Cao Huyết Áp Vô Căn: Dấu Hiệu, Biến Chứng và Cách Xử Lý

Cao huyết áp vô căn diễn biến âm thầm, khó xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này chiếm số đông trong tổng số bệnh nhân được chẩn đoán cao huyết áp. Trường hợp kéo dài không điều trị có khả năng gây ra nhiều biến chứng đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Cao huyết áp vô căn là gì? Dấu hiệu nhận biết

Huyết áp là chỉ số đo được của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, thể hiện áp lực máu lên thành động mạch khi được tim co bóp, bơm ra khắp cơ thể. Chỉ số huyết áp ở mức ổn định thường nằm trong khoảng 115/75mmHg và tùy vào độ tuổi, bệnh lý mà mỗi người sẽ có mức huyết áp an toàn riêng.

Cao huyết áp vô căn là gì? Dấu hiệu nhận biết
Nhịp tim thay đổi đột ngột, huyết áp tăng cao ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của nhiều người

Tuy nhiên hiện nay có nhiều trường hợp đo được chỉ số này gia tăng vượt mức an toàn, thậm chí có nhiều trường hợp tăng rất cao. Nếu không kịp thời kiểm soát, người bệnh có khả năng gặp phải các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có nguy cơ đe dọa tính mạng.

Vậy nguyên nhân nào gây cao huyết áp bất thường? Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây cao huyết áp. Trong đó bao gồm tăng huyết áp vô căn và thứ phát. Trường hợp tăng huyết áp vô căn hay còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát xảy ra do ảnh hưởng bởi nhiều vấn đề, không thể xác định rõ.

Tỷ lệ người mắc phải chứng cao huyết áp này cao nhất trong tổng số bệnh nhân. Do bệnh xuất phát từ những vấn đề không rõ ràng nên việc phát hiện và kiểm soát khá khó khăn. Đồng thời các triệu chứng cao huyết áp vô căn dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lí khác.

Bạn không nên chủ quan nếu đột nhiên bị chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, chảy máu cam, cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn uống,… Hãy theo dõi huyết áp để xác định bạn có đang bị tăng hoặc tụt huyết áp hay không.

Trường hợp phát hiện huyết áp tăng nhưng không biết rõ nguyên nhân, tốt hơn hết bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Bởi nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng. Không chỉ tác động đến đời sống, mà còn gây hại cho sức khỏe của bạn và thậm chí là đe dọa tính mạng.

Tham khảo thêm: 12 Loại Thực Phẩm Hạ Huyết Áp An Toàn, Hiệu Quả Cao

Các yếu tố gây tăng huyết áp vô căn

Như các bạn đã biết, tình trạng tăng huyết áp vô căn do nhiều yếu tố tác động. Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Có nhiều trường hợp cao huyết áp do di truyền từ người thân trong gia đình, do bẩm sinh, tuổi tác.

Bên cạnh đó có rất nhiều yếu tố nguy cơ khiến bạn bị cao huyết áp bất thường như thừa cân, béo phì, do thói quen uống bia rượu, đồ uống chứa cồn, ăn uống không đủ chất, ăn nhiều đồ dầu mỡ, ăn mặn, tình trạng lão hóa của cơ thể, đề kháng và hệ miễn dịch yếu,…

Các yếu tố gây tăng huyết áp vô căn
Có nhiều yếu tố tác động gây nên tình trạng cao huyết áp vô căn

Người ta thống kê được rằng tỷ lệ nam giới mắc cao huyết áp vô căn nhiều hơn so với nữ giới. Ngoài ra, tại các nước trên thế giới, người ta nhận ra người da màu có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người da trắng.

Để phòng tránh các rủi ro mà tình trạng tăng huyết áp kéo dài gây ra, bạn nên khám và điều trị để tránh gặp phải các biến chứng nặng nề. Trường hợp tăng nhẹ có thể điều trị bằng biện pháp đơn giản. Đối với đối tượng nặng sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp can thiệp chuyên sâu hơn.

Cao huyết áp vô căn có thể gây ra biến chứng gì?

Cao huyết áp vô căn diễn biến âm thầm, khó xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh nên làm nhiều bệnh nhân nhầm lẫn, chủ quan trong vấn đề điều trị. Khi đó, sự rối loạn lưu thông máu, tắc mạch hay co bóp tim quá mức,… khiến cơ thể đối mặt với nhiều biến chứng.

Dưới đây là một số nguy cơ có thể xảy ra:

  • Tổn thương động mạch: Sự cản trở lưu thông máu diễn ra trong thời gian dài có thể khiến thành động mạch bị tổn thương. Chúng trở nên cứng và ít giãn nỡ, lâu dần tạo điều kiện cho chất béo tích tụ dày hơn ở thành động mạch. Điều này là nguyên nhân khiến máu bị tắc nghẽn, huyết áp tăng cao và phát sinh các hệ lụy đến hệ thống tim mạch.
  • Biến chứng ở tim: Như đã đề cập, việc máu huyết bị tắc nghẽn lưu thông khiến tim không được bơm đủ lượng máu cần thiết ngày càng yếu dần. Ngoài ra, tình trạng cao huyết áp còn có khả năng khiến tim tiếp nhận lượng máu lớn đổ về ồ ạt, từ đó làm tim bị áp lực, trở nên giãn nở hơn gây suy tim, đau tim,… thậm chí là đột quỵ tử vong.
  • Biến chứng ở não bộ: Ngoài việc gây suy tim, tổn thương động mạch, người bị cao huyết áp diễn ra trong thời gian dài còn có nguy cơ bị biến chứng ở não bộ. Huyết áp tăng cao kéo dài khiến não không được cung cấp đủ máu, trường hợp nặng khiến não bị suy giảm chức năng, thậm chí là chết hoàn toàn.
  • Biến chứng khác: Bên cạnh các biến chứng nguy hiểm kể trên. Người bị cao huyết áp vô căn gặp phải đối mặt với những biến chứng khác. Chẳng hạn như tình trạng suy thận, ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí có khả năng gây mù mắt, giảm khả năng ghi nhớ và nhiều vấn đề phát sinh.

Do đó, bạn không nên chủ quan nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường. Trường hợp tăng huyết áp vô căn tiến triển nặng gây ra các biến chứng. Khi đó, chúng gây hại đến sinh hoạt, đời sống và sức khỏe của bạn nghiêm trọng, thậm chí còn có khả năng đe dọa đến tính mạng của bạn.

Tham khảo thêm: Ăn Ớt Có Tăng Huyết Áp Không? Có Cần Phải Kiêng Không?

Chẩn đoán và xử lý cao huyết áp vô căn

Bạn cần theo dõi huyết áp khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường để kịp thời xử lý khi cần thiết. Chỉ số huyết áp bình thường sẽ dao động trong khoảng 115/75 mmHg hoặc 120/80 mmHg. Khi cơ thể vận động, làm việc và nghỉ ngơi, chỉ số này có thể thay đổi, tuy nhiên sẽ không quá khác biệt so với trạng thái bình thường.

Chẩn đoán và xử lý cao huyết áp vô căn
Bác sĩ tiến hành kiểm tra huyết áp và thực hiện các xét nghiệm cần thiết

Chỉ khi cơ thể vừa làm việc nặng nhọc, mệt mỏi,… huyết áp có thể tăng cao hoặc giảm và sau đó ổn định khi cơ thể được nghỉ ngơi. Do đó, không phải trường hợp nào cũng khẳng định tăng huyết áp là bệnh lý. Bởi sự thay đổi này có thể cải thiện trong thời gian ngắn.

Trường hợp cao huyết áp diễn ra liên tục, chỉ số đo được cao hơn ngưỡng cho phép quá mức cần được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài kiểm tra chỉ số huyết áp, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thêm các xét nghiệm khác nhằm tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân gây tăng huyết áp.

Chẳng hạn như thực hiện siêu âm tim, điện tâm đồ, kiểm tra thận và các cơ quan khác, đo lượng đường trong máu,… Sau khi thu được chẩn đoán cuối cùng, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của bạn để đề ra phương án khắc phục phù hợp. Một số cách kiểm soát huyết cáp cao vô căn như:

Trường hợp nhẹ

Đối với những trường hợp chẩn đoán huyết áp tăng vô căng nhẹ, mức độ không quá nguy hiểm và có thể ổn định sau thời gian ngắn sẽ được bác sĩ chỉ định giải pháp phù hợp. Người bệnh không cần sử dụng thuốc tân dược tức thời, thay vào đó có thể dùng mẹo hạ huyết áp tại nhà. Ngoài ra, cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống để cơ thể phục hồi, ổn định huyết áp. Các vấn đề bạn đọc cần lưu ý:

Về chế độ dinh dưỡng

  • Ưu tiên lựa chọn thực phẩm tốt cho tình trạng sức khỏe. Đặc biệt là các loại rau củ quả, trái cây tươi.
  • Không nên ăn quá mặn, hạn chế đồ ăn ngọt, nhiều đường tinh luyện, nhất là khi bạn đăng gặp vấn đề về đường huyết.
  • Tránh nạp vào cơ thể các loại thuốc uống chứa cồn, chất kích thích, không nên ăn mỡ động vật.
  • Sử dụng dầu thực vật thay cho các loại mỡ động vật.
  • Bổ sung nhiều nước, uống nước ép hoặc trà thảo dược kết hợp giúp cơ thể được cung cấp đủ nước, hỗ trợ hoạt động chuyển hóa, lưu thông máu huyết trong cơ thể.

Về thói quen sinh hoạt

  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn. Không nên làm việc quá sức, tránh vận động, khiêng vác nặng, hạn chế stress, áp lực diễn ra trong thời gian dài.
  • Duy trì cân nặng cân đối, hạn chế thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Tập luyện thể dục, chơi thể thao phù hợp, vừa sức.
  • Tâm lí nên thoải mái, lạc quan, hạn chế căng thẳng.
  • Không nên hút thuốc lá, tốt nhất bạn nên thay đổi sang những thói quen lành mạnh hơn.
  • Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng, ăn đủ bữa giúp cơ thể sớm khỏe mạnh, phục hồi những vấn đề gây hại sức khỏe.

Tham khảo thêm: Tăng Huyết Áp Gây Suy Thận và Cách Ngăn Chặn, Chữa Trị

Trường hợp nặng

Người bệnh cần thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp trong trường hợp cao huyết áp vô căn. Sử dụng dụng cụ đo tại nhà hoặc theo dõi tại cơ sở y tế nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng. Song song với đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kiểm soát huyết áp cho bệnh nhân.

Chẩn đoán và xử lý cao huyết áp vô căn
Trường hợp cao huyết áp nặng cần nhập viện theo dõi và điều trị

Sử dụng thuốc trong khoảng thời gian nhất định hoặc khi nhận thấy huyết áp tăng cao bất thường. Ngoài ra, người bệnh còn được dùng các thuốc điều trị các vấn đề liên quan khác để phòng nguy cơ tăng huyết áp tái phát.

Các nhóm thuốc được chỉ định sử dụng như thuốc thần kinh, thuốc ức chế men,… Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi có thể gặp phải các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

Nếu tình trạng cao huyết áp vô căn vẫn tiếp diễn và có chiều hướng nặng nề hơn, bệnh nhân cần được nhập viện cấp cứu và điều trị chuyên sâu. Phòng ngừa rủi ro cao huyết áp biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Chăm sóc và phòng tránh tăng huyết áp vô căn

Cao huyết áp vô căn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, khó xác định được nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời các triệu chứng cũng mơ hồ, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề khác. Nếu không sớm kiểm soát, tình trạng tăng huyết áp kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy. Vì thế bạn hãy chủ động kiểm tra theo dõi tình trạng huyết áp và chủ động khắc phục sớm. Ngoài ra, bạn nên lưu ý thêm một vài vấn đề như sau:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, để tránh huyết áp tăng giảm thất thường bạn nên bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó bạn không nên ăn quá mặn hoặc quá nhạt, không sử dụng quá nhiều đường, không ăn nhiều bánh kẹo ngọt, nước có ga, hạn chế bia rượu, không nên hút thuốc lá.
  • Sắp xếp công việc, làm việc hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể ổn định lại trạng thái bình thường. Tránh làm việc quá sức, stress, căng thẳng trong thời gian dài có thể là tác nhân khiến bạn mắc bệnh tim, huyết áp, gây suy nhược cơ thể và nhiều vấn đề liên quan khác.
  • Chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi tình trạng sức khỏe và kịp thời can thiệp khi cần thiết. Không nên chủ quan trước những dấu hiệu bất thường. Trường hợp bệnh diễn biến nặng sẽ gây ra nhiều hệ lụy, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có khả năng dẫn đến đột quỵ, tử vong.

Trên đây là những thông tin về chứng cao huyết áp vô căn, hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần thiết. Hãy chủ động phòng ngừa và kiểm soát sớm để bảo vệ an toàn sức khỏe, phòng tránh nguy cơ gặp phải các vấn đề không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý

9 Loại Nước Uống Cho Người Cao Huyết Áp Nên Biết Đến

Sử dụng một số loại nước uống cho người cao huyết áp từ rau củ quả tươi, trà thảo dược,...

Nguyên nhân gây cao huyết áp ở người trẻ

Cao Huyết Áp Ở Người Trẻ: Nguyên nhân và Hướng điều trị

Hiện nay tình trạng cao huyết áp ở người trẻ có tỷ lệ gia tăng hơn nhiều so với trước...

Lưu ý khi ăn trứng cho người cao huyết áp

Người Huyết Áp Cao Có Ăn Được Trứng Không? Giải Đáp

Trứng là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trứng được...

Người cao huyết áp nên ăn hoa quả gì?

Người Cao Huyết Áp Nên Ăn Hoa Quả Gì Để Tốt Cho Bệnh?

Người cao huyết áp nên ăn hoa quả gì? Các chuyên gia cho rằng, người bệnh cần bổ sung những...

Lưu ý khi sử dụng nước lá vối cho người cao huyết áp

Huyết Áp Cao Có Uống Được Lá Vối Không? [Giải Đáp]

Lá vối được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như hỗ trợ điều trị bệnh tiểu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *