạng, thành dị tật.
Ngoài ra, vùng da bàn chân cũng bị lở loét, viêm nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến lở loét là do các hạt cứng dưới da lớn dần lên, vỡ ra. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể qua những vết thương hở. Ngoài gây ra tình trạng viêm nhiễm, vi khuẩn còn gây tổn hại sức khỏe.
2. Tổn thương thận
Các tinh thể urat đọng lại và tích tụ nhiều ở trong thận gây ra các bệnh như: sỏi thận, suy thận,…
Đối với tình trạng suy thận, bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh diễn ra âm thầm, không gây đau đớn cho người bệnh. Khi đã đến giai đoạn cuối, bệnh khó có thể chữa trị trong thời gian ngắn. Người bệnh có thể sẽ tử vong ở giai đoạn cuối này.
3. Tổn thương tim
Đây là biến chứng ít ai để ý đến. Tuy nhiên, bệnh gout sẽ gây tác động xấu đến tim. Tinh thể urat không chỉ lắng đọng ở thận mà còn tích tụ ở tĩnh mạch, động mạch và những mạch máu ở tim. Các tinh thể urat gây viêm màng trong tim và cơ tim. Nguy hiểm hơn, các tinh thể đọng ở mạch máu sẽ gây tắc nghẽn lưu thông máu, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
4. Nguy cơ đột quỵ và tai biến
Người mắc bệnh gout có nguy cơ bị tai biến và đột quỵ cao hơn người bình thường. Bệnh gout dẫn đến tình trạng cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…
5. Ảnh hưởng đến mắt
Bệnh gout có thể gây ra biến chứng lên mắt như: đục thủy tinh thể, tầm nhìn kém, khô mắt,…
6. Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Bệnh nhân bị bệnh gout sẽ bị những cơn đau dai dẳng bám theo. Trong sinh hoạt, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong di chuyển, cử động. Việc vận động sẽ khiến người bệnh hứng chịu cơn đau buốt nhói.
Tình trạng đau thường diễn ra vào mùa lạnh và ban đêm. Người bệnh sẽ bị cơn đau hành hạ đến mất ngủ. Từ đó, tình trạng sức khỏe bị giảm sút nặng nề.
Tất cả những điều này khiến cho người bệnh không thể theo đuổi cuộc sống và công việc như bình thường.
7. Rối loạn cảm xúc
Bệnh gout ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bệnh. Đối diện với cơn đau, dị tật làm người người bệnh dễ trở nên bi quan và cảm xúc luôn không được ổn định.
Một số cách phòng ngừa biến chứng bệnh Gout
Bệnh gout gây ra những biến chứng nguy hại khôn lường đến sức khỏe và đời sống của bệnh nhân. Do đó, để tránh những biến chứng nguy hiểm này, bệnh nhân cần có một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý. Hãy tham khảo một số cách sau để kiểm soát và phòng ngừa biến chứng của bệnh gout:
1. Những hạn chế
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin như: thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,…
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo, các món chiên xào, nướng, thức ăn nhanh,…
- Hạn chế dùng nước uống có gas, nước ngọt, rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.
- Tránh vận động mạnh, lao động nặng, và lao động quá sức.
2. Những điều nên làm
- Nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ như rau xanh, đậu, hoa quả,…
- Uống nhiều nước để giúp cơ thể đào thải bớt những độc tố, axit uric,…
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, có lối sống lành mạnh.
- Khi không bị đau, bệnh nhân nên tập luyện nhẹ nhàng để xương khớp dẻo dai, khỏe mạnh, đẩy lùi diễn biến xấu của bệnh.
Bệnh gout gây ra những biến chứng khôn lường, thậm chí gây tử vong cho bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần nắm rõ về tình hình bệnh của mình, luôn khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ theo dõi và điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
- 15 Cách chữa bệnh gút tại nhà đơn giản, hiệu quả (gout)
- Bệnh Gút Có Ăn Được Thịt Đỏ Không? (Bò, Heo, Dê, Ngựa…)
Nội dung trên đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không có chủ đích chẩn đoán, chỉ định hoặc đưa ra lời khuyên dành cho bệnh nhân thay cho bác sĩ chuyên môn.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!