Xây dựng thực đơn hàng ngày cho người bị bệnh Gout

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Song song với việc điều trị, xây dựng thực đơn hàng ngày cho người bị bệnh gout là một trong những vấn đề cần được hết sức quan tâm. Một chế độ ăn kiêng gout hiệu quả sẽ hạn chế được khả năng tái phát bệnh, điều hòa nồng độ acid uric và giảm bớt đau đớn do bệnh gây ra.

thực đơn cho người bị gout
Xây dựng thực đơn cho người bị bệnh gout trong 7 ngày

Lợi ích từ việc thành lập chế độ ăn cho người bệnh gout

Gout là một dạng viêm khớp gây ra do tình trạng rối loạn khả năng đào thải acid uric trong máu. Người có nồng độ acid uric cao chưa chắc sẽ mắc bệnh gout. Nhưng người bị gout thì hầu như đều có hàm lượng acid uric vượt ngưỡng mức trung bình.

Các nhà khoa học đã chỉ ra một trong những nguyên nhân làm nồng độ acid uric tăng mạnh đến từ việc ăn uống hằng ngày. Trong quá trình tiếp thu đạm vào cơ thể, các thực phẩm giàu nhân purin sẽ cho ra sản phẩm đào thải là acid uric. Acid uric di chuyển trong máu khi dư thừa sẽ lắng đọng tại các cơ khớp dưới dạng tinh thể kết tủa. Chúng gây ra các cơn đau, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng vận động và thẩm mỹ của mô khớp.

Mặc dù thực đơn ăn kiêng cho người bị bệnh gout không thể điều trị bệnh một cách dứt điểm hoàn toàn. Thế nhưng những triệu chứng gout sẽ giảm đau đáng kể từ chế độ ăn hợp lý. Về lâu dài, các cơn gout cấp cũng dần thuyên giảm và hàm lượng acid uric được kiểm soát tốt hơn.

Hơn nữa, xây dựng thực đơn hằng ngày cho người bị bệnh gout có thể giúp cho bệnh nhân duy trì cân nặng và tình trạng sức khỏe, ngăn ngừa các loại bệnh lý thường gặp khác như bệnh về tim mạch, bệnh huyết áp, tiểu đường,…

thực đơn cho người bị gout
Ăn uống lành mạnh sẽ ngăn ngừa khả năng tái phát gout cấp

Suy cho cùng, lợi ích từ việc tạo thực đơn ăn kiêng cho người bị gout là:

  • Tạo được thói quen ăn uống tốt và cân nặng hợp lý
  • Kiểm soát, hạn chế được các thực phẩm giàu purin và bổ sung các loại thực phẩm kiểm soát đào thải được acid uric.
  • Giúp giảm đau và sưng, làm chậm tiến triển bệnh, ngăn ngừa được các cuộc tấn công bởi gout trong tương lai.
  • Hỗ trợ sự phục hồi và nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Xem thêm: Bị Bệnh Gout Nên Ăn Hoa Quả Gì? 10 Trái Cây Tốt Nhất

Xây dựng thực đơn cho người bị bệnh Gout

Để bước vào công cuộc xây dựng khẩu phần ăn hằng ngày cho người bệnh gout, bạn cần chú ý đến việc thực phẩm có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ acid uric. Điều này phụ thuộc vào hàm lượng purine có trong thực phẩm, ở những nhóm giàu nhân purin và những nhóm khác thì không. Có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để xác định chính xác chế độ ăn cho người bệnh gout phù hợp với tình trạng bệnh cá nhân.

Dưới đây là gợi ý xây dựng thực đơn trong vòng 7 ngày cho người bị gout mà bạn có thể tham khảo. Thực đơn là sự kết hợp của các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và mang lại tác dụng kiểm soát tốt acid uric. Đồng thời, thực đơn thân thiện với gout được xây dựng dựa trên khẩu vị của người Việt bị gout có cân nặng trung bình, đã từng tiếp xúc với món Âu và không dị ứng với bất kỳ món ăn nào trong thực đơn.

thực đơn cho người bị bệnh gout

Thứ hai

Bữa sáng:

  • Yến mạch cùng sữa chua Có thể thêm một ít quả anh đào, dâu tây
  • 1 tách cà phê hoặc trà xanh.

Bữa trưa:

  • Salad trộn cùng trứng luộc
  • 2 chén cơm nhỏ
  • Canh rau cải.
  • Tráng miệng: 1 quả chuối.

Bữa tối:

  • 2 chén cơm nhỏ
  • Ức gà nướng (chiên với dầu thực vật: dầu olive, dầu hạt cải, dầu hướng dương,…)
  • Cải bó xôi luộc
  • Tráng miệng: trái cây hoặc sữa chua

Thứ ba

Bữa sáng:

  • Cháo đậu xanh thịt bằm
  • 1 quả táo

Bữa trưa:

  • Bánh mì sandwich với trứng và salad
  • 300 – 500ml sữa tươi (sữa ít béo)

Bữa tối:

  • Gạo lức
  • Gà xào
  • Súp lơ luộc
  • Tráng miệng: 1 ly trà gừng

Thứ tư

Bữa sáng:

  • Bánh mì ốp la
  • 1 ly nước cam

Bữa trưa:

  • Mì ống Spaghetti
  • Salad
  • 1 ly nước ép/sinh tố bất kỳ

Bữa tối:

  • 2 chén cơm nhỏ
  • Cá hồi nướng, kèm theo là ớt chuông, hành tây
  • Salad trộn giấm táo và trứng luộc
  • 1 tách trà thảo dược
thực đơn ăn kiêng cho người bị gout
Nói không với các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, thức ăn nhanh, rượu bia và nước ngọt có gas

Thứ năm

Bữa sáng:

  • Phở bò
  • 200 – 400ml sữa đậu

Bữa trưa:

  • Cơm gạo lức
  • Canh rong biển
  • Thức ăn chính: thịt gà hoặc thịt nạc heo
  • Rau xào hoặc luộc
  • Tráng miệng: nước ép anh đào

Bữa tối:

  • Salad rau từ cà rốt, súp lơ, khoai tây
  • 1 ly sữa ít béo
  • Bánh mì kẹp thịt gà

Thứ sáu

Bữa sáng:

  • Ngũ cốc nguyên hạt, không đường ăn cùng sữa ít béo
  • 1 tách cà phê hoặc 1 tách trà xanh

Bữa trưa:

  • Bún bò
  • Tráng miệng: Dâu tây, quả mọng,…

Bữa tối:

  • 2 chén cơm nhỏ
  • Thức ăn chính: 1 món ăn bất kỳ
  • Tráng miệng: 1 quả táo hoặc 1 thìa giấm táo pha với nước ấm

Thứ bảy

Bữa sáng:

  • Cháo thịt nạc
  • 1 ly sữa/nước cam

Bữa trưa:

  • Cơm gạo lức
  • Món ăn chính: thịt gà hoặc thịt bò
  • Canh cải hoặc bí đỏ hầm xương
  • Tráng miệng: 1 ly nước ép dứa

Bữa tối:

  • Bánh mì phết dầu olive kẹp với thịt nạc, cà chua, rau cải.
  • 1 chén khoai tây nghiền
  • Tráng miệng: 1 tách trà chanh mật ong

Chủ nhật

Bữa sáng:

  • Một món ăn bất kỳ: Cơm tấm, hủ tiếu, nui xào,…

Bữa trưa:

  • 2 chén cơm nhỏ
  • Ức gà nướng, rau luộc hoặc canh rau
  • Tráng miệng: 1 ly nước cam hoặc sữa ít béo pha hạt chia

Bữa tối:

  • Cơm gạo lức
  • Đậu phụ chiên
  • Rau chân vịt xào và cà chua
  • Tráng miệng: Sữa chua hoặc phô mai ít béo

Bên cạnh đó, trong quá trình chuẩn bị và nấu nướng thực đơn cho người bị bệnh gout, cần chú ý đến gia vị và cách nấu nướng. Nên nêm nếm thanh đạm, tránh chiên xào nhiều dầu mỡ và thay đổi thường xuyên các món ăn để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Đừng quên uống thật nhiều nước (tối thiểu 2 lít/ngày) và vận động nhẹ nhàng nhằm cải thiện tình trạng bệnh.

thực đơn hàng ngày cho người bị bệnh gout
Dành 30-45 phút mỗi ngày để rèn luyện thể thao khi ăn uống theo thực đơn dành cho người bị gout

Thực đơn cho người bị bệnh gout trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, được xem là chế độ ăn cho người bị bệnh gout trong một tuần. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh và khẩu vị, nhu cầu, yêu cầu của bác sĩ chuyên môn mà sẽ có những thay đổi nhất định. Vì vậy, người bệnh gout cần tiến hành thăm khám tại cơ sở y tế uy tín, hỏi thật kỹ về chế độ ăn kiêng nhằm bảo đảm sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị cho chính bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

bệnh gout và cách phòng tránh

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh Gout ngay từ khi còn trẻ

Khác với những bệnh viêm khớp mãn tính thông thường, Gout không chỉ ảnh hưởng lên hệ thống xương khớp...

Học cách chữa Gout bằng đu đủ xanh của người xưa

Chữa Gout bằng đu đủ xanh là bài thuốc dân gian được người xưa áp dụng. Cho đến hiện tại...

Vạch mặt 7 nguyên nhân gây ra bệnh Gout phổ biến nhất

Đặc trưng của bệnh Gout là các khớp xương thường đỏ, sưng tấy gây đau nhức dữ dội khiến người...

Người bị bệnh Gout không được ăn những loại cá này

Theo các bác sĩ xương khớp, người bị bệnh Gout nên tránh xa các loại cá có cơ thịt đỏ...

những món ăn chữa bệnh gút

5 món ăn ngon và tốt cho người bị bệnh Gout

Các món ăn cho người bệnh gout phải đảm bảo không chứa nhiều đạm (purin), dầu mỡ với các giá...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *