Rượu tỏi có chữa được bệnh Gout không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Rượu tỏi là bài thuốc dân gian có nguồn gốc từ Ai Cập. Bài thuốc này có khả năng điều trị 4 nhóm bệnh chính: bệnh đường tiêu hóa, bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp và các bệnh lý xương khớp. Ngoài tác dụng làm giảm các cơn đau thông thường, rượu tỏi còn có khả năng cải thiện cơn đau mãn tính do bệnh Gout gây ra.

Rượu tỏi có chữa được bệnh Gout không
Rượu tỏi có chữa được bệnh Gout không?

Tác dụng của tỏi đối với bệnh Gout

Tỏi là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn. Bên cạnh khả năng kích thích vị giác, tỏi còn có tác dụng dược lý và được ứng dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp.

Y học phương Đông có ghi chép về tỏi như sau: Tỏi có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải độc, trừ phong, thanh nhiệt, tiêu nhọt, tiêu đờm và hạch ở cổ… Ngoài ra, khoa học cũng đã tìm thấy trong loại gia vị này có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe.

Tỏi có tên khoa học là Allium sativum (thuộc họ hành tỏi). Loại gia vị này có chứa từ 0.1 – 0.36% tinh dầu, trong đó chiếm hơn 90% là hợp chất lưu huỳnh. Ngoài ra tỏi còn có chứa hợp chất chống oxy hóa – allicin. Tuy nhiên thành phần này thường không ổn định và chỉ xuất hiện khi cắt nhỏ hoặc nghiền nát tỏi.

lưu ý khi dùng rượu tỏi
Tỏi chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe

Những thành phần này có khả năng chống oxy hóa, giảm cholesterol và điều hòa huyết áp trong cơ thể. Do đó, việc sử dụng tỏi cho bệnh nhân mắc bệnh Gout sẽ ngăn ngừa được các biến chứng lên tim mạch và huyết áp.

Bên cạnh đó, tỏi còn có chứa hợp chất Diallyl sulfide có khả năng kháng sinh mạnh. Bệnh nhân Gout ở giai đoạn cuối đã xuất hiện hạt tophi ở khớp thường dễ nhiễm tụ cầu vàng và các loại vi khuẩn có khả năng gây nhiễm trùng. Vì vậy, việc sử dụng bài thuốc từ tỏi có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng tại vị trí này.

Bệnh Gout thường xuyên phải sử dụng thuốc hạ axit uric và một số loại thuốc tăng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Vì vậy nếu tiếp tục sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh trong giai đoạn này có thể gây tổn thương lên các cơ quan trong cơ thể – đặc biệt là thận. Vì vậy để giảm tác hại của thuốc, bệnh nhân có thể sử dụng những thảo dược có tác dụng dược lý để thay thế.

Thực hiện rượu tỏi hỗ trợ điều trị bệnh Gout

Bài thuốc rượu tỏi hỗ trợ điều trị bệnh Gout được thực hiện theo trình tự sau:

rượu tỏi ngâm lâu có uống được không
Chuẩn bị tỏi khô đã được bóc vỏ để thực hiện ngâm rượu tỏi chữa bệnh Gout

Nguyên liệu:

  • 40g tỏi khô (đã bóc vỏ)
  • 100ml rượu trắng

Thực hiện:

  • Thái nhỏ tỏi khô
  • Đem ngâm với rượu trắng trong chai thủy tinh
  • Thỉnh thoảng lắc chai rượu
  • Đợi đến khi rượu chuyển sang màu vàng nghệ

Dùng 1 thìa cà phê rượu tỏi/ lần, sử dụng 2 lần mỗi ngày (sau khi ăn và trước khi đi ngủ). Duy trì trong khoảng 20 ngày. Thực hiện 5 – 6 liệu trình/ năm để kiểm soát triệu chứng và mức độ tiến triển của bệnh gout.

Những lưu ý khi sử dụng rượu tỏi điều trị Gout

Tỏi có chứa nhiều thành phần tốt cho bệnh xương khớp nói chung và bệnh Gout nói riêng. Tuy nhiên các nghiên cứu này vẫn chưa được xác thực hoàn toàn. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ thảo dược nào.

Ngoài ra, việc thu nạp rượu có thể làm tăng sản sinh axit lactic và gây ức chế quá trình thanh thải axit uric. Điều này có thể làm tăng hàm lượng axit uric trong máu và thúc đẩy quá trình kết tinh muối urat tại khớp.

Một số loại thuốc cũng có thể tương tác với rượu và gây tổn thương lên các cơ quan bên trong cơ thể. Hiện tượng này còn có thể làm giảm tác dụng điều trị và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chữa bệnh. Vì vậy, bạn cần thông báo với bác sĩ việc bạn đang dùng rượu tỏi trước khi sử dụng thêm bất cứ loại thuốc nào.

Nếu bác sĩ nhận thấy bạn có nguy cơ khi sử dụng rượu tỏi, bạn có thể thay thế bằng cách bổ sung loại gia vị này vào chế độ ăn để ngăn ngừa nhiễm trùng, phục hồi xương khớp bị tổn thương, giảm đau và điều hòa huyết áp.

Ngoài ra, bạn cần nhận thức được rượu tỏi hay bất cứ phương pháp điều trị nào đều chỉ có khả năng kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng của bệnh Gout. Vì vậy bên cạnh việc thực hiện các phương pháp điều trị, bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và luyện tập để thúc đẩy cơ thể giảm sản sinh và tăng bài tiết axit uric.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tìm hiểu cách chữa bệnh gút bằng sữa chua

Bí quyết chữa bệnh Gout bằng sữa chua đúng cách

Chữa bệnh gout bằng sữa chua là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn. Tuy nhiên, không có nhiều người biết đến cách chữa trị này. Những thông tin...
Bệnh gút ở phụ nữ

Bệnh gút ở phụ nữ: nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Mặc dù bệnh gút (gout) là một bệnh gặp nhiều ở nam giới, nhưng không có nghĩa là phụ nữ...

Người bị bệnh Gout sống được bao lâu?

"Người bị bệnh gout sống được bao lâu?" ắt hẳn luôn là nỗi lo của những bệnh nhân được chẩn...

Bị bệnh gút có ăn được THỊT GÀ không, cần tránh gì?

Nhiều người cho rằng, cần kiêng cữ thịt gà khi mắc bệnh gút bởi gà có chứa nhiều chất đạm....

bệnh gout và cách phòng tránh

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh Gout ngay từ khi còn trẻ

Khác với những bệnh viêm khớp mãn tính thông thường, Gout không chỉ ảnh hưởng lên hệ thống xương khớp...

Những điều cần biết về bệnh giả Gout

Bệnh giả Gout là một loại viêm khớp, đặc trưng bởi tình trạng sưng, viêm đột ngột ở khớp. Tình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *