Bệnh chàm sữa có lây từ bé này sang bé khác không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh chàm sữa còn có tên gọi dân gian là lác sữa, xảy ra chủ yếu ở trẻ em trong giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi. Nhiều phụ huynh có con nhỏ thường lo lắng, không biết bệnh chàm sữa có lây từ bé này sang bé khác không?

bệnh chàm sữa có lây không
Bệnh chàm sữa có lây từ trẻ này sang trẻ khác không?

Tính đến ngày 31/10/2019 Thanh bì dưỡng can thang đã điều trị thành công cho 3597 người bệnh trong đó phần lớn là bệnh nhân mắc chàm eczema.

Vài nét về bệnh chàm sữa

Chàm sữa hay chàm trẻ em (Eczema in children) là một dạng thương tổn điển hình trên bề mặt da. Theo Bác sĩ Nguyễn Đình Huấn, chuyên gia về hô hấp, da liễu, dị ứng và dinh dưỡng ở trẻ em, nhóm bệnh này gặp nhiều ở trẻ trong độ tuổi từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi. Chàm sữa chiếm khoảng 15% những trường hợp bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ.

Đặc trưng của nhóm bệnh này dai dẳng, dễ tái phát và có tỉ lệ nhất định tiến triển thành mạn tính. Mặc dù đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng cũng khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng vì khiến trẻ gặp nhiều khó chịu trong sinh hoạt, giấc ngủ, ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển của trẻ.

Bệnh chàm sữa có lây không? Nguyên nhân do đâu?

Chàm sữa là bệnh ngoài da không lây nhiễm, do đó không có trường hợp bệnh lây từ trẻ này sang trẻ khác như nhiều người vẫn lo lắng. Tuy nhiên có một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh chàm sữa mà bố mẹ cần lưu ý, bao gồm:

# Nguyên nhân do cơ địa – dị ứng

Nguyên nhân do cơ địa là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tình trạng bệnh chàm sữa. Những trẻ nhỏ có cơ địa mẫn cảm, da bị khô,… thường dễ mắc phải những bệnh ngoài da như chàm sữa.

Những trẻ có tiền sử dị ứng với một số yếu tố tiếp xúc trong cuộc sống như thực phẩm, chất liệu quần áo, chất liệu kim loại, các yếu tố gây hại như bụi bẩn, không khí ô nhiễm, đất và nước bẩn.

# Sức đề kháng của trẻ

Hàng rào bảo vệ da của trẻ có liên quan mật thiết đến sức đề kháng. Do đó những vấn đề liên quan đến sức đề kháng như mất cân bằng trong dinh dưỡng, thiếu hụt hoặc dư thừa các vi chất, chế độ chăm sóc da không phù hợp cũng có thể gây ra tình trạng kích ứng da.

# Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể khiến cho bệnh chàm sữa bùng phát. Những trẻ trong gia đình có bố mẹ, anh chị em bị chàm sữa và một số bệnh ngoài da thì có nguy cơ cao mắc bệnh chàm sữa.

# Một số rối loạn trong cơ thể

Có khá nhiều rối loạn gây ra các vấn đề ngoài da, đặc biệt là các vấn đề về bài tiết, tiêu hóa, thần kinh, nội tiết,… Những trẻ gặp phải các rối loạn kể trên thường có nguy cơ cao mắc một số vấn đề về da như chàm sữa.

Phân loại bệnh chàm sữa

Có thể phân loại bệnh chàm sữa ở trẻ em theo 3 mức độ gồm có: chàm sữa cấp tính, chàm sữa bán cấp và chàm sữa mạn tính. Mỗi mức độ chàm sữa có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau:

# Chàm sữa dạng cấp tính

Dạng chàm sữa cấp tính ở trẻ em thường có một số triệu chứng điển hình, bao gồm như:

  • Xuất hiện mụn nước trên bề mặt da của trẻ.
  • Có các triệu chứng nổi hồng ban, ửng đỏ trên bề mặt da của trẻ.
  • Da có các bóng nước, rỉ dịch tiết. Sau khi các bóng nước, mụn nước vỡ và rỉ dịch tiết có thể đóng mày trên bề mặt da.
  • Xuyên suốt thời gian chàm xuất hiện, trẻ thường xuyên bị ngứa ngáy.

# Chàm sữa dạng cấp tính

Những trường hợp chàm sữa dạng cấp tính thường có một số dấu hiệu thay đổi cấu trúc trên bề mặt da, thường gặp nhất là các vấn đề như:

  • Trẻ có cảm giác đau rát trên bề mặt da.
  • Da có dấu hiệu bị dày lên, khô ráp trên bề mặt, đôi khi có tróc vảy.
  • Một số trường hợp da của bé có tình trạng thay đổi sắc tố, da có thể sẫm màu hơn, xuất hiện các rãnh ngang, dọc trên bề mặt.

# Chàm sữa dạng bán cấp

Những trường hợp chàm sữa dạng bán cấp thường có một số triệu chứng trung gian giữa chàm sữa cấp tính và chàm sữa mạn tính.

thăm khám sớm cho trẻ bị chàm sữa
Trẻ bị chàm sữa cần được thăm khám sớm để có hướng điều trị, chăm sóc phù hợp.

Xử lý khi trẻ bị chàm sữa

Chàm sữa là một trong những bệnh ngoài da không nguy hiểm nhưng cần phải can thiệp sớm để bệnh không tiến triển thành mạn tính, tránh tình trạng viêm nhiễm. Các biện pháp chẩn đoán, điều trị và chăm sóc đối với bệnh chàm sữa trên da gồm có:

# Chẩn đoán bệnh chàm sữa

Bệnh chàm sữa ở trẻ có thể được thực hiện bằng cách đánh giá tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, thực hiện xét nghiệm da tìm dị ứng nguyên, chẩn đoán dựa trên triệu chứng bệnh chàm sữa. Ngoài ra trẻ mắc bệnh chàm sữa có thể được chẩn đoán phân biệt để tránh nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác.

# Xử trí và điều trị

Điều trị và xử trí đối với tình trạng chàm sữa ngoài da thường áp dụng một số biện pháp như:

  • Sử dụng các biện pháp dưỡng ẩm da theo chỉ định của bác sĩ để giảm khô và bong tróc ngoài da.
  • Những trường hợp viêm, sưng đau có thể được chỉ định sử dụng corticoid, hydrocortisone, clobetasol butyrate,…
  • Ngoài ra một số trường hợp trẻ còn có thể được chỉ định một số dung dịch điều trị bội nhiễm, vệ sinh da, thuốc giảm ngứa, kháng histamine H1, thuốc kháng sinh dùng trên da,…

# Chăm sóc

Chăm sóc da trong thời gian trẻ bị chàm sữa cũng rất quan trọng, giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, sớm phục hồi những thương tổn.

  • Trong thời gian trẻ bị chàm sữa, bố mẹ nên hạn chế tự ý cho trẻ sử dụng các sản phảm vệ sinh, làm sạch da. Nên chú ý làm sạch da cho trẻ bằng những loại sản phẩm phù hợp.
  • Đối với quần áo, nên sử dụng các loại chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, mềm mại, tránh bí hơi.
  • Không để  trẻ cào, gãi lên bề mặt da trong thời gian bị chàm sữa vì có thể khiến da bong tróc, ngứa, trầy xước và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Nơi ở nên vệ sinh sạch sẽ, nhiệt độ nơi ở đặt ở mức cân bằng, không nên quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Về dinh dưỡng, cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, trái cây, rau quả,… Kiêng những loại thực phẩm mà trẻ có tiền sử bị dị ứng.
chọn lựa chất liệu vải phù hợp đối với trẻ bị chàm sữa
Chọn lựa chất liệu vải phù hợp cho trẻ bị chàm sữa, ưu tiên các loại vải mềm mại, thấm hút tốt.

Thông tin tham khảo trong bài viết không có tác dụng thay thế cho hướng dẫn điều trị và chẩn đoán của bác sĩ. Khi trẻ có các dấu hiệu chàm sữa hoặc nghi ngờ là dấu hiệu chàm sữa, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị.

TIN NÊN XEM:

Để biết được bệnh chàm có di truyền không, đầu tiên phải xác định được căn nguyên gây bệnh

Bệnh chàm có di truyền không – lời giải được nhiều người quan tâm

Bệnh chàm có di truyền không là câu hỏi khiến không ít người băn khoăn. Vậy thì câu trả lời...

Tìm hiểu bệnh chàm đối xứng để xóa đi khó chịu về bệnh

Chàm đối xứng là một dạng phổ biến của bệnh chàm. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có...

Lá Tắm Viêm Da Thuốc Dân Tộc Tống Tiễn Ngứa Ngáy, Ban Rát Từ Tinh Hoa YHCT

Lá Tắm Viêm Da Thuốc Dân Tộc Tống Tiễn Ngứa Ngáy, Ban Rát Từ Tinh Hoa YHCT

Lá tắm viêm da Thuốc dân tộc là công thức chuyên biệt được phối chế theo cơ chế DƯỢC DỤC...

bệnh chàm mãn tính chữa trị

Như thế nào là bệnh chàm mãn tính?

Bệnh chàm mãn tính là bệnh ngoài da phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh có thể được phát triển...

Nổi mẩn ngứa có mủ là bệnh gì và cách điều trị?

Nổi mẩn ngứa có mủ là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng cần được chăm sóc và điều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.